ND chính
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 145 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Bài thơ là lời của người cháu nói về bà, nói về tình yêu mà bà đã dành cho cháu trong những ngày gian khổ.
- Bố cục (4 phần):
+ Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
+ Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
+ Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
+ Phần 4 (khổ cuối): Nỗi nhớ về bà.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 145 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Trong hồi tưởng của người cháu biết bao kỉ niệm đã được gợi lại:
+ Nạn đói năm cháu lên 4 tuổi.
+ Tám năm cháu sống cùng bà khi cha mẹ bận công tác.
+ Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác.
- Bài thơ đan xen giữa kể và tả sinh động: tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà…
=> Tác dụng: thể hiện tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu đối với bà.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 145 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài thơ.
- Hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng do hằng ngày bà luôn nhóm lửa nấu vào mỗi sáng. Bà là người đã thắp sáng tình cảm, tình yêu thương. Khi nhóm bếp lửa lên, tác giả đã dựa vào đó để gửi gắm tình cảm cảm xúc của mình là tình cảm thiêng liêng giữa bà và cháu.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 146 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Ở hai câu dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”: Vì “bếp lửa” là nói đến một vật hữu hình, cụ thể còn hình ảnh “ngọn lửa” mang ý nghĩa khái quát, rộng lớn hơn.
- Mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa cháy sáng lên mang nhiều ý nghĩa tượng trưng: đó là ngọn lửa được nhóm từ lòng bà – ngọn lửa của sức sống, yêu thương, niềm tin, tình yêu của bà với kháng chiến, với Đảng.
- Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – truyền cho cháu những kỉ niệm ấm lòng, những niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 146 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng.
- Tuổi thơ của cháu đã đi qua theo năm tháng, khoảng cách giữa bà và cháu cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở về bà.
- Tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với người bà cũng chính là lòng biết ơn đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Luyện tập
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ gắn với sự tần tảo hi sinh của bà. Bởi thế mà mọi suy ngẫm của người cháu về bà đều gắn liền với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa tượng trưng cho đức hi sinh, sự chở che từ hơi ấm của bà. Bếp lửa gắn liền với niềm vui được sưởi ấm và lớn lên của người cháu. Vì thế mà khi tuổi thơ đã lùi xa, người cháu đã trưởng thành nhưng bếp lửa của người bà thân yêu thì không bao giờ tắt. Nhà thơ đã giữ ngọn lửa thiêng ấy như giữ tài sản quý giá nhất của mình, như cất giữ tuổi thơ nồng đượm tình bà cháu thân thương. Chính ngọn lửa thiêng này đã sưởi ấm cho tác giả suốt cả cuộc đời dẫu có đi khắp chân trời góc bể. Bài thơ sẽ sống mãi trong lòng người đọc bởi hình ảnh thân thương ấy gắn với tình yêu quê hương đất nước.
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Sinh 9
Unit 11: Changing roles in society
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Unit 3: Teen stress and pressure
Unit 7: Recipes and eating habits