Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.ông - Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931nh - Cao Bá Quát
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.
Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí
Những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
BÀI LÀM
Cũng như các nhà thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp. Huy Cận chọn cho mình đề tài vũ trụ, về không gian bao la. Có điều vũ trụ không gian trong thơ ông thường đượm nỗi buồn, gây cảm giác bâng khuâng cho người đọc.
Huy Cận làm thơ từ lúc 15 tuổi và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học lãng mạn Pháp và thơ Đường. Nhắc đến Huy Cận trước cách mạng, người ta nhớ tới tập thơ nổi tiếng: Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942), sau cách mạng người ta nhắc đến ông với những tập thơ như Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960). Nói như Xuân Diệu: “Lửa thiêng là một bản ngậm ngùi dài” thì Tràng giang là tất cả tinh túy của tập thơ với những âm hưởng mới mẻ, không khí cổ kính, trầm mặc và một tình yêu quê hương tha thiết.
Nhan đề bài thơ - Tràng giang - đã mang không khí và âm hưởng của thơ ca cổ điển. "Tràng” có nghĩa là dài nhưng từ "tràng" còn là một từ cổ. Hai từ tràng giang đều mang âm “ang”, cùng gợi lên cảnh sông dài, sông rộng, không gian vô tận, vũ trụ mênh mông. Nói tới vũ trụ, tới sông nước chính là chạm đến một đề tài thường xuất hiện trong thơ cổ.
Trong thơ xưa, thi sĩ tìm đến thiên nhiên để giao hòa, để thấm thía cái bao la, cái vô tận của vũ trụ, để đối lập lại với cái bé nhỏ lẻ loi của con người nơi trần thế. Trời thì cao, sóng thì dài, cảnh thì lẻ loi, con người thì đơn chiếc. Đó chính là một tứ thơ rất cổ điển.
Câu thơ cuối cùng trong bài: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” cũng không khác xa lắm với câu thơ của Thôi Hiệu, chẳng xa lắm với không khí hoài cổ trong bài Hoàng Hạc lâu đã một thời làm xúc động bao trái tim, một thời dĩ vãng vàng son người ta níu kéo mà không được.
Những hình ảnh trong bài thơ cũng rất cổ. Đó là dòng sông đi với con thuyền xuôi mái, một cảnh trời rộng và một cánh chim lẻ loi lúc trời chiều, một chuyến đò, một cồn cát nổi lên trong cô đơn và vắng lặng. Tất cả những hình ảnh ấy Huy Cận học được trong thơ xưa và vì thế, dù là viết đầu nhừng năm của thế kỉ XX nhưng nó vẫn khiến người ta có cảm giác như đang đắm mình trong không khí đã trở thành dĩ vàng.
Tính chất lãng mạn của bài thơ trước hết là ở chỗ Huy Cận đã phủ lên cảnh vật, không gian những cảm xúc, những tâm trạng, những nỗi niềm của mình. Cảm xúc, tâm trạng ấy là nỗi buồn, sự xúc động mạnh mẽ trước cảnh trời rộng sông dài, trước cảnh trời đất mênh mông con người muốn bay lên cùng vũ trụ nhưng con đường đầy bất trắc lại kéo xuống khiến người ta trở nên cô đơn và lạc lõng. Bất kì một hình ảnh nào, một cảnh vật nào cũng thấm đẫm cảm xúc chủ quan của tác giả vượt ra khỏi ranh giới của đời thường, nó trở nên bay bổng và lãng mạn hơn. Cũng là con sông ấy, con sóng ấy nhưng dòng sông và con sóng đã mang cảm xúc bay bổng cho nên nó được hình tượng hóa thành nỗi buồn cứ lớp này nối lớp kia, đợt này nối đợt khác.
+ Đây là bài thơ buồn:
Không gian: Trong bài thơ là một thứ không gian buồn bởi lẽ trên cao có mây, có bóng chiều, phía dưới có dòng sông, có sóng nước, có con thuyền, có củi một cành khô. Không gian phía xa heo hút với cồn nhỏ, làng xa khi ẩn khi hiện mờ mờ ảo ảo tạo nên một cảm giác lâng lâng. Không gian gần tưởng như làm cho người ta vui nhưng cũng đượm vẻ buồn vì chỉ thấy con sóng điệp điệp, củi một cành, bến cô liêu, tạo nên một điệp khúc đều đều nhàm chán đơn điệu. Không gian ấy vừa mênh mông vừa trống vắng. Đó là một thứ không gian không làm cho người ta vui được.
Thời gian: Trong bài thơ cũng buồn bởi đó là thời gian đất trời vào thu, đó là cuối chiều, bóng chiều hoàng hôn - dấu hiệu của một ngày tàn, dấu hiệu của sự kết thúc, dấu hiệu của đêm tối lạnh lẽo. Không gian buồn và không gian ấy lại được miêu tả vào thời gian lúc về chiều nên nỗi buồn không phải là cấp số cộng nữa mà là cấp số nhân.
Cảnh vật buồn: Củi một cành khô lạc mấy dòng, cảnh làng xa, cảnh chợ chiều, bến cô liêu, bèo dạt mây trôi.
Tâm trạng buồn: Đó là những từ chỉ tâm trạng buồn như: điệp điệp, sầu trăm ngả, ngõ đìu hiu, vãn chợ chiều, không cầu gợi chút niềm thân mặt, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Màu sắc: Trong bài thơ cũng là màu sắc buồn (cũng gợi lên nỗi buồn); nhưng cảnh lạnh như màu vàng yếu ớt của cảnh chiều tà, màu bàng bạc của khói sóng, màu xanh nhàn nhạt của nhừng bờ xa, những làng xa, và màu xám xịt của trời khi về chiều lúc trời đất giao hòa.
Tràng Giang là một bài thơ hay vì đã thể hiện được tình cảm sâu nặng, tha thiết, cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên, là tấm lòng da diết nhớ quê nhớ nhà.
Về nghệ thuật:
Cách dùng và sử dụng những hình ảnh đối lập: củi một cành>< mấy dòng. Nắng xuống >< trời lên, sông dài, trời rộng bến cô liêu, không khói cũng nhớ nhà.
Cách dùng từ láy chỉ tâm trạng, môi trường thiên nhiên, không gian (tác giả dùng 10 từ láy trong bài) như: Tràng Giang, điệp điệp, lơ thơ, đìu hiu, chót vót.
Biện pháp nghệ thuật tượng trưng: củi một cành khô lạc mấy dòng, bến cô liêu, chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa.
Những hình ảnh màu sắc đẹp như: bờ xanh tiếp bãi vàng, mây cao đùn núi bạc, chim nghiêng cánh, sóng gợn.
Tràng Giang là một bài thơ chứa đầy tâm trạng - tâm trạng buồn. Tuy vậy, nỗi buồn trong bài thơ không thê lương, không nhuốm màu chết chóc mà là nỗi buồn trong sáng như tâm hồn Huy Cận. Sau này đi với cách mạng tâm trạng buồn man mác ấy vần còn nhưng thanh cao hơn, trong sáng hơn bởi như ống nói: Vũ trụ đã bớt đi bóng đêm" còn “trời mỗi ngày lại sáng”.
Review 1 (Units 1-3)
Câu hỏi tự luyện Sinh 11
Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường tự nhiên
Chương 2: Nitrogen và sulfur
Unit 7: World Population - Dân số thế giới
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11