Phần I
THỰC HÀNH TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
Trả lời câu hỏi (trang 160 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Yếu tố nghị luận trong đoạn văn Lỗi lầm và sự biết ơn nằm ở:
- Câu trả lời của nhân vật được cứu: “Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa…”.
- Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.
=> Yếu tố nghị luận này làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. Bài học rút ra từ câu chuyện này có thể nêu bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình…
Phần II
THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 161 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra thế nào (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao…)?
- Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào (lí lẽ, ví dụ, lời phân tích…)?
Câu 2: Trả lời câu 2 (trang 161 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Trong đoạn văn viết về người bà kính yêu cần chú ý:
- Có thể kể một vài mẩu chuyện hoặc sự việc nói lên tính cách của bà, tình cảm của bà đối với em.
- Xen kẽ các câu chuyện, sự việc trên hoặc khi kết thúc bài có lời bình luận của em hoặc mọi người về bà.
Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
Đề thi vào 10 môn Văn Bạc Liêu
Đề thi vào 10 môn Toán Thanh Hóa
CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC
PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 9 TẬP 2