Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
ND chính
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đồng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.
Tóm tắt
Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh nhà giàu nhưng thất học, hay ghen cưới về làm vợ. Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và nuôi con thơ. Khi mẹ chồng mất cũng lo ma chay chu tất. Khi Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất mà đau buồn. Con trẻ không biết không nhận cha, Trương Sinh đâm ghen tuông ngờ vực sự thủy chung của Vũ Nương. Vũ Nương chứng tỏ sự trong sạch của mình nên nhảy sông tự vẫn.
Phan Lang do cứu được Linh Phi nên được báo đáp. Sau đó gặp được Vũ Nương, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ nhưng Vũ Nương không còn trở lại dương gian vì xã hội phong kiến quá hà khắc.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Đoạn 1 (từ đầu đến “...lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương.
- Đoạn 2 (“Qua năm sau… nhưng việc trót đã qua rồi”): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Vũ Nương được giải oan.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong các hoàn cảnh khác nhau:
- Trong cuộc sống vợ chồng: “giữ gìn khuôn phép”.
- Khi tiễn chồng đi lính: nàng không trông mong chồng “đeo được ấn phong hầu...chỉ xin ngày về được bình an.”
=> Người vợ hiền thục, nết na, yêu chồng sâu sắc.
- Khi xa chồng: Vũ Nương là người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo, người mẹ đảm đang.
=> Người vợ hiền dâu thảo, công dung ngôn hạnh, đẹp người đẹp nết
- Khi bị chồng nghi oan:
+ Bày tỏ lòng mình để níu kéo hạnh phúc gia đình.
+ Trầm mình tự vẫn để bảo toàn danh dự -> giàu lòng tự trọng.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.
+ Do tính đa nghi, gia trưởng độc đoán của Trương Sinh.
- Nguyên nhân gián tiếp:
+ Chiến tranh phong kiến.
+ Xã hội phong kiến thối nát, bất công, trọng nam khinh nữ.
=> Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chứa đựng nhiều bi kịch, bị đối xử một cách bất công, bị chà đạp.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 51 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Trên cơ sở cốt truyện có sẵn, tác giả đã sắp xếp lại một số tình tiết, thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của truyện cho hợp lí, tăng cường tính bi kịch và cũng làm cho truyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
- Truyện có nhiều lời thoại và lời tự bạch của nhân vật làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa quá trình tâm lí và tính cách nhân vật.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 51 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Những yếu tố kì ảo:
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
+ Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương, người cùng làng đã chết, rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế.
+ Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang lung linh, huyền ảo, rồi bỗng chốc “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.
- Ý nghĩa:
+ Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời.
+ Khẳng định rằng: chốn trần gian không phải là nơi dung thân cho người phụ nữ.
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất
Đề thi vào 10 môn Văn Yên Bái
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Unit 1: A Visit From A Pen Pal - Cuộc thăm của bạn tâm thư