logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

1. Chủ đề 1. Ôn tập về truyện

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Lý thuyết

1. Lý thuyết về truyện ngắn

Yếu tố

Truyện ngắn

Khái niệm

Thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết.

Đặc điểm

Có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang

Nhân vật

- Ngoại hình: dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục,…)

- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nahan vật với bản thân và thế giới xung quan

- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại

- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật

 

2. Lý thuyết về truyền thuyết

Yếu tố

Truyền thuyết

Khái niệm

Là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu

Cốt truyện

- Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng tôn thờ

- Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật

- Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại

Mạch truyện

Thường kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính; hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục

Nhân vật

- Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh…

- Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng

- Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

Lời kể

Cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện

Yếu tố kì ảo

- Là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian.

- Thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh

 

3. Lý thuyết về cổ tích

Yếu tố

Cổ tích

Khái niệm

Là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật.

Thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp

Cốt truyện

Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng ‘Ngày xửa ngày xưa…” và kết thúc có hậu

Mạch kể

Được kể theo trình tự thời gian

Nhân vật

Kể về một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh,… Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động

Mạch truyện

Được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện

Lời kể

Thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khấc nhâu ở cùng một cốt truyện

Yếu tố kì ảo

Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo

 

4. Lý thuyết về truyện đồng thoại

Yếu tố

Truyện đồng thoại

Khái niệm

Là thể loại văn học dành cho thiếu nhi.

Cốt truyện

Là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định; có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Nhân vật

Thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm con người.

Người kể chuyện

Là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện ngôi thứ nhất), kể về những gì mình chứng kiến hoặc tham gai. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình (người kể chuyện ngôi thứ ba), không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

Lời người kể chuyện

Đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

Lời nhân vật

Là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện

 

5. Khái quát nội dung chính các văn bản

Văn bản

Tóm tắt

Nội dung chính

Giá trị nghệ thuật

Thánh Gióng

Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

Truyện Thánh Gióng ca ngợi tình yêu nước, tinh thần bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại.

- Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết.

- Nghệ thuật nói quá, so sánh.

Thạch Sanh

Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông. Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Tới phiên Lý Thông, hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lý Thông lại lừa chàng đi trốn rồi cướp công của Thạch Sanh. Trong ngày hội nhà vua kén phò mã, công chúa bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh thấy đại bàng cắp người thì bắn nó và lần theo dấu máu vào hang cứu công chúa. Lý Thông lại một lần nữa lừa Thạch Sanh, hắn lấp miệng hang nhốt chàng dưới vực. Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề, chàng được tặng nhiều vàng bạc nhưng chỉ xin một cây đàn trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng vu oan cho Thạch Sanh, chàng bị bắt vào ngục. Trong ngục chàng lôi đàn ra gẩy kể về nỗi oan khiên của mình. Lý Thông bị trừng trị, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh, Thạch Sanh mang đàn ra gảy, 18 nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh nấu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, ăn mãi kg hết, họ kính phục rút quân về nước.

Truyện ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian. Thể hiện ước mơ về sự đổi đời, ước mơ đạo lí của nhân dân: cái thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh,…

- Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…)

- Xây dựng hai nhân vật đối lập.

Sự tích Hồ Gươm

Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc. Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy cây gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.

Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa.

Văn bản

Tác giả

Xuất xứ

Nội dung chính

Giá trị nghệ thuật

Bài học đường đời đầu tiên

Tô Hoài (1920-2014)

- “Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Ông lão đánh cá và con cá vàng

A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin (1799-1837)

Truyện được kể lại bằng 205 câu thơ, trên cơ sở truyện dân gian của Nga, Đức

“Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện.

- Sự đối lập giữa các nhân vật.

- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo.

Cô bé bán diêm

An-đéc-xen (1805 – 1875)

Trích trong tác phẩm Cô bé bán diêm

Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh.

- Trí tưởng tượng bay bổng.

- Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh (9/9/1959)

Truyện ngắn in trong Bức tranh của em gái tôi, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình

- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo

Điều không tính trước

Nguyễn Nhật Ánh (7/5/1955)

In trong tập Út Quyên và tôi, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2019

Tác phẩm cho thấy tình bạn bền chặt, khăng khít được xây dựng từ những gì chân thành, bao dung và độ lượng nhất. Sự rộng lượng và không chấp nhặt của Nghi đã khiến “tôi” và Phước buông bỏ sự căm ghét, thù hận để cùng nắm tay nhau vui vẻ, hòa đồng như những người bạn thật sự. Đồng thời giúp con người ta nhận ra trong cuộc sống nên chân thành, nhẫn nhịn và có lòng bao dung với mọi người

- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, gây hài hước, kịch tính

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Văn phong gần gũi, phù hợp với học sinh

Chích bông ơi!

Cao Duy Sơn (28/4/1956)

In trong Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi, NXB Giáo dục, 2004

- Văn bản thể hiện tình yêu thương đối với động vật của những con người thôn quê chân chất. Đồng thời bộc lộ niềm cảm thông và trân trọng với tâm trạng hối hận của Ò Khìn đối với hành động trong quá khứ

- Qua đó văn bản ngầm khẳng định mọi vật nuôi cũng giống như con người, cần được sống trong sự chăm sóc, yêu thương và chăm bẵm

- Giọng văn gần gũi, dễ hiểu với trẻ nhỏ

- Hình ảnh, ngôn từ nhẹ nhàng, sinh động

- Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm

- Kết cấu truyện trong truyện

Đề bài

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”.

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

b. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Nhân vật chính là ai?

c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”?

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Giặc đã dến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc đóng đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa đều bay thẳng lên trời.”

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì?

b. Xác định ngôi kể và thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

c. Chi tiết: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt” có ý nghĩa gì?

d. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3: Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? Tóm tắt truyện Thạch Sanh.

Câu 4: Liệt kê những thử thách, chiến công của nhân vật Thạch Sanh

STT

Thử thách

Chiến công

Phần thưởng

Vũ khí

Nhận xét

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 5: Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống trong sơ đồ sau:

Dế Mèn tự miêu tả hình thức của mình

Cử chỉ, hành động

Tính cách

- Càng:……………………………………

- Vuốt:……………………………………

- Cánh:……………………………………

- Toàn thân:………………………………

- Răng:……………………………………

- Đầu:……………………………………..

- Râu:……………………………………..

 

 

Câu 6: Đóng vai Dế Mèn kể lại bài học trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” bằng một đoạn văn.

Câu 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”

a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào.

b. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

d. Nếu là người anh trong tình huống này, em sẽ cư xử thế nào?

Câu 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

b. Nêu nội dung của đoạn trích.

c. Từ câu chuyện của người anh trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình?

Câu 9: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt (...). Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa.”

                                                                                       (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010)

a. Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích?

b. Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?

Câu 10: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những điều kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.”

(Trích “Cô bé bán diêm”, An-đéc-xen)

a. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

b. Tìm 2 cụm danh từ có trong đoạn trích.

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 11: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

… “Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra đến giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”.

      Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp thanh gươm và lặn xuống. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”…

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản là truyền thuyết hay cổ tích?

b. Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

c. Em hãy chỉ ra yếu tố tưởng tượng kì ảo và cốt lõi lịch sử trong đoạn văn trên

d. Ngoài văn bản được trích trên, em hãy kể tên 2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân (Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa thần, Thần Kim Quy)

Câu 12: Hãy liệt kê những chi tiết thể hiện sự đòi hỏi, thái độ, hành động của vợ ông lão đánh cá; phản ứng của ông lão đánh cá và trạng thái của biển trong văn bản truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Phần

Vợ ông lão đánh cá

Ông lão đánh cá

Biển

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

 

 

 

 

Câu 13: Đọc văn bản Điều không tính trước, cho biết nhân vật “tôi” trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,...) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm của nhân vật “tôi”.

Câu 14: Đọc văn bản Chích bông ơi!, cho biết truyện muốn nhắn gửi người đọc điều gì? Đối với em điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Câu 15: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về chủ đề: Bảo vệ động vật hoang dã


Hướng dẫn giải

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”.

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

b. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Nhân vật chính là ai?

c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý sự kiện được nhắc đến

Lời giải chi tiết:

a. Phương thức biểu đạt chính: tự sự

b. Đoạn văn trích từ tác phẩm Thánh Gióng

Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng

c. Ý nghĩa chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”

- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng

- Ý thức đánh giặc cứu tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường, thần kì

- Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi bình thường thì âm thầm, lặng lẽ. Nhưng khi nước nhà có giặc ngoại xâm thì họ vùng lên cứu nước.

Câu 2:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Giặc đã dến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc đóng đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa đều bay thẳng lên trời.”

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì?

b. Xác định ngôi kể và thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

c. Chi tiết: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt” có ý nghĩa gì?

d. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

a.

- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Thánh Gióng.

- Văn bản ấy thuộc thể loại: truyền thuyết

b.

- Ngôi kể thứ ba

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

c. Chi tiết: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt” có ý nghĩa: thể hiện quan niệm của người xưa, người anh hùng phải có sức mạnh về thể xác để có đủ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

d. Nội dung chính: Tráng sĩ (Thánh Gióng) ra trận đánh giặc, thắng giặc và bay lên trời.

Câu 3:

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? Tóm tắt truyện Thạch Sanh.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Thạch Sanh

Lời giải chi tiết:

- Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ.

- Tóm tắt: Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông. Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Tới phiên Lý Thông, hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lý Thông lại lừa chàng đi trốn rồi cướp công của Thạch Sanh. Trong ngày hội nhà vua kén phò mã, công chúa bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh thấy đại bàng cắp người thì bắn nó và lần theo dấu máu vào hang cứu công chúa. Lý Thông lại một lần nữa lừa Thạch Sanh, hắn lấp miệng hang nhốt chàng dưới vực. Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề, chàng được tặng nhiều vàng bạc nhưng chỉ xin một cây đàn trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng vu oan cho Thạch Sanh, chàng bị bắt vào ngục. Trong ngục chàng lôi đàn ra gẩy kể về nỗi oan khiên của mình. Lý Thông bị trừng trị, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh, Thạch Sanh mang đàn ra gảy, 18 nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh nấu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, ăn mãi kg hết, họ kính phục rút quân về nước.

Câu 4:

Liệt kê những thử thách, chiến công của nhân vật Thạch Sanh

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết thử thách, chiến công và nêu nhận xét

Lời giải chi tiết:

STT

Thử thách

Chiến công

Phần thưởng

Vũ khí

Nhận xét

1

Bị lừa đi canh miếu

 

Giết chằn tinh, mang lại hòa bình cho làng xóm

 

Cung tên vàngBúa

- Thử thách bất ngờ, không có sự chuẩn bị trước

- Thạch Sanh bình tĩnh, dũng cảm, có sức mạnh và tài phép phi thường

- Công cụ lao động cũng có thể diệt trừ cái ác

2Giết đại bàngCứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề; mang lại bình yên cho những gia đìnhChiếc đànCung tên

- Thạch Sanh dũng cảm, nhiều tài phép, cả tin

- Không tham lam, không vụ lợi

- Tâm hồn nghệ sĩ

3Bị vu oan  Chiếc đàn

- Dũng cảm, tin tưởng vào công lý, tin tưởng vào bản thân

- Tâm hồn nghệ sĩ, tài hoa

- Tha cho mẹ con Lý Thông => bao dung

4Đánh quân mười tám nước chư hầuĐánh quân mười tám nước chư hầuĐánh lui quân chư hầu, mang lại hòa bình cho đất nướcCưới công chúa, lên ngôi vua

- Chiến thắng bằng lòng vị tha, nhân hậu

- Niêu cơm: khát vọng ấm no; yêu chuộng hòa bình; lòng nhân ái

- Tiếng đàn thần: tiếng đàn tình  yêu; tiếng đàn công lý; tiếng đàn chính nghĩa; tiếng đàn yêu chuộng hòa bình

Câu 5:

 Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống trong sơ đồ sau:

Dế Mèn tự miêu tả hình thức của mình

Cử chỉ, hành động

Tính cách

- Càng:……………………………………

- Vuốt:……………………………………

- Cánh:……………………………………

- Toàn thân:………………………………

- Răng:……………………………………

- Đầu:……………………………………..

- Râu:……………………………………..

  

 

Phương pháp:

Đọc kĩ phần 1 đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (từ đầu đến “có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”)

Lời giải chi tiết:

Dế Mèn tự miêu tả hình thức của mình

Cử chỉ, hành động

Tính cách

- Càng: mẫm bóng

- Vuốt: cứng, nhọn hoắt

- Cánh: dài chấm đuôi

- Toàn thân: nâu bóng mỡ soi gương được và ưa nhìn

- Răng: đen nhánh

- Đầu: to, nổi từng mảng

- Râu: dài, uốn cong

- co cẳng lên đạp phanh phách, đi bạch bộ

- đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung râu

- nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc

- trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu

- cà khịa với tất cả mọi người trong xóm

- quát Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó

- Yêu đời, tự tin

- Kiêu căng, xốc nổi, tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai

Câu 6:

Đóng vai Dế Mèn kể lại bài học trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” bằng một đoạn văn ..ngắn

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Bài học đường đời đầu tiên, chọn một sự kiện em ấn tượng để kể lại.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Sau khi Dế Choắt ra đi bằng những cú mổ đau đớn, tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình. Tôi bồi hồi và suy nghĩ lại về việc làm của mình. Lẽ ra tôi nên cưu mang giúp đỡ anh bạn hàng xóm hiền lành yếu ớt ấy chứ không phải là hách dịch, trịch thượng với anh. Tâm trí tôi ngập tràn sự ân hận và xót xa. Giá như tôi đồng ý cho Dế Choắt đào một cái ngách thông sang nhà tôi, giá như tôi không trêu chọc chị Cốc để người bạn ốm yếu của tôi phải chịu hậu quả đau xót như vậy. Chính tính cách kiêu căng, tự phụ, coi thường và thích trêu chọc người khác của tôi đã làm hại Dế Choắt. Tôi đứng lặng trước nấm mồ chôn Dế Choắt giữa đồng cỏ xanh um tùm và tự hứa sẽ thay đổi cách sống: cần sống hoà đồng, biết sẻ chia và giúp đỡ những người bạn xung quanh mình. Tôi xin rút kinh nghiệm sâu sắc từ đây về sau, tôi sẽ không bao giờ kiêu căng tự phụ nữa.

Câu 7:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”

a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào.

b. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

d. Nếu là người anh trong tình huống này, em sẽ cư xử thế nào?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết, nhân vật xuất hiện

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.

b. Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

c. Nội dung chính: Khắc họa tâm trạng và cách hành xử của người anh khi tài năng của em gái được mọi người phát hiện.

d. Nếu là người anh trong tình huống này, em sẽ cảm thấy vui mừng, cổ vũ, động viên và tạo điều kiện cho em mình phát triển tài năng.

Câu 8:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

b. Nêu nội dung của đoạn trích.

c. Từ câu chuyện của người anh trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết, nhân vật xuất hiện

Lời giải chi tiết:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng:

- So sánh: Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

- Liệt kê: là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ

b. Nội dung chính: Bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương và tâm trạng người anh khi nhìn bức tranh đó.

c. Bài học: Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.

Câu 9:

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt (...). Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa.

                                                                                       (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010)

a. Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích?

b. Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết, nhân vật xuất hiện

Lời giải chi tiết:

a. Phương thức biểu đạt chính: tự sự

b.

* Sự khác nhau trong cách viết của 2 câu văn đã cho:

 - Câu thứ 1: “Họ đã về chầu thượng đế”: Dùng cách nói giảm nói tránh.

 - Câu thứ 2: “Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa”: Không dùng cách nói giảm nói tránh.

* Hiệu quả của cách viết đó:

- Câu 1: Tránh sự nặng nề, tạo cảm giác nhẹ nhàng, phù hợp với tâm lí và khát khao của nhân vật, sự thấu hiểu và tinh tế của nhà văn.

- Câu 2: Nổi bật bi kịch, tăng tiếng nói tố cáo, bức thông điệp gửi đến người đọc càng sâu sắc hơn.

Câu 10:

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những điều kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.”

(Trích “Cô bé bán diêm”, An-đéc-xen)

a. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

b. Tìm 2 cụm danh từ có trong đoạn trích.

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết, nhân vật xuất hiện

Lời giải chi tiết:

a. Phương thức biểu đạt trong đoạn trích: tự sự, miêu tả

b. Cụm danh từ: một em gái, những bao diêm

c. Nội dung chính: Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của những người xung quanh trước cái chết đó.

Câu 11:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

… “Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra đến giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”.

      Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp thanh gươm và lặn xuống. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”…

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản là truyền thuyết hay cổ tích?

b. Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

c. Em hãy chỉ ra yếu tố tưởng tượng kì ảo và cốt lõi lịch sử trong đoạn văn trên

d. Ngoài văn bản được trích trên, em hãy kể tên 2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân (Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa thần, Thần Kim Quy)

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

a.

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản Sự tích hồ Gươm

- Văn bản thuộc thể loại truyền thuyết

b. Đoạn văn kể về sự việc: Đức Long Quân sai sứ giả lên đòi lại gươm thần / hoặc Lê Lợi trả gươm cho Đức Long Quân.

c.

- Yếu tố tưởng tượng kì ảo: lưỡi gươm tự nhiên động đậy, Rùa Vàng biết nói

- Cốt lõi lịch sử trong đoạn văn trên: giặc Minh, Lê Lợi, địa danh hồ Tả Vọng – hồ Gươm – hồ Hoàn Kiếm

d. Một số truyện truyền thuyết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân (Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa thần, Thần Kim Quy) là: Con Rồng cháu Tiên; Sự tích An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy;…

Câu 12:

Hãy liệt kê những chi tiết thể hiện sự đòi hỏi, thái độ, hành động của vợ ông lão đánh cá; phản ứng của ông lão đánh cá và trạng thái của biển trong văn bản truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Phần

Vợ ông lão đánh cá

Ông lão đánh cá

Biển

2

 

 

  
3

 

 

  
4

 

 

  
5

 

 

  
6

 

 

  

 

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Lời giải chi tiết:

Phần

Vợ ông lão đánh cá

Ông lão đánh cá

Biển

2Mụ vợ bắt ông lão quay lại biển xin con cá vàng một cái máng cho lợn ănKhông phản ứng lại, nghe lời mụ vợ cứ thế ra biển xinGợn sóng êm ả
3Mụ đòi một tòa nhà đẹpKhông phản ứng lại, nghe lời mụ vợ cứ thế ra biển xinBiển đã gợn sóng
4Mụ không muốn làm nông dân mà muốn là một bà nhất phẩm phu nhânKhông phản ứng lại, nghe lời mụ vợ cứ thế ra biển xinBiển nổi sóng dữ dội
5Mụ muốn trở thành nữ hoàngKhúm núm với vợ, cãi lại vợ khi biết ước muốn của mụ nhưng rồi vẫn lủi thủi ra biểnBiển nổi sóng mù mịt
6Mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên mặt biển để bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý mụCung kính với vợ, không dám trái lời mụBiển nổi sóng ầm ầm

Câu 13:

Đọc văn bản Điều không tính trước, cho biết nhân vật “tôi” trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,...) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm của nhân vật “tôi”.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản truyện Điều không tính trước

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật “tôi” trong truyện được khắc họa là một học trò nóng nảy, hiếu thắng, bốc đồng... nhưng cũng là người nhân hậu, vị tha...

- Đặc điểm nóng nảy, hiếu thắng, bốc đồng được miêu tả qua hành động tìm vũ khí, qua suy nghĩ phải trả thù thằng Nghi thế nào, qua lời nói bốc đồng với thằng Phước... Đặc điểm nhân hậu, vị tha thể hiện qua hành động ở cuối truyện (sợ Phước bắn Nghi, nhân vật “tôi” đã “hoảng hốt vội nhảy tới một bước, đứng chắn giữa nó và Nghi”) và thái độ vui vẻ, thấy ngượng “đỏ cả mặt” khi bị Phước khích về thức vũ khí hóa học...

Câu 14:

Đọc văn bản Chích bông ơi!, cho biết truyện muốn nhắn gửi người đọc điều gì? Đối với em điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản truyện Chích bông ơi!

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện muốn nhắn gửi chúng ta bài học về tấm lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ người khác, bảo vệ động vật và không nên chọc phá tổ chim, bắt chim non, suy nghĩ cẩn thận trước khi làm một điều gì đó.

- Điều gây ấn tượng sâu sắc với em là cách lồng ghép hai câu chuyện một cách khéo léo tài tình, người đọc chúng ta vừa đọc hiểu câu chuyện vừa có thể rút ra bài học đúng đắn cho mình và vừa có những trải nghiệm thú vị khi đọc truyện.

Câu 15:

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về chủ đề: Bảo vệ động vật hoang dã

Phương pháp:

Dựa vào văn bản Chích bông ơi!, liên hệ thực tế về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã

Lời giải chi tiết:

Động vật là nguồn tài nguyên phong phú của bất kì một quốc gia nào trên thế giới, việc bảo vệ động vật chính là điều cần thiết và tất yếu. Hiện nay, có khoảng 15 triệu sinh vật sinh sống trên trái đất của chúng đa. Các cá thể đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất được tạo nên bởi vô số hệ sinh thái gồm các loài động thực vật cũng như môi trường sống tự nhiên của chúng. Nhiều loài động vật hoang dã tưởng như vô dụng cũng đã cho thấy lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. Người nông dân thường sử dụng các loại côn trùng và động vật ăn sâu bọ để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng. Bên cạnh đó là sử dụng các loại cây trồng chứa độc tố tự nhiên đẩy lùi công trùng gây hại, chúng là những thiên địch, là biện pháp thay thế vừa an toàn, vừa hiệu quả đồng thời còn đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường, ít tốn kém hơn các loại thuốc hóa học tổng hợp. Việc bảo vệ động vật hoang dã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết và đánh giá chất lượng của môi trường.Sự sụt giảm về số lượng chim ưng và đại bàng vào giữa thế kỷ 20 là lời cảnh báo mạnh về mức độ nguy hiểm của thuốc trừ sâu DDT – loại này đang được sử dụng rộng rãi và thường tích tụ lại trong mô của cơ thể động vật (gây suy yếu khả năng sinh sản cũng như ấp trứng của loài động vật này). Trường hợp này sẽ gửi lời cảnh báo tới con người về tác động biến đổi khí hậu cũng như chất gây ô nhiễm môi trường. Một số giải pháp bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam được đưa ra bao gồm: điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép động vật hoang dã, đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả, nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới tất cả mọi hình thức, tiêu hủy tất cả kho sừng tê giác và ngà voi thu giữ được, đóng cửa tất cả các cơ sở nuôi hổ đồng thời chấm dứt các hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát… Động vật hoang dã góp phần không nhỏ vào sự đa dạng sinh học của môi trường sống, vì vậy chúng ta cần phải chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved