logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Giải Bài tập đọc hiểu: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều

Admin FQA

24/09/2023, 23:07

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Vì sao văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn bản nghị luận xã hội?

Phương pháp giải:

Chú ý mục đích và đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội

Lời giải chi tiết:

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn bản nghị luận xã hội vì:

- Bố cục chặt chẽ

- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

- Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

Câu 2

Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nội dung chính của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 3

Câu 3 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 2, SGK) Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Bài văn có bố cục 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”): Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

- Phần 2 (tiếp đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại

- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến

Câu 4

Câu 4 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 4, SGK) Đọc phần (2) và cho biết:

a) Các bằng chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào?

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến..." đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

a. Các bằng chứng trong phần (2) được sắp xếp theo trình tự thời gian (từ xưa đến nay), theo lứa tuổi (từ cụ già đến các cháu nhi đồng, từ những phụ nữ đến các bà mẹ,…), theo vùng miền (từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bào trong nước đến kiều bào nước ngoài, từ tiền tuyến đến hậu phương…)

b. Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ… đến…” đã giúp tác giả diễn tả được sự rộng khắp, đầy đủ, phong phú,… về các biểu hiện cho tình yêu nước của nhân dân ta

Câu 5

Câu 5 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 5, SGK) Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Mục đích của văn bản nghị luận nhằm nêu lên ý kiến và thuyết phục người khác hiểu, tin theo ý kiến đã nêu lên của mình. Ở bài nghị luận này, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu lên và thuyết phục mọi người về ý kiến: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Để thuyết phục, Bác đã dùng các lí lẽ, chủ yếu là bằng chứng có trong lịch sử và hiện thực cuộc kháng chiến của dân tộc để làm sáng tỏ. Đó là sự thật lịch sử với những tên tuổi cụ thể, rõ ràng (Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...), là các sự kiện và những biểu hiện không ai có thể bác bỏ được (Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc, yêu thương bộ đội như con đẻ của mình...).

Câu 6

Câu 6 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

a) Đoạn trích tập trung triển khai nội dung chính nào?

b) Dẫn ra mốt ố câu nêu lên lí lẽ và dẫn chứng của tác giả viết trong đoạn trích trên

c) Câu văn “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.” muốn khẳng định điều gì?

Lời giải chi tiết:

a) Đoạn trích tập trung triển khai nội dung chính: Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh rất rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu khái quát (câu chủ đề) của cả đoạn trích là câu mở đầu: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.”. Các câu sau triển khai cụ thể cho câu khái quát này.

b) Một số câu nêu lên lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn trích, ví dụ: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.” (lí lẽ); “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.” (dẫn chứng).

c) Câu văn “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.” muốn khẳng định rằng các biểu hiện về tình yêu nước rất đa dạng, phong phú, tuy diễn ra ở các nơi và qua các việc làm khác nhau, nhưng “giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved