logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài tập 7 trang 18 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

25/09/2023, 14:29

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi bài tập 7 SBT trang 18 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1

Đọc bài thơ Sao không về Vàng ơi!của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Em hãy chỉ ra một số đặc điểm hình thức của bài thơ như thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ “Sao không về Vàng ơi” và chỉ ra một số đặc điểm về hình thức của bài thơ như thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp

Lời giải chi tiết:

+ Bài thơ được sáng tác theo thể thơ năm chữ.

+ Cách gieo vần: Bài thơ gieo vần chân và là vần liền: nhà – ra, rít – tít, đầu – râu

+ Cách ngắt nhịp: Bài thơ ngắt nhịp linh hoạt, khi thì 3/2, khi thì 2/3 tạo ra sự buồn bã và tiếng gọi Vàng tha thiết của bạn nhỏ.

Câu 2

Sắp xếp các sự việc diễn ra trong bài thơ theo trật tự đúng.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, sau đó sắp xếp các sự việc diễn ra trong bài thơ theo trật tự đúng

Lời giải chi tiết:

1.Bạn nhỏ nhớ Vàng, để phần cơm chờ Vàng về. 2. Bom Mỹ nổ khiến Vàng hoảng sợ, bỏ đi mất 3. Bạn nhỏ đi học về, không thấy Vàng ra đón. 4. Mỗi khi bạn nhỏ đi học về là con chó Vàng mừng rỡ ra đón.

Câu 3

Hình ảnh con chó Vàng hiện lên như thế nào qua miêu tả của nhà thơ?

Phương pháp giải:

Chỉ ra hình ảnh con chó Vàng hiện lên trong bài thơ

Lời giải chi tiết:

+ Rất yêu người bạn nhỏ: bạn nhỏ đi học là nằm chờ ở cửa, bạn nhỏ về là mừng rối rít

+ Tinh nghịch và rất hiếu động: vẫy đuôi, lắc đầu, khịt khịt mũi, rung râu, nhảy lên người bạn nhỏ

Câu 4

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng để miêu tả hình ảnh con chó Vàng trong đoạn thơ sau. Biện pháp tu từ đó có tác dụng như thế nào?

            Chân trước chồm, mày bắt

  Bắt tay tao rất chặt

Thế là mày tất bật

   Đưa vội tao vào nhà

Phương pháp giải:

Đọc đoạn thơ, chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Lời giải chi tiết:

+ Nghệ thuật nhân hóa: bắt tay, tất bật, đưa vào nhà

+ Tác dụng: Làm cho chú chó Vàng hiện lên như một con người, có hành động, có niềm vui khi thấy bạn nhỏ về. Chú chó ấy gắn bó và thân thiết với bạn nhỏ như những người bạn tốt của nhau, vui mừng khi gặp nhau.

Câu 5

Trong dòng thơ Tay tao buồn làm sao, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

Phương pháp giải:

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Tay tao buồn làm sao và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó

Lời giải chi tiết:

Trong dòng thơ Tay tao buồn làm sao, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.

Tác dụng: nhấn mạnh cho người đọc thấy cảm giác trống trải của bạn nhỏ khi không được bắt tay, không được vuốt ve chú chó Vàng, cũng là nỗi buồn của mình khi mất đi chú chó mà mình yêu thương.

Câu 6

Tìm từ láy trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các từ láy đó:

Đầu tiên mày rối rít

      Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

     Khịt khịt mũi, rung râu

Phương pháp giải:

Xác định từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và chỉ ra tác dụng của từ láy đó.

Lời giải chi tiết:

+ Từ láy: rối rít, khìn khịt

+ Tác dụng: Từ láy gợi hình ảnh, âm thanh, giúp bạn đọc hình dung ra vẻ mừng rỡ, vui mừng của chú chó Vàng khi bạn nhỏ đi học về. Từ đó, làm nổi bật tình cảm yêu mến mà Vàng dành cho bạn nhỏ.

Câu 7

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bạn nhỏ dành cho con chó Vàng

Phương pháp giải:

Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân mình về tình cảm mà bạn nhỏ dành cho chú chó Vàng

Lời giải chi tiết:

Bạn nhỏ rất yêu quý, thương yêu chú chó Vàng. Với bạn, Vàng giống như một người bạn tinh thần luôn gắn bó, quấn quýt bên mình mỗi ngày. Bạn nhỏ coi Vàng là niềm vui hàng ngày của mình, quan tâm, yêu thương và chăm sóc nó. Nhưng một ngày Vàng nghe tiếng bom Mỹ, sợ quá chạy đi khỏi nhà và không trở về nữa khiến bạn nhỏ rất buồn và nhớ. Bạn cảm thấy thật trống trải khi không có Vàng ở bên. Điều này cho thấy tình yêu thương sâu đậm, sự luyến tiếc của bạn nhỏ đối với chú chó Vàng.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài tập 1 trang 10 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Đồng dao mùa xuân (từ “Ba lô con cóc” đến hết) trong SGK (tr.40-41) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 2 trang 10,11 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo và trả lời các câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Kẻ bảng vào vở và điền thông tin về bài thơ Tiếng ve theo mẫu sau: Tiếng ve là âm thanh hiện diện xuyên suốt bài thơ. Qua miêu tả, tiếng ve hiện lên với những đặc điểm gì?
Bài tập 3 trang 12 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Chiều sông Thương trong SGK (tr.56) và trả lời các câu hỏi: Thể thơ của bài Chiều sông Thương có giống với bài Tiếng ve không? Nêu nhạn xét của em về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ
Bài tập 5 trang 14,15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ của Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi: Xác định thể thơ của bài thơ Mùa cam trên đất Nghệ. Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ. Hình ảnh trái cam, mùa cam trên đất Nghệ được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì?
Bài tập 6 trang 15,16 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và trả lời các câu hỏi: Nêu một số đặc điểm hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, cách gieo vần, ngắt nhịp.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved