Admin FQA
30/12/2022, 13:18
Phần I
PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
1. Đọc đoạn đối thoại
Trả lời câu hỏi (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng điều An muốn biết.
- Ba cần trả lời tên địa điểm mình học bơi như: “Tớ học bơi ở bể bơi Quan Hoa.”
=> Như vậy, khi giao tiếp ta cần chú ý nội dung của lời phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp.
2. Đọc truyện cười
Trả lời câu hỏi (trang 9 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Truyện "Lợn cưới, áo mới" gây cười vì cả hai nhân vật đều muốn khoe khoang nên đưa vào lời nói những nội dung không cần thiết.
- Anh "lợn cưới" chỉ cần hỏi: "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?" và anh "áo mới" chỉ cần trả lời "tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả".
=> Như vậy, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu:
- Lời nói phải có thông tin; thông tin ấy phải phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nội dung của lời nói phải đủ (không thiếu, không thừa).
Phần II
PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
Trả lời câu hỏi (trang 9 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Truyện cười phê phán tính khoác lác.
=> Như vậy khi giao tiếp, cần tránh nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất).
Phần III
Câu 1 -> 3
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
a) Câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì “gia súc" có nghĩa là thú nuôi ở nhà.
b) Câu này thừa cụm từ “có hai cánh” vì tất cả loài chim đều có hai cánh.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
a) Nói có sách, mách có chứng.
b) Nói dối.
c) Nói mò.
d) Nói nhăng nói cuội.
e) Nói trạng.
=> Các từ ngữ chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại về chất.
Câu 3:Trả lời câu 3 (trang 11 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Trong truyện cười “Có nuôi được không” phương châm về lượng đã không được tuân thủ.
Câu 4 -> 5
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 11 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
a) Đôi khi người ta dùng những cách diễn đạt như: như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là... đó là người nói tuân thủ phương châm về chất.
- Người nói phải dùng những cách nói trên để cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình nói chưa được kiểm chứng.
b) Đôi khi người ta dùng cách diễn đạt: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết đó là người nói tuân thủ phương châm về lượng.
- Cách diễn đạt này dùng để dẫn ý, chuyển ý, nhằm báo cho người nghe biết về việc mình nhắc lại nội dung đã cũ.
Câu 5:
Trả lời câu 5 (trang 11 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Ăn đơm nói đặt: đặt điều, vu khống cho người khác.
- Ăn ốc nói mò: nói không căn cứ.
- Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt cho người khác.
- Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
- Khua môi múa mép: ba hoa, khóac lác, phô trương.
- Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, lăng nhăng, không xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn: hứa cho qua chuyện, không thực hiện lời hứa.
=> Tất cả các thành ngữ trên nhằm chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved