logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Giải bài tập 1 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 19 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

Admin FQA

21/09/2023, 10:41

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Về chính chúng ta của Các-lô Rô-ve-li trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 100 – 102) và trả lời các câu hỏi: 

Câu 1

 “Khi hiểu biết của chúng ta tăng lên, chúng ta đã biết rằng sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó”. Tìm các bằng chứng mà tác giả đã sử dụng để chứng minh cho luận điểm của mình. Bạn nhận xét gì về các bằng chứng đó?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Về chính chúng ta.

- Tìm các bằng chứng tác giả sử dụng để chứng minh luận điểm.

- Rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Để chứng minh cho luận điểm này, tác giả đã sử dụng các bằng chứng: 

– Bằng chứng 1: Hành tinh của chúng ta không nằm ở trung tâm của vũ trụ. 

– Bằng chứng 2: Con người có cùng tổ tiên với mọi sinh thể khác. 

Các bằng chứng được sử dụng trong văn bản đều là những tri thức khoa học được thừa nhận một cách rộng rãi. Từ thế kỉ XIV – XV, Cô-péc-ních (Copernicus) đã khẳng định Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Về sau, những quan sát thiên văn học đã khẳng định quan điểm này của Cô-péc-ních. Vào thế kỉ XIX, trên cơ sở quan sát và so sánh các loài sinh vật khắp thế giới, Đác-uyn (Darwin) đã chứng minh con người có cùng tổ tiên với mọi sinh thể khác. Dù tư duy khoa học của nhân loại không ngừng vận động và những tri thức này có thể bị hoài nghi, song nói chung đó đều là những tri thức khách quan, giàu sức thuyết phục.

Câu 2

Vì sao tác giả cho rằng tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới? 

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Về chính chúng ta.

- Chú ý vào các dẫn chứng, lập luận của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Nhận định này nhằm nhấn mạnh tính chủ động, sáng tạo của con người trong mối quan hệ với thế giới. Con người quan sát thế giới không thụ động, mà qua ý chí, ý thức cá nhân của mình, trong sự quan sát đó có hàm chứa sự phán đoán, đánh giá, phân tích về những gì anh ta quan sát được; đồng thời mỗi hành động, quyết định của anh ta trong thế giới góp phần kiến tạo nên chính thực tại mà anh ta đang sống. 

Câu 3

Chỉ ra cách lập luận mà tác giả đã sử dụng để bảo vệ cho luận điểm: “Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lí khác không có gì thuộc về ý thức chủ quan hết: “nó chỉ là mối liên quan mà vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác”. Theo bạn, cách lập luận đó có thuyết phục không? Vì sao? 

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Về chính chúng ta.

- Chỉ ra các dẫn chứng, lập luận của tác giả đã sử dụng để bảo vệ luận điểm.

- Rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra các bằng chứng như:“một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây”,“một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta”, “một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày”, “gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến”,... Đây là những sự thật khách quan, đáng tin cậy, có thể kiểm chứng, vì thế cách lập luận rất có sức thuyết phục.

Câu 4

“Tại đấy, bên bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới. Thật là quyến rũ đến mê hồn.”. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn trích.

- Xác định biện pháp tu từ.

- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, trong đó những điều mà con người chưa biết được ngầm so sánh với “đại dương mênh mông”, hàm nghĩa những điều mà chúng ta đã biết thì rất ít ỏi, trong khi những điều mà chúng ta còn chưa biết về thế giới thì vô cùng tận.

Vẻ đẹp và sự huyền bí của thế giới được ngầm so sánh với “vầng hào quang” rực sáng, nhằm nhấn mạnh sự rực rỡ, tuyệt diệu của thế giới. Biện pháp ẩn dụ một mặt giúp diễn đạt một cách tinh tế, chính xác tư tưởng của tác giả về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, về khả năng nhận thức thực tại của con người, mặt khác khiến cho lời văn trở nên bay bổng, uyển chuyển, giàu sức gợi, tác động mạnh tới tưởng tượng và cảm xúc của người đọc.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Giải bài tập 2 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 19 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức Hình ảnh trung tâm của bài thơ là gì? Nó đã được nhân vật trữ tình nói đến như thế nào? Vì sao nhân vật trữ tình (“tôi” – kẻ lữ hành) lại phân vân trước hai lối rẽ của con đường trong rừng thu?
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 20 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn. Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn văn.
Giải bài tập 6 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 22 sách bài tập Văn 10 tập 2- Kết nối tri thức Xác định luận điểm chính của tác giả. Phân tích tác dụng của yếu tố tự sự được tác giả sử dụng trong văn bản.
Giải bài tập 7 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 23 sách bài tập Văn 10 tập 2- Kết nối tri thức Phân tích ý nghĩa của các hình ảnh, biểu tượng trong bài thơ (bình vàng, rượu trong, mâm ngọc, nhắm quý, băng, tuyết, Hoàng Hà, Thái Hàng, thuyền, buồm mây). Nhân vật trữ tình trong bài thơ được thể hiện qua các yếu tố nào? Phân tích sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Giải bài tập 8 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 24 sách bài tập Văn 10 tập 2- Kết nối tri thức Luận điểm chính được tác giả trình bày trong văn bản là gì? Luận điểm đó được khai triển dựa trên những lí lẽ, bằng chứng nào? Tóm tắt những nội dung chính trong văn bản bằng một sơ đồ.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved