Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Xác định luận điểm chính của tác giả.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích.
- Xác định luận điểm chính được tác giả thể hiện trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Luận điểm chính của tác giả: Làm bất cứ công việc gì, dù là bình thường nhất, cũng cần làm tốt nhất công việc của mình, khi đó, mỗi người sẽ sống trọn vẹn chiều dài của cuộc đời.
Câu 2
Phân tích tác dụng của yếu tố tự sự được tác giả sử dụng trong văn bản.
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Chỉ ra yếu tố tự sự được dùng trong đoạn trích.
- Từ đó, rút ra tác dụng của các yếu tố tự sự đó.
Lời giải chi tiết:
- Yếu tố tự sự trong đoạn trích: Tác giả đã kể lại câu chuyện có thật mà mình đã chứng kiến về người thợ đánh giày – người đã đánh giày một cách say mê và hoàn hảo, khiến cho công việc này biến thành một kiệt tác nghệ thuật.
- Tác dụng của yếu tố tự sự: Thông qua câu chuyện, tác giả đã ngầm gửi tới người đọc một thông điệp: Khi ta làm bất cứ việc gì, chỉ cần ta thực hiện nó một cách chú tâm, bằng sự say mê, chuyên nghiệp, thì công việc đó đều toát lên vẻ đẹp, đều tạo ra giá trị.
Câu 3
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ hai. Phân tích giá trị của biện pháp tu từ đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn thứ hai.
- Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn đó.
- Nêu tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ: so sánh. (Việc quét đường được so sánh với Mi-ken-lăng-giơ đang vẽ tranh, Han-đeo và Bét-tô-ven đang soạn nhạc; Sếch-xpia đang làm thơ.)
- Tác dụng: Nhằm thể hiện thông điệp: Mỗi công việc dù là giản dị, bình thường nhất đều có ý nghĩa, sánh ngang tầm với những công việc lớn lao, vĩ đại nhất, nếu như thực hiện nó một cách say mê, bằng cả trái tim. Trong mỗi con người, ai cũng có phẩm chất của người nghệ sĩ, của người sáng tạo, bởi bằng lao động, chúng ta tự sáng tạo nên cuộc sống của mình, trong từng khoảnh khắc. Ẩn sau hình tượng so sánh đó là một thông điệp về sự bình đẳng và là lời kêu gọi mỗi người hãy sống trọn vẹn nhất với mỗi phút giây trong cuộc đời mình.
Câu 4
Giọng điệu của người trần thuật trong văn bản có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Xác định giọng điệu của người trần thuật trong văn bản.
- Chỉ ra những yếu tố làm nên giọng điệu đó.
Lời giải chi tiết:
- Giọng điệu của người trần thuật trong văn bản là giọng điệu vừa thân mật, vừa hào sảng.
- Giọng điệu thân mật, tâm tình được tạo nên bởi người trần thuật xưng “tôi” vừa đối thoại, trò chuyện với người đọc, vừa chia sẻ chân thành những suy nghĩ của mình.
- Giọng điệu hào sảng, đầy nhiệt huyết và lôi cuốn được tạo nên bởi cấu trúc câu cầu khiến, biện pháp điệp ngữ, hình ảnh so sánh rất bay bổng, đẹp để. Giọng điệu này là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng làm nên sức thuyết phục mạnh mẽ trong các bài diễn văn của Mác-tin Lu-dơ Kinh.
Câu 5
Theo bạn, “chiều dài của cuộc đời” ở đây nghĩa là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Xác định quan điểm của tác giả trong đoạn trích.
- Vận dụng kiến thức và trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
“Chiều dài của cuộc đời” ở đây nghĩa là kích thước của sức mạnh bên trong con người, được xây dựng dựa trên việc chấp nhận con người mình, hoàn cảnh sống của mình và sống trọn vẹn với những gì mình có, mỗi việc mình làm.
Câu 6
Những nhận định của tác giả trong văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về cuộc sống?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Xác định quan điểm của tác giả trong đoạn trích.
- Vận dụng kiến thức và trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không được phép lựa chọn số phận của mình và phải làm những điều mà bản thân mình không mong muốn. Nhưng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, chỉ cần chúng ta có đam mê, có nhiệt huyết, không ngại khó khăn, cố gắng vươn lên thì sẽ gặt hái được thành công.
Unit 8: Science
Chương 9. Biến dạng của vật rắn
Hello!
Người cầm quyền khôi phục uy quyền
CHỦ ĐỀ III. LIÊN KẾT HÓA HỌC
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10