Đọc lại văn bản Về chính chúng ta của Các-lô Rô-ve-li trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 100 – 102) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
“Khi hiểu biết của chúng ta tăng lên, chúng ta đã biết rằng sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó”. Tìm các bằng chứng mà tác giả đã sử dụng để chứng minh cho luận điểm của mình. Bạn nhận xét gì về các bằng chứng đó?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Về chính chúng ta.
- Tìm các bằng chứng tác giả sử dụng để chứng minh luận điểm.
- Rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Để chứng minh cho luận điểm này, tác giả đã sử dụng các bằng chứng:
– Bằng chứng 1: Hành tinh của chúng ta không nằm ở trung tâm của vũ trụ.
– Bằng chứng 2: Con người có cùng tổ tiên với mọi sinh thể khác.
Các bằng chứng được sử dụng trong văn bản đều là những tri thức khoa học được thừa nhận một cách rộng rãi. Từ thế kỉ XIV – XV, Cô-péc-ních (Copernicus) đã khẳng định Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Về sau, những quan sát thiên văn học đã khẳng định quan điểm này của Cô-péc-ních. Vào thế kỉ XIX, trên cơ sở quan sát và so sánh các loài sinh vật khắp thế giới, Đác-uyn (Darwin) đã chứng minh con người có cùng tổ tiên với mọi sinh thể khác. Dù tư duy khoa học của nhân loại không ngừng vận động và những tri thức này có thể bị hoài nghi, song nói chung đó đều là những tri thức khách quan, giàu sức thuyết phục.
Câu 2
Vì sao tác giả cho rằng tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Về chính chúng ta.
- Chú ý vào các dẫn chứng, lập luận của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Nhận định này nhằm nhấn mạnh tính chủ động, sáng tạo của con người trong mối quan hệ với thế giới. Con người quan sát thế giới không thụ động, mà qua ý chí, ý thức cá nhân của mình, trong sự quan sát đó có hàm chứa sự phán đoán, đánh giá, phân tích về những gì anh ta quan sát được; đồng thời mỗi hành động, quyết định của anh ta trong thế giới góp phần kiến tạo nên chính thực tại mà anh ta đang sống.
Câu 3
Chỉ ra cách lập luận mà tác giả đã sử dụng để bảo vệ cho luận điểm: “Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lí khác không có gì thuộc về ý thức chủ quan hết: “nó chỉ là mối liên quan mà vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác”. Theo bạn, cách lập luận đó có thuyết phục không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Về chính chúng ta.
- Chỉ ra các dẫn chứng, lập luận của tác giả đã sử dụng để bảo vệ luận điểm.
- Rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra các bằng chứng như:“một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây”,“một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta”, “một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày”, “gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến”,... Đây là những sự thật khách quan, đáng tin cậy, có thể kiểm chứng, vì thế cách lập luận rất có sức thuyết phục.
Câu 4
“Tại đấy, bên bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới. Thật là quyến rũ đến mê hồn.”. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích.
- Xác định biện pháp tu từ.
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, trong đó những điều mà con người chưa biết được ngầm so sánh với “đại dương mênh mông”, hàm nghĩa những điều mà chúng ta đã biết thì rất ít ỏi, trong khi những điều mà chúng ta còn chưa biết về thế giới thì vô cùng tận.
Vẻ đẹp và sự huyền bí của thế giới được ngầm so sánh với “vầng hào quang” rực sáng, nhằm nhấn mạnh sự rực rỡ, tuyệt diệu của thế giới. Biện pháp ẩn dụ một mặt giúp diễn đạt một cách tinh tế, chính xác tư tưởng của tác giả về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, về khả năng nhận thức thực tại của con người, mặt khác khiến cho lời văn trở nên bay bổng, uyển chuyển, giàu sức gợi, tác động mạnh tới tưởng tượng và cảm xúc của người đọc.
Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
Chương 4. Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào
Phần 3. Địa lí kinh tế - xã hội
Unit 3: Shopping
Chủ đề 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10