Phần I
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN LƯU Ý
1. Phần đọc - hiểu (trang 221 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Truyện trung đại
- Truyện hiện đại
- Thơ hiện đại
- Văn bản nhật dụng
2. Phần Tiếng Việt (trang 221 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp, thuật ngữ, sự phát triển từ vựng, vốn từ…
- Tổng kết kiến thức tiếng Việt đã học ở cả bốn lớp cấp THCS
3. Phần Tập làm văn (trang 221 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Văn bản thuyết minh kết hợp với các phương thức biểu đạt khác
- Văn bản tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại
Phần II
CÁCH ÔN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Đáp án đề kiểm tra
B. TỰ LUẬN
Trả lời câu 1 (trang 228 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long:
Trên chuyến lên Sa Pa bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ nói chuyện ngắn ngủi giữa ba người, cô kĩ sư và ông họa sĩ hiểu về cuộc sống thầm lặng của anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Qua cuộc trò chuyện, ông họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ anh thanh niên, anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ những người đáng vẽ hơn như nhà nghiên cứu bản đồ sét, anh kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa – những con người làm việc cống hiến âm thầm cho đất nước. Trước khi ra về, anh thanh niên tặng cô kĩ sư bó hoa và tặng hai người giỏ trứng gà ăn đi đường.
Trả lời câu 2 (trang 228 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Viết bài thuyết minh tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Dàn ý:
1. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
2. Thân bài:
- Tác phẩm của Nguyễn Du chứa đựng tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca, đòi quyền sống cho con người, những người tài hoa bạc mệnh
- Thể loại: Ông đưa thể thơ dân tộc vào, kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc
- Ngôn ngữ: Nguyễn Du có đóng góp lớn, làm ngôn ngữ Việt trở nên trong sáng, tinh tế, giàu có
- Tên tác phẩm: Đoạn trường tân thanh và Truyện Kiều
- Số lượng: 3254 câu lục bát
- Nguồn gốc: dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
- Giá trị nhân đạo:
+ Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí
+ Là tiếng kêu thương đến đứt ruột về thân phận con người, người phụ nữ trong xã hội phong kiến
+ Thể hiện khát vọng về, tình yêu tự do, mơ ước công lí
+ Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến
+ Là bản cáo trạng tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội xưa.
+ Nguyễn Du phê phán mẽ thế lực đồng tiền làm thay đổi con người, trái tim chan chứa tình yêu thương
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật có chiều sâu cảm xúc
+ Ngôn ngữ trong sáng, giàu sức gợi cảm, điêu luyện
+ Sử dụng điển tích, điển cố, ngôn ngữ sinh hoạt phong phú, linh hoạt
+ Hình ảnh miêu tả thiên nhiên đẹp, sinh động
3. Kết bài:
Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du cũng như sức sống mạnh mẽ của tác phẩm Truyện Kiều.
Đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu
Văn biểu cảm
Bài 40. Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Bài 9