Trả lời câu hỏi bài tập 7 SBT trang 18 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1
Đọc bài thơ Sao không về Vàng ơi!của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Em hãy chỉ ra một số đặc điểm hình thức của bài thơ như thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ “Sao không về Vàng ơi” và chỉ ra một số đặc điểm về hình thức của bài thơ như thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp
Lời giải chi tiết:
+ Bài thơ được sáng tác theo thể thơ năm chữ.
+ Cách gieo vần: Bài thơ gieo vần chân và là vần liền: nhà – ra, rít – tít, đầu – râu
+ Cách ngắt nhịp: Bài thơ ngắt nhịp linh hoạt, khi thì 3/2, khi thì 2/3 tạo ra sự buồn bã và tiếng gọi Vàng tha thiết của bạn nhỏ.
Câu 2
Sắp xếp các sự việc diễn ra trong bài thơ theo trật tự đúng.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, sau đó sắp xếp các sự việc diễn ra trong bài thơ theo trật tự đúng
Lời giải chi tiết:
1.Bạn nhỏ nhớ Vàng, để phần cơm chờ Vàng về. | 2. Bom Mỹ nổ khiến Vàng hoảng sợ, bỏ đi mất | 3. Bạn nhỏ đi học về, không thấy Vàng ra đón. | 4. Mỗi khi bạn nhỏ đi học về là con chó Vàng mừng rỡ ra đón. |
Câu 3
Hình ảnh con chó Vàng hiện lên như thế nào qua miêu tả của nhà thơ?
Phương pháp giải:
Chỉ ra hình ảnh con chó Vàng hiện lên trong bài thơ
Lời giải chi tiết:
+ Rất yêu người bạn nhỏ: bạn nhỏ đi học là nằm chờ ở cửa, bạn nhỏ về là mừng rối rít
+ Tinh nghịch và rất hiếu động: vẫy đuôi, lắc đầu, khịt khịt mũi, rung râu, nhảy lên người bạn nhỏ
Câu 4
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng để miêu tả hình ảnh con chó Vàng trong đoạn thơ sau. Biện pháp tu từ đó có tác dụng như thế nào?
Chân trước chồm, mày bắt
Bắt tay tao rất chặt
Thế là mày tất bật
Đưa vội tao vào nhà
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thơ, chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Lời giải chi tiết:
+ Nghệ thuật nhân hóa: bắt tay, tất bật, đưa vào nhà
+ Tác dụng: Làm cho chú chó Vàng hiện lên như một con người, có hành động, có niềm vui khi thấy bạn nhỏ về. Chú chó ấy gắn bó và thân thiết với bạn nhỏ như những người bạn tốt của nhau, vui mừng khi gặp nhau.
Câu 5
Trong dòng thơ Tay tao buồn làm sao, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
Phương pháp giải:
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Tay tao buồn làm sao và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó
Lời giải chi tiết:
Trong dòng thơ Tay tao buồn làm sao, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.
Tác dụng: nhấn mạnh cho người đọc thấy cảm giác trống trải của bạn nhỏ khi không được bắt tay, không được vuốt ve chú chó Vàng, cũng là nỗi buồn của mình khi mất đi chú chó mà mình yêu thương.
Câu 6
Tìm từ láy trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các từ láy đó:
Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi, rung râu
Phương pháp giải:
Xác định từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và chỉ ra tác dụng của từ láy đó.
Lời giải chi tiết:
+ Từ láy: rối rít, khìn khịt
+ Tác dụng: Từ láy gợi hình ảnh, âm thanh, giúp bạn đọc hình dung ra vẻ mừng rỡ, vui mừng của chú chó Vàng khi bạn nhỏ đi học về. Từ đó, làm nổi bật tình cảm yêu mến mà Vàng dành cho bạn nhỏ.
Câu 7
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bạn nhỏ dành cho con chó Vàng
Phương pháp giải:
Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân mình về tình cảm mà bạn nhỏ dành cho chú chó Vàng
Lời giải chi tiết:
Bạn nhỏ rất yêu quý, thương yêu chú chó Vàng. Với bạn, Vàng giống như một người bạn tinh thần luôn gắn bó, quấn quýt bên mình mỗi ngày. Bạn nhỏ coi Vàng là niềm vui hàng ngày của mình, quan tâm, yêu thương và chăm sóc nó. Nhưng một ngày Vàng nghe tiếng bom Mỹ, sợ quá chạy đi khỏi nhà và không trở về nữa khiến bạn nhỏ rất buồn và nhớ. Bạn cảm thấy thật trống trải khi không có Vàng ở bên. Điều này cho thấy tình yêu thương sâu đậm, sự luyến tiếc của bạn nhỏ đối với chú chó Vàng.
Bài 6
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 2 - siêu ngắn
Chương 3: Hình học trực qua
Unit 9: English in the World
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7