Bài tập đọc hiểu: Ếch ngồi đáy giếng trang 3 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Đẽo cày giữa đường trang 7 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) trang 9 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân trang 11 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) trang 12 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 13 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Những cánh buồm trang 15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Mây và sóng trang 18 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Mẹ và quả trang 20 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 22 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 23 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 25 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tượng đài vĩ đại nhất trang 28 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 29 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Cây tre Việt Nam trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Người ngồi đợi trước hiên nhà trang 33 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Trưa tha hương trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 37 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 38 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Ghe xuồng Nam Bộ trang 39 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Câu 1
Câu 1 (trang 25, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định các ý trả lời đúng cho câu hỏi: Tại sao văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là một văn bản nghị luận?
a) Viết về cái hay và cái hấp dẫn trong thơ văn của Bác
b) Phân tích và làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ
c) Kể chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ
d) Chỉ ra các biểu hiện giản dị trong đời sống của Bác Hồ
e) Ca ngợi tấm lòng yêu thương của Bác Hồ đối với mọi người
g) Khẳng định Bác giản dị trong cả đời sống và trong cả nói, viết
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Đáp án b, d, g
Câu 2
Câu 2 (trang 25, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 2, SGK) Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
* Trình tự lập luận của bài:
- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống
- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên
+ Bữa ăn thanh đạm
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
+ Giản dị trong lời nói bài viết
=> Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu ... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp): Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch giản dị ở Bác Hồ
- Phần 2 (Tiếp... trong thế giới ngày nay): Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong con người, sinh hoạt và lối sống, việc làm.
+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản
+ Cái nhà sàn chỉ hai, ba phòng, hòa cùng thiên nhiên
+ Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến phục vụ
+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phóng khoáng, cao đẹp
+ Giản dị trong lời nói bài viết
- Phần 3 (Còn lại): Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương Bác
Câu 3
Câu 3 (trang 26, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 3, SGK) Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2). Điều gì làm nên sức thuyết phục của phần này?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, chú ý phần (2)
Lời giải chi tiết:
Trong phần (2), để làm sáng tỏ đời sống giản dị Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các bằng chứng cụ thể từ đời sống của Bác với các sinh hoạt bình thường như bữa ăn, nơi ở, công việc hằng ngày (từ việc lớn lao như cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ như trồng cây, viết thư,…). Ngay cả việc đặt tên cho các đồng chí phục vụ cũng rất giản dị mà đầy ý nghĩa.
Phần này có sức thuyết phục do người viết nêu lên các lí lẽ, dẫn chứng rất cụ thể, sinh động và phù hợp với đề tài lối sống giản dị
Câu 4
Câu 4 (trang 26, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 4, SGK) Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (4) của văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong phần (4), để giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục bằng cách chuyển từ lối sống giản dị trong sinh hoạt đời thường sang các biểu hiện giản dị trong viết và nói của Bác. Tác giả đã dẫn ra các câu nói, lời văn rất cụ thể và sinh động về cách viết, cách nói giản dị mà hết sức sâu sắc của Bác như: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.”. Từ các dẫn chứng cụ thể ấy, tác giả đã nêu lên nhận xét khái quát về sức mạnh của phẩm chất giản dị như: “Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị…” và : “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”
Câu 5
Câu 5 (trang 26, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 5, SGK) Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết này: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Câu kết “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng." nhằm khẳng định và nhấn mạnh sức ảnh hưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung, đức tính giản dị của Bác nói riêng tới dân tộc Việt Nam. Người chính là tấm gương sáng chói về phẩm chất và lí tưởng để hàng triệu con người noi theo.
Câu 6
Câu 6 (trang 26, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
a) Đoạn trích trên thuộc phần nào của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ? Nội dung chính của đoạn này là gì?
b) Trong đoạn trích, tác giả Phạm Văn Đồng đã dựa vào các biểu hiện nào để phân tích đức tính giản dị của Bác Hồ?
c) Qua đoạn trích này, em hiểu biểu hiện của đức tính giản dị là gì? Hãy nêu một ví dụ khác về đức tính giản dị chưa được nói tới trong đoạn trích
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đọan trích
Lời giải chi tiết:
a.
b. Tác giả đã dựa vào các biểu hiện cụ thể từ đời sống của Bác như bữa ăn, nơi ở, công việc hằng ngày (từ việc lớn lao cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ như trồng cây…), cách đặt tên cho các đồng chí phục vụ
c. Qua đoạn trích, em hiểu biểu hiện của đức tính giản dị là giản dị từ bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống: bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp
Một ví dụ khác về đức tính giản dị:
Câu 7
Câu 7 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
a) Nội dung chính của đoạn trích là gì? Nội dung ấy có liên quan đến bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) như thế nào?
b) Những lí lẽ và dẫn chứng nào trong đoạn trích nói về “phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị, chí công vô tư, gần gũi, hết mực thương yêu cán bộ, chiến sĩ và nhân dân” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
c) Câu nói của tướng Pháp Đờ Cát-xtơ-ri thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
d) Đoạn kết thúc “Danh tiếng, uy tín … cảm phục” khẳng định điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, đồng thời liên hệ với các kiến thức lịch sử
Lời giải chi tiết:
a. Nội dung chính của đoạn trích tập trung nêu khái quát những phẩm chất cao đẹp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những phẩm chất và đức tính tốt đẹp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất giống tư tưởng, tình cảm và con người Bác Hồ, trong đó có đức tính giản dị. Có thể nói, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những con vĩ đại mà luôn giản dị hết mực. Chính vì thế, nội dung đoạn trích có liên quan đến bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng).
b. Những lí lẽ và dẫn chứng: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đại tướng cũng thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cộng sản trung kiên, giữ vững khí tiết, tư tưởng tiến công, ý chí tự lực tự cường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó”, “Luôn đề cao công lao, sự hi sinh to lớn của nhân dân, quân đội, những người trực tiếp chiến đấu trên chiến trường và chỉ nhận mình là “hạt nước giữa đại dương”, bình đẳng với mọi người lính”.
c. Câu nói của tướng Pháp Đờ Cát-xtơ-ri thể hiện tình cảm, thái độ đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: sự tôn trọng, nể phục
d. Đoạn kết thúc khẳng định vị trí và tầm vóc quốc tế của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Ông không chỉ thuộc về nhân dân Việt Nam mà còn là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhiều nước trên thế giới
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7
Chương 7. Biểu thức đại số
Unit 2: Fit for life
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7