Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.ông - Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931nh - Cao Bá Quát
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.
Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí
Huỳnh Thúc Kháng (1875-1947) đậu tiến sĩ dưới triều Nguyễn, không làm quan. Văn chương lỗi lạc, khí tiết sáng ngời, giàu lòng yêu nước thương dân, suốt đời hi sinh phân đấu cho độc lập, tự do của dân tộc. Cụ là một trong những người cầm đầu phong trào Duy Tân tự cường đầu thế kỉ ở Trung Kì. Năm 1908 bị thực dân Pháp kết án "trảm giam hậu", sau đổi thành án tù chung thân, đày đi Côn Đảo. Hơn 13 năm trời bị đọa đày nơi địa ngục trần gian, năm 1921, Cụ mới dành được tự do. Cụ trở lại Huế, làm Nghị trưởng Viện dân biểu Trung Kì, rồi làm chủ bút báo "Tiếng Dân" tiếng tăm lẫy lừng trong cả nước. Cách mạng tháng Tám thành công, theo lời mời của Hồ Chủ tịch, cụ Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, có lúc giữ quyền chủ tịch nước. Năm 1947, đi kinh lí miền Trung, Cụ tạ thế tại Quảng Ngãi, thọ 72 tuổi.
Huỳnh Thúc Kháng là một nhà thơ yêu nước. Cụ đã để lại nhiều thơ chữ Nôm và chữ Hán. Năm 1908, trước lúc chia tay các chiến hữu trong tù, bị đày ra Côn Đảo, Cụ viết bài thơ "Bài ca lưu biệt". Bài thơ được viết theo thể hát nói, có một số câu thơ chữ Hán tạo nên phong cách trang trọng hào hùng.
Hai câu đầu song hành, đối xứng nêu lên một nhân xét về quy luật của tự nhiên và cuộc đời:
"Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết
Người ở đời đâu khỏi tiết gian nan".
Trăng tròn rồi lại khuyết - một ý thơ bắt nguồn theo quan niệm "thiên địa tuần hoàn" nghĩa là trời đất xoay vần, hết vòng này lại chuyển qua vòng khác. Cũng như cuộc sống của mỗi người hết "an" lại đến "nguy". Sông có khúc người có lúc, cho nên bất cứ ai, đâu có thể thoát khỏi vòng gian nan, vất vả, nguy hiểm. Trăng "khuyết" cũng như con người gặp "tiết gian nan" là chuyện tất yếu, chuyện bình thường. Hai câu thơ thể hiện một cái nhìn sáng suốt, bình tĩnh trước tai hoạ cuộc đời.
Hai câu tiếp theo nói lên cách ứng xử của đấng trượng phu trước mọi biến cố, mọi thử thách:
"Đấng trượng phu tuỳ ngộ nhi an
Tố hoạn nạn hành hồ hoạn nạn".
Đấng trượng phu là người tài giỏi, có khí phách trong xã hội phong kiến. Hai câu chữ Hán có nghĩa là: Đấng trượng phu gặp bất kì cảnh ngộ nào cũng xử trí được. Luôn luôn chủ động, làm chủ hoàn cảnh, làm chủ tình thế an, nguy, hoạn nạn trên đường đời. Gặp cảnh hoạn nạn sẽ xử trí theo cảnh hoạn nạn, quyết không chịu bó tay, đầu hàng trước hoạn nạn, thử thách. Hai câu thơ chữ Hán xuất hiện đầy sáng tạo, làm nổi bật ý chí vững vàng, một tư thế hiên ngang, đàng hoàng của kẻ sĩ chân chính trước mọi thử thách ác liệt. Có đặt câu thơ vào hoàn cảnh cụ thể mới thấy bản lĩnh phi thường của nhà chí sĩ cách mạng Huỳnh Thúc Kháng. Mới ngày nào bị kết án "trảm giam hậu" nay lại bị đày ra Côn Đảo với cái án "khổ sai chung thân", nhưng nào có hề gì, bởi lẽ "tổ hoạn nạn hành hồ hoạn nạn" Có thể nói, màu sắc cổ điển, cốt cách chiến sĩ được thể hiện tuyệt đẹp qua khổ thơ đầu bài hát nói này.
Khổ giữa sáng lên một niềm tin và tự hào về con đường cách mạng của mình đang đi, về đức tài của người chiến sĩ yêu nước: "Tiến lộ định tri thiên hữu nhãn - Thâm tiêu do hứa mộng hoàn gia" - Con đường trước mặt, biết chắc trời còn soi xét đến. Con đường phía trước còn đầy chông gai, bị tù đày, nhưng là con đường sáng, con đường của sự nghiệp chính nghĩa, thì trời sẽ soi xét cho, thế nào mình cũng được trở về nhà, sum họp với gia đình. Tin vào trời có mắt là một cách nói, cách nghĩ, cách cảm của dân gian; tin vào việc làm của mình là theo lẽ phải, theo đúng đạo lí, đó là niềm tin chính nghĩa:
"Bấy nhiêu năm cũng vẫn chưa già,
Nọ núi Ấn, này sóng Đà
Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt".
Với cái án khổ sai chung thân mà lại nói "Bấy nhiêu năm cũng vẫn chưa già, cách nói ấy là một sự thách thức, bất khuất ngạo nghễ. Núi Ân Sơn còn gọi là núi Chúa hay núi Mỏ Diều, sông Đà tức là sông Cẩm Lệ, là hai cảnh đẹp của Quảng Nam - Đà Nẵng, quê hương thân yêu của nhà thơ. Sông, núi ấy gắn bó biết bao thương yêu đợi chờ. Huỳnh Thúc Kháng vững vào một ngày mai không xa sẽ trở lại nơi quê cha đất tổ, đem tài năng để góp phần "thêu dệt" điểm tô, quê hương được phục hưng và cường thịnh. Trong niềm tin có cả một tình yêu sâu nặng. Trong tự hào có cả một tấm lòng chung thuỷ gắn bó với quê hương. Chữ "ta" vang lên đĩnh đạc, tự hào, thể hiện cái hùng tâm của kẻ sĩ chân chính: "Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt".
Khổ dôi của bài hát nói này, nói về "tụ” và "tán", nói về "họa" và "phúc" ở đời:
"Kìa tụ tán chẳng qua là tiểu biệt
Ngựa Tái Ông hoạ phúc biết về đâu?"
Câu trên là một phủ định để khẳng định. "Tụ" là hợp lại, "tán" là tản ra". Tụ, tán" là gặp gỡ, chia li. Sau phong trào Duy Tân tự cường, nhiều chiến sĩ yêu nước bị bắt, bị cầm tù, cùng chung xà lim, ngục tối, thế là tụ, nay mai người bị đày ra Côn Đảo, người bị giam hãm khắp các nhà tù đó đây, thế là "tán", nhưng chỉ là tiểu biệt" mà thôi, nghĩa là chia li nhất thời. Ý thơ tương phản đối lập giữa “tụ, tán" với "tiểu biệt" đã biểu lộ một cách nhìn, một cách sống rất tỉnh táo, lạc quan trong đại họa, trong gian nan. Câu dưới sử dụng điển tích "Thất mã Tái Ông" cấu trúc câu thơ dưới hình thức câu hỏi tu từ cũng thể hiện một niềm tin chói sáng: bị tù đày chưa hẳn "hoa" hay đó là "phúc" để người chiến sĩ yêu nước thử thách can trường, lòng dạ trung thành sắt son với nước, với dân! Một ý thơ đẹp, được diễn tả rằng vần thơ hàm súc, giàu âm điệu, đúng là câu ca của “Bài ca lưu biệt". Ba câu thơ tiếp theo cũng nói lên một tâm thế rất đẹp: dù con tạo (tạo hoá) có cơ cầu, có sắp xếp đi thế nào nữa, thì đến đâu, ở đâu cũng là quê hương, cũng nước non nhà. Chỉ biết rằng trong cuộc sống trăm năm, cần có ta:
"Một mai kia, con tạo khéo cơ cầu
Thảy bốn biển cũng trong bầu trời đất cả
Ư bách niên trung tu hữu ngã".
Câu thứ hai nhiều bản chép sai. Không phải là "trong vòng trời đất cả" mà là "trong bầu trời đất cả". "Bầu trời" cũng gần nghĩa như "vòng trời" có điều chữ “bầu" thì mới vần với chữ "cầu" ở trên. "Vần" là một trong những yếu tố hàng đầu của tính nhạc trong thơ, nhất là thơ hát nói. Câu thơ chữ Hán: " Ư bách niên trung tu hữu ngã” ta đã từng bắt gặp trong bài thơ "Xuất dương lưu biệt" của Phan Bội Châu; điều đó cho thấy tâm hồn hai nhà cách mạng vĩ đại gặp nhau trong một tư tưởng vĩ đại, cùng khẳng định vai trò của nhà nho chân chính trước mệnh lịch sử. Trong cuộc đời, cuộc sống một trăm năm cần có ta. Câu thơ vang lên như một tuyên ngôn, đĩnh đạc, hùng hồn. Các chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... đã sống và hành động đẹp như thế!
Ba câu thơ trong khổ xếp biểu hiện khí tiết của đấng trượng phu trong hoạn nạn:
"Dẫu đến lúc núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngả,
Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn,
Trăng kia khuyết đó lại tròn”.
Hình tượng thơ được đặt trong thế tương phản: "Dẫu... vẫn...". "Núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngả" tượng trưng cho những biến cố dữ dội ấy cũng chẳng hề gì! vẫn trong sáng như "vàng", vẫn cứng rắn như "đá", dù có tạc đi, đập đi cũng chẳng mòn, chẳng tan nát, biến dạng. Khí tiết ấy, tinh thần bất khuất ấy là của một lớp nhà nho chân chính đầu thế kỉ. Họ đã để lại ba bài học lớn cho con cháu mai sau: "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Với họ thì cường quyền, bạo lực, khổ ải chốn lao tù chẳng đáng sợ:
"Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu?".
Phan Bội Châu (Cảm tác trong nhà ngục Quảng Đông)
"Gian nan xin độ khách anh hùng"
(Cám cảnh Côn Lôn - Phan Châu Trinh)
Nếu mở đầu bài hát nói là câu "Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết" thì câu keo cuối bài lại là hình ảnh "Trăng kia khuyết đó lại tròn" như một niềm tin, một hi vọng dào dạt tinh thần lạc quan tin tưởng. Trăng khuyết sẽ tròn, hết bi cực thì đến thái lai. Bị tù đầy rồi sẽ giành được tự do. Niềm tin chói lọi, vẫn thơ như ánh trăng rằm tỏa sáng trời đêm. Tin ở bản thân mình, tin ở con đường cách mạng, cứu dân cứu nước, tin ở sức mạnh chính nghĩa của dân tộc.
Bài thơ của cụ Huỳnh tuy có nói đến "lưu biệt", đến chia tay nhau, nhưng nó xứng đáng là một bài ca, một tráng khúc của thời đại. "Bài ca lưu biệt" đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân miền Trung thời Pháp thuộc. Nó xứng đáng là một bông hoa tươi thắm trong vườn thơ ca yêu nước và cách mạng Việt Nam ở thế kỉ XX này. Một giọng thơ hùng tráng. Một khí phách hiên ngang. Một tinh thần lạc quan bất khuất. Trong tù làm gì có điều kiện để trau chuốt văn thơ, nhưng từ câu thơ chữ Hán đến điển tích, từ chuyện tụ tán, họa phúc ở đời... đến chuyện "núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngả...", thơ liền mạch, nhất khí, đúng là xuất khẩu thành chương.
Hình ảnh nhà chí sĩ hiện lên qua bài thơ thật cao đẹp, đã để lại cho người đọc, đặc biệt là thanh niên niềm kính phục sâu xa:
"Đấng trượng phu tuỳ ngộ nhi an,
Tố hoạn nạn hành hồ hoạn nạn".
Câu hỏi tự luyện Sử 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 11
CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Chuyên đề 1: Phép biến hình trong mặt phẳng
Chủ đề 4: Kĩ thuật dừng bóng
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11