Trả lời câu hỏi bài tập 4 SBT trang 13 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1
Đọc bài thơ Bố đứng nhìn biển cảcủa Huy Cận và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Bài thơ Bố đứng nhìn biển cả thuộc thể thơ nào? Nêu nhận xét của em về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc và xác định thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ “Bố đứng nhìn biển cả”.
Lời giải chi tiết:
+ Bài thơ “Bố đứng nhìn biển cả” thuộc thể thơ năm chữ.
+ Bài thơ sử dụng vần chân, kiểu vần giãn cách (cả - ngả, diều - reo, con - tròn, sóng - lộng,...).
+ Nhịp chính của bài thơ là 3/2, ngoài ra còn có nhịp 2/3
Câu 2
Trong bài thơ, khi đứng nhìn biển cả, người bố có những suy tư, cảm xúc như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ và phát hiện những suy tư, cảm xúc của người bố khi đứng nhìn biển cả
Lời giải chi tiết:
+ Bố cảm nhận được cuộc đời là sự phát triển, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác: Bố trời chiều bóng ngả / Con sóng sớm bừng reo.
- Bố thấy mình cần có trách nhiệm giáo dục tri thức cho con để có nguồn tri thức tốt nhất để làm chủ cuộc đời mình: Bố dạy con hình học / Ðo góc biển chân trời.
- Bố cảm thấy hạnh phúc khi cùng con nhìn về tương lai, hy vọng, tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ đến với con trong cuộc sống: Theo con nhìn tương lai / Khấp khởi mừng trong dạ.
Câu 3
Hình ảnh biển cả có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Chú ý hình ảnh biển cả trong SGK, tìm ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh này
Lời giải chi tiết:
+ Biển cả tượng trưng cho cuộc đời rộng lớn, bao la mà con người sẽ được khám phá rất nhiều điều bất ngờ, thú vị ở trong đó
+ Biển cả còn là hình ảnh biểu trưng cho những ước mơ, khát vọng lớn lao của con người
+ Biển cũng là biểu hiện cho kho tàng tri thức rộng lớn của nhân loại
Câu 4
Tìm một số từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của các từ láy đó
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ láy được sử dụng trong tác phẩm
Lời giải chi tiết:
+ Các từ láy được sử dụng: dập dồn, phấn khởi, bát ngát
Tác dụng: Cho người đọc thấy được hình ảnh hai bố con cùng nhau nói những câu chuyện thú vị tuôn trào không dứt, cùng nhau vui mừng, hạnh phúc và hy vọng khi nghĩ về tương lai, cùng nhau vun vén cho những ước mơ, khát vọng của người con được bay cao, bay xa mãi
Câu 5
Tìm cụm động từ trong những dòng thơ sau. Xác dịnh động từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung.
a. Bố dạy con hình học
b. Diều bay trong gió lộng.
Từ mỗi động từ trung tâm đó, hãy tạo thêm ba cụm động từ mới
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu thơ, xác định cụm động từ được tác giả sử dụng, chỉ ra động từ trung tâm và ý nghĩa của động từ đó khi được các từ ngữ khác trong cụm động từ bổ sung ý nghĩa.
Lời giải chi tiết:
a. Bố dạy con hình học.
+ Cụm động từ: dạy con hình học
+ Động từ trung tâm: dạy
+ Phần phụ sau: con, hình học => bổ sung ý nghĩa đối tượng của hành động.
+ Tạo thêm 3 cụm động từ mới: dạy con học hát, dạy em tập đi, dạy anh cách làm người
b. Diều bay trong gió lộng.
+ Cụm động từ: bay trong gió lộng.
+ Động từ trung tâm: bay.
+ Phần phụ sau: trong gió lộng => bổ sung ý nghĩa về địa điểm.
+ Tạo thêm 3 cụm động từ mới: bay cao tít đến chân trời, bay đi về phía xa, bay trong gió lộng
Bài 1: Sống giản dị
Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
Unit 5: Achieve
Chương 2: Số thực
Chủ đề 5: Vẻ đẹp đất nước
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7