Đề 1
Trả lời đề 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Thuyết minh về chiếc quạt.
I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về công dụng của chiếc quạt trong đời sống.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu lịch sử của chiếc quạt:
- Từ xa xưa con người đã dùng chiếc mo cau làm quạt.
- Khi khoa học kĩ thuật phát triển và phát minh ra nguồn điện: chế tạo ra những chiếc quạt có cánh bằng nhựa, kim loại và chạy bằng động cơ.
2. Các loại quạt, đặc điểm cấu tạo của từng loại:
- Quạt gồm có nhiều chủng loại: to, nhỏ tùy theo nhu cầu của người dùng. Dựa vào các đặc điểm, cấu tạo mà đặt tên cho các loại quạt…
3. Công dụng: đem lại những luồng gió mát cho con người vào những ngày hè oi ả, bảo đảm sức khỏe cho mọi người trong lúc lao động cũng như khi nghỉ ngơi.
4. Cách sử dụng:
- Các loại quạt mo, quạt nan, quạt giấy: phải dùng tay và sức người để quạt.
- Quạt cây, quạt bàn, quạt treo tường, quạt trần: dùng động cơ điện.
5. Cách bảo quản
:- Các loại quạt làm bằng chất liệu như lá cây, mo cau, tre: khi dùng xong phải giữ khô; khi quạt phải nhẹ nhàng không gấp hoặc vo lại.
- Các loại quạt chạy bằng động cơ: khi dùng phải điều chỉnh điện hợp lí, khi không dùng phải tắt quạt, thỉnh thoảng phải lau sạch và tra dầu bảo vệ động cơ.
III. Kết bài:
- Đánh giá vai trò của chiếc quạt đối với đời sống con người.
- Phát biểu những cảm nghĩ của em về chiếc quạt trong gia đình.
Đề 2
Trả lời đề 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Thuyết minh về chiếc bút bi.
I. Mở bài: Giới thiệu sự quan trọng của bút bi với học sinh.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
– Phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro trong những năm 1930.
2. Cấu tạo
– Vỏ bút: hình trụ, làm từ nhựa là chủ yếu.
– Ruột bút: chứa mực, là bộ phận trung tâm.
- Bộ phận khác: lò xo, nút bấm, nắp đậy…
3. Phân loại
Bút bi có thể phân loại theo: kiểu dáng, màu sắc…
4. Cách hoạt động, bảo quản
– Nguyên lý hoạt động.
– Khi sử dụng tránh va đập và rơi.
5. Ý nghĩa
– Dùng để viết, để vẽ.
– Là người bạn đồng hành với học sinh sinh viên, tất cả mọi người, mọi lứa tuổi
III. Kết bài
Nêu lên được tầm quan trọng, tiện lợi của cây bút bi trong học tập.
Đề 3
Trả lời đề 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Thuyết minh về chiếc áo dài.
I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài, là bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
II. Thân bài
1. Lịch sử, nguồn gốc: có từ thời vua Nguyễn Phúc Khoát
2. Cấu tạo
- Cổ áo
- Thân áo
- Áo dài có hai tà
- Tay áo
- Quần áo dài
3. Công dụng
- Trang phục truyền thống
- Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
- Trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh…
4. Cách bảo quản
Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận.
5. Ý nghĩa của chiếc áo dài
- Trong đời sống: là trang phục truyền thống, quốc phục của dân tộc Việt Nam
- Trong nghệ thuật:
+ Thơ văn
+ Âm nhạc
+ Hội họa
+ Trình diễn
III. Kết bài:
Nêu ý nghĩa của chiếc áo dài đối với văn hóa Việt Nam
Đề 4
Trả lời đề 4 (trang 15 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Thuyết minh về chiếc nón lá
I. Mở bài:
Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc: từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.
2. Nguyên vật liệu, cách làm:
a. Chọn lá, sấy lá, ủi lá
b. Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón
c. Chằm nón
3. Công dụng:
- Chiếc nón lá không chỉ dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ.
- Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.
4. Bảo quản:
Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm.
III. Kết bài:
- Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.
Đề thi vào 10 môn Toán Cà Mau
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Thuận
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 9
Bài 28. Vùng Tây Nguyên
Bài 12