logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bức tranh Tràng giang và nỗi niềm của Huy Cận

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

Bức tranh Tràng giang và nỗi niềm của Huy Cận

BÀI LÀM

   Cảnh sông nước mênh mông vốn thường dễ xui khiến người ta buồn, nhất nữa là khi lòng người lại không có sẵn những niềm vui. Cảnh đó, tình đó đã giúp Huy Cận chó ra đời một thi phẩm đặc sắc: Tràng giang Bài thơ là bức tranh sông nước gợi cảm ẩn chứa bao nỗi niềm không thể nói hốt thành lời của thi sĩ.

   Bức tranh tràng giang được vẽ lên bằng hệ thống hình ảnh mang tính đối lập. Một bên là những hình ảnh nhỏ bé, phù du, lạc lõng: Một con thuyền, một cành củi khô, cây nhỏ, bến cô liêu, những cánh bèo, cánh chim... Những hình ảnh đó lại được đặt bên cạnh những hình ảnh mênh mông, kì vĩ: sóng gợn tràng giang, sầu trăm ngà, lạc mấy dòng, nắng xuống, tròi lên, sông dài, trời rộng, bờ xanh tiếp bãi vàng, lớp lớp mây cao đùn núi bạc... Nghệ thuật đối lập được thể hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thơ góp phần tô đậm những trạng thái trái ngược nhau của cảnh vật: Dòng trường giang với muôn lớp sóng lăn tăn gối lên nhau trải dài tới vô tận, những bãi bờ nối tiếp ven sông, bầu trời cao rộng với lớp lớp mây đùn lên như những trái núi khổng lổ... Bức tranh sông nước vốn đã bát ngát giờ đây dường như lại càng dài rộng bát ngát hơn. Bên cạnh đó, những hình ảnh nhỏ bé cũng như càng trở nên nhỏ bé hơn, lạc lõng hơn... Vẽ lên bức tranh sông nước với hệ thống hình ảnh như vây, Huy Cận trước hết gửi vào đó cảm giác cô đơn, rợn ngợp của cái tôi cá nhân trước cảnh trời rộng sông dài, mà rộng hơn là trước vũ trụ vô cùng vô tận. Đứng trước cái mênh mông của đất trời, sóng nước con người càng thấy mình trở nên xiết bao nhỏ bé, cảm giác lạc lõng bơ vơ càng trở nên thấm thía hơn bao giờ hết.

   Không chỉ mênh mông, rợn ngợp, bức tranh sông nước ở đây còn mang một vẻ u buồn ảm đạm. Sóng trên sông không phải là sóng lớn, sóng dữ, chí là những con sóng nhỏ lăn tăn trên mặt nước, con thuyên lặng lẽ xuôi mái, một cành củi trôi dạt qua bao con nước, bờ sông hoang vắng với những cồn đất rải rác im lìm trong gió lạnh, âm thanh của chợ chiều đang vãn từ làng xa đưa lại hình như có mà lại hình như không, cái vắng lạnh trong sự giao nối đôi bờ... Tất cả đều thấm đẫm một vẻ buồn, nỗi buồn gắn liền với sự vắng vẻ, tàn lụi của cảnh vật. Nỗi buồn ấy không chỉ là nỗi buồn của cảnh, nó còn xuất phát từ chính sự trống trải trong lòng người. Con người khi đứng trước vũ trụ bỗng chợt nhận ra ý nghĩa tồn tại của chính mình: con người chỉ là một chấm nhỏ bơ vơ tội nghiệp giữa trời đất khốn cùng, cuộc đời thì thê lương, ảm đạm, hiu hắt, giá lạnh. Đó chính là nỗi sầu vũ trụ, sầu nhân thế thường thấy trong cảm quan của Huy cận cũng như nhiều nhà thơ lãng mạn đương thời.

   Bức tranh sông nước trong bài thơ cũng mang một vẻ đep, một sức hấp dẫn rất riêng. Đó là vẻ đẹp của sự chân thực, giản dị mà vẫn sinh động trong mỗi một khung cảnh. Hình ảnh dòng sông với những bờ xanh tiếp bãi vàng, những xóm làng nép mình trong lặng lẽ, khung cảnh bẩu trời chiều với những đám mây dát bạc... tất cả đều thật nên thơ, thật thi vị biết bao. Đó là hình ảnh của những miền quê thân thương, những miền quê yêu dấu đã ghi khắc trong tâm khảm của ngươi Việt qua bao thế hệ. Những miền quê ấy vẫn đẹp trong nỗi buồn, trong sự hoang vắng từ những năm tháng đen tối của lịch sự. Mỗi người đọc đều có thể tìm thấy từ đây chút bóng dáng quen thuộc của quê hương mình. Chính bởi thế bài thơ không chỉ có nồi niềm vũ trụ hay nhân thế, ẩn sâu trong bức tranh thơ này còn là một tình yêu quê hương đất nước kín đáo mà tha thiết sâu nặng của Huy Cận. Không gắn bó, không nặng lòng với xứ sờ làm sao thi sĩ có thể vẽ lên một bức tranh bình dị mà đẹp đẽ gợi cảm đến nhường ấy. "Tràng giang là một bài thơ cuốn hút non sông đất nước, do đó, dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc", Xuân Diệu có thể kết luân như vậy cũng chính là từ bức tranh sông nước này

   Tràng giang là minh chứng không chỉ của một tài năng thơ ca đặc sắc mà còn là của một hồn thơ nhạy cảm, giàu cảm xúc trước cuộc đời, trước quê hương đất nước. Cùng với thời gian thi phẩm sẽ càng toả sáng hơn bởi những giá trị quý báu mà nó đem lại cho con người.

loigiaihay.com

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài Tràng giang của Huy Cận. Cảnh sắc tràng giang được nói đến trong đoạn thơ là một không gian nghệ thuật đẹp mà buồn, vẻ đẹp của những dòng sông trên mọi miền đất nước hội tụ trong tâm hồn thi nhân, vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu sông núi...
Tràng Giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Anh/chị hãy phân tích bài thơ Tràng Giang để làm sáng tỏ nhận xét trên. Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930-1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005.
Bình giảng Tràng giang của Huy Cận Tràng giang, nỗi buồn mênh mông da diết sớm đưa Huy Cận vào một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới, trước năm 1945, một phong trào thơ đầy những tiếng thở dài trữ tình và lãng mạn.
Bài 1: Tràng giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Anh, chị hãy phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng rõ nhận xét trên. Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến giọng điệu, bút pháp, Tràng giang vừa mang phong vị thi ca cổ điển vừa hiện đại cũng là nét đặc trưng của phong cách Huy Cận.
Bình giảng khổ thơ kết thúc bài Tràng giang của Huy Cận: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Đề bài yêu cầu bình giảng một khổ thơ trong bài thơ Tràng giang - một sáng tác rất tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng...
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved