Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.ông - Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931nh - Cao Bá Quát
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.
Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí
Bức tranh Tràng giang và nỗi niềm của Huy Cận
BÀI LÀM
Cảnh sông nước mênh mông vốn thường dễ xui khiến người ta buồn, nhất nữa là khi lòng người lại không có sẵn những niềm vui. Cảnh đó, tình đó đã giúp Huy Cận chó ra đời một thi phẩm đặc sắc: Tràng giang Bài thơ là bức tranh sông nước gợi cảm ẩn chứa bao nỗi niềm không thể nói hốt thành lời của thi sĩ.
Bức tranh tràng giang được vẽ lên bằng hệ thống hình ảnh mang tính đối lập. Một bên là những hình ảnh nhỏ bé, phù du, lạc lõng: Một con thuyền, một cành củi khô, cây nhỏ, bến cô liêu, những cánh bèo, cánh chim... Những hình ảnh đó lại được đặt bên cạnh những hình ảnh mênh mông, kì vĩ: sóng gợn tràng giang, sầu trăm ngà, lạc mấy dòng, nắng xuống, tròi lên, sông dài, trời rộng, bờ xanh tiếp bãi vàng, lớp lớp mây cao đùn núi bạc... Nghệ thuật đối lập được thể hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thơ góp phần tô đậm những trạng thái trái ngược nhau của cảnh vật: Dòng trường giang với muôn lớp sóng lăn tăn gối lên nhau trải dài tới vô tận, những bãi bờ nối tiếp ven sông, bầu trời cao rộng với lớp lớp mây đùn lên như những trái núi khổng lổ... Bức tranh sông nước vốn đã bát ngát giờ đây dường như lại càng dài rộng bát ngát hơn. Bên cạnh đó, những hình ảnh nhỏ bé cũng như càng trở nên nhỏ bé hơn, lạc lõng hơn... Vẽ lên bức tranh sông nước với hệ thống hình ảnh như vây, Huy Cận trước hết gửi vào đó cảm giác cô đơn, rợn ngợp của cái tôi cá nhân trước cảnh trời rộng sông dài, mà rộng hơn là trước vũ trụ vô cùng vô tận. Đứng trước cái mênh mông của đất trời, sóng nước con người càng thấy mình trở nên xiết bao nhỏ bé, cảm giác lạc lõng bơ vơ càng trở nên thấm thía hơn bao giờ hết.
Không chỉ mênh mông, rợn ngợp, bức tranh sông nước ở đây còn mang một vẻ u buồn ảm đạm. Sóng trên sông không phải là sóng lớn, sóng dữ, chí là những con sóng nhỏ lăn tăn trên mặt nước, con thuyên lặng lẽ xuôi mái, một cành củi trôi dạt qua bao con nước, bờ sông hoang vắng với những cồn đất rải rác im lìm trong gió lạnh, âm thanh của chợ chiều đang vãn từ làng xa đưa lại hình như có mà lại hình như không, cái vắng lạnh trong sự giao nối đôi bờ... Tất cả đều thấm đẫm một vẻ buồn, nỗi buồn gắn liền với sự vắng vẻ, tàn lụi của cảnh vật. Nỗi buồn ấy không chỉ là nỗi buồn của cảnh, nó còn xuất phát từ chính sự trống trải trong lòng người. Con người khi đứng trước vũ trụ bỗng chợt nhận ra ý nghĩa tồn tại của chính mình: con người chỉ là một chấm nhỏ bơ vơ tội nghiệp giữa trời đất khốn cùng, cuộc đời thì thê lương, ảm đạm, hiu hắt, giá lạnh. Đó chính là nỗi sầu vũ trụ, sầu nhân thế thường thấy trong cảm quan của Huy cận cũng như nhiều nhà thơ lãng mạn đương thời.
Bức tranh sông nước trong bài thơ cũng mang một vẻ đep, một sức hấp dẫn rất riêng. Đó là vẻ đẹp của sự chân thực, giản dị mà vẫn sinh động trong mỗi một khung cảnh. Hình ảnh dòng sông với những bờ xanh tiếp bãi vàng, những xóm làng nép mình trong lặng lẽ, khung cảnh bẩu trời chiều với những đám mây dát bạc... tất cả đều thật nên thơ, thật thi vị biết bao. Đó là hình ảnh của những miền quê thân thương, những miền quê yêu dấu đã ghi khắc trong tâm khảm của ngươi Việt qua bao thế hệ. Những miền quê ấy vẫn đẹp trong nỗi buồn, trong sự hoang vắng từ những năm tháng đen tối của lịch sự. Mỗi người đọc đều có thể tìm thấy từ đây chút bóng dáng quen thuộc của quê hương mình. Chính bởi thế bài thơ không chỉ có nồi niềm vũ trụ hay nhân thế, ẩn sâu trong bức tranh thơ này còn là một tình yêu quê hương đất nước kín đáo mà tha thiết sâu nặng của Huy Cận. Không gắn bó, không nặng lòng với xứ sờ làm sao thi sĩ có thể vẽ lên một bức tranh bình dị mà đẹp đẽ gợi cảm đến nhường ấy. "Tràng giang là một bài thơ cuốn hút non sông đất nước, do đó, dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc", Xuân Diệu có thể kết luân như vậy cũng chính là từ bức tranh sông nước này
Tràng giang là minh chứng không chỉ của một tài năng thơ ca đặc sắc mà còn là của một hồn thơ nhạy cảm, giàu cảm xúc trước cuộc đời, trước quê hương đất nước. Cùng với thời gian thi phẩm sẽ càng toả sáng hơn bởi những giá trị quý báu mà nó đem lại cho con người.
loigiaihay.com
Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế - Tập bản đồ Địa lí 11
Đề cương ôn tập học kì 1 - Vật lí 11
Chủ đề 6. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Chuyên đề II. Làm quen với một vài yếu tố của lí thuyết đồ thị
CHƯƠNG VI - KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11