Phần I
TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
Trả lời câu hỏi (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Tính chất của văn bản thuyết minh: khách quan, xác thực, hữu ích.
- Mục đích: cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội.
- Phương pháp thuyết minh thường dùng: nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; so sánh, ...
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Trả lời câu hỏi (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Đối tượng thuyết minh: Sự kì lạ của Đá và Nước ở Hạ Long.
- Văn bản đã cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng.
- Phương pháp thuyết minh được sử dụng: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê.
- Để cho sinh động, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật: tưởng tượng, liên tưởng; nhân hóa.
Luyện tập 1
Trả lời câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
a. Văn bản trên có tính thuyết minh.
- Tính thuyết minh được thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi rất có hệ thống: tính chất chung về họ, giống, loài; tập tính sinh sống; cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi.
- Những phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản: định nghĩa, phân loại, nêu số liệu, liệt kê.
b.
- Nét đặc biệt
+ Hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà.
+ Nội dung: giống như câu chuyện kể về loài ruồi.
- Những biện pháp nghệ thuật: nhân hoá, liệt kê.
c. Tác dụng: gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui vừa học thêm tri thức.
Luyện tập 2
Trả lời câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là: kể chuyện ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện.
- Nhận xét: Mở đầu đoạn văn là tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức mê tín từ thuở bé. Sau này lớn lên tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.
- Tác dụng: người đọc nắm được thông tin, đồng thời cảm thấy hứng thú hơn khi tiếp nhận thông tin này vì biện pháp kể chuyện xen kẽ.