Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng đưỡng trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lượi tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ lùng.
a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Xuất xứ từ đâu? Do ai sáng tác?
b. Trong đoạn trích trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
c. Nêu nội dung khái quát của đoạn trích?
d. Vì sao bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ?
Đọc văn bản Trong lòng mẹ và trả lời các câu hỏi:
a. Văn bản thuộc thể loại nào?
b. Văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?
c. Nhan đề của văn bản Trong lòng mẹ có ý nghĩa gì?
d. Ý nghĩa của văn bản Trong lòng mẹ là gì?
Viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu làm rõ ý kiến: Đoạn trích Trong lòng mẹ là bài ca thiêng liêng về tình mẫu tử bất diệt.
Vì sao gọi bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của Văn Công Hùng là bài viết theo thể du kí?
Trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười được thể hiện như thế nào?
Lý thuyết
1. Lý thuyết về kí
Yếu tố | Kí | Du kí | Hồi kí |
Khái niệm | Là loại tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thực | Là thể loại kí ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình | Chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khức |
Đặc điểm | Có kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc, có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc | Phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến | Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời tác giả. |
Người kể | Thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc. Có thể xưng “tôi”, có vai trò như người kể chuyện. Khi kể, tác giả kết hợp trình bày suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của mình về sự việc | ||
Mạch kể | Sự việc thường kể theo trình tự thời gian |
2. Khái quát nội dung chính các văn bản
Văn bản | Tác giả | Xuất xứ | Nội dung chính | Giá trị nghệ thuật |
Trong lòng mẹ | Nguyên Hồng (1918 – 1982) | Trích từ chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu | - Đoạn trích đã thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng thông qua nhân vật mẹ con bé Hồng, thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm và khao khát tình thương yêu; để khi gặp mẹ, khi được nằm gọn "trong lòng mẹ", Hồng tinh tế nhập vào những cảm giác nồng ấm, rạo rực, vui sướng mong đợi bấy lâu. - Đoạn trích còn cho thấy rõ bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, một xã hội đầy những thành kiến cổ hủ, những thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản. | - Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật. - Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản. |
Đồng Tháp Mười mùa nước nổi | Văn Công Hùng (1958) | In trên Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011 | - Tác phẩm đã tái hiện thiên nhiên Đồng Tháp Mười vào mùa lũ một cách chân thực, sinh động hấp dẫn với những sự vật gần gũi thân thuộc nhất. Nội dung tác phẩm mở ra trước mắt người đọc một Đồng Tháp Mười với những đặc điểm riêng biệt, cho người đọc cái nhìn chân thực về nơi đây - Tình cảm chân thành yêu mến của tác giả được bộc lộ một cách tự nhiên | - Giọng văn nhẹ nhàng, lôi cuốn - Kết hợp giữa tự sự và miêu tả - Ngôi kể tự nhiên, chân thật, gần gũi |
Thời thơ ấu của Hon-đa | Hon-đa Sô-i-chi-ro (17/11/1906-5/8/1991) | In trong Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới (Bản lý lịch đời tôi), Nguyễn Trí Dũng dịch, NXB Văn hóa Sài Gòn - Báo Sài Gòn giải phóng, thành phố Hồ Chí Minh, 2006 | - Tác phẩm kể lại một cách chân thực và đầy đủ về tuổi thơ của Hon-đa, giúp người đọc hiểu được hoàn cảnh gia đình, niềm yêu thích và sự quan tâm đặc biệt của ông đối với động cơ, máy móc cũng như những nghị lực phi thường, nỗ lực vượt lên hoàn cảnh để có điều kiện được tiếp xúc và chạm tay tới giấc mơ của mình - Hình ảnh của Hon-đa lúc nhỏ đã truyền động lực tới những ai còn chần chừ, ngại khó và chưa dám quyết đoán để chạm tới ước mơ | - Giọng kể chân thực, gần gũi, văn phong dễ hiểu - Kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm |
Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Trong lòng mẹ xuất xứ từ tập truyện nào?
A. Hận chiến trường
B. Những ngày thơ ấu
C. Máu và hoa
D. Ngậm ngải tìm trầm
Câu 2: Nhan đề Trong lòng mẹ nói lên ý nghĩa gì?
A. Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ
B. Hồng được ngồi trong lòng mẹ
C. Khao khát được sống trong tình yêu thương
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của tác giả nào?
A. Văn Công Hùng
B. Lâm Thị Mỹ Dạ
C. Bình Nguyên
D. Đinh Nam Khương
Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây là gì?
Nói đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ. Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miệt sông nước này. Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. Năm ngoái chúng tôi lại xuống Long An, giữa mùa lũ mà đồng nứt nẻ, dân ngơ ngác haong mang đợi lũ. Bởi nếu không có lũ, nước kiệt đi thì toàn bộ vùng này thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm, nước chỉ còn đọng ở các lung, trấp, đìa, bàu… không dùng được, cây cỏ khô rụi, di chuyển chủ yếu là đi bộ hoặc xe trâu, toàn bộ đời sống sẽ ngưng trệ. Lũ tồn tại song song với người miền Tây như con lộ nào cũng song song một con kinh bên cạnh, làm nên một đặc trưng đồng bằng Nam Bộ. Người ta đào kênh (kinh) để thông thương, để lấy nước, chỉ huy nước, lấy đất ấy đắp đường (lộ), cứ chằng chịt như thế, những con kinh huyết mạch nối những cù lao, những giồng… thành một đồng bằng rộng lớn và đầy bản sắc.
[…] Thế mà nó đơn giản đến không ngờ là gồm những cây tràm kết thành rừng và chim thì dày đặc thành vườn… Tất nhiên không dễ gì để thấy chim bởi phải chiều tối thì chúng mới về, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời. Mà chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều…
(Đồng Tháp Mười mùa nước nổi)
A. Vẻ đẹp của sen Đồng Tháp Mười
B. Món ăn đặc sản nơi Đồng Tháp Mười
C. Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười
D. Giới thiệu khu di tích Gò Tháp
Câu 5: Tác giả Văn Công Hùng không được trải nghiệm điều gì trong chuyến đi đến Đồng Tháp Mười?
A. Thiên nhiên, cảnh vật
B. Con người
C. Ẩm thực
D. Phong tục, nét văn hóa đặc sắc của người Nam Bộ
Câu 6: Tình huống truyện của văn bản Trong lòng mẹ là gì?
A. Cậu bé Hồng chạy theo mẹ và cùng mẹ trở về nhà
B. Mẹ cậu bé âu yếm dẫn bé Hồng về nhà
C. Cậu bé Hồng bất hạnh, sống trong sự tàn nhẫn của họ hàng và sau đó được hạnh phúc khi gặp lại mẹ
D. Người cô dùng những lời lẽ cay nghiệt để nói chuyện với bé Hồng
Câu 7: Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?
Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ. Cách nhà tôi khoảng 4 ki-lô-mét có một tiệm xay lúa. Vào thời đó, một tiệm xay có máy nổ hoạt động như vật là hiếm lắm. Tôi thường được ông tôi cũng đến tiệm này chơi và bị lôi cuốn bởi âm thanh “bùm chát, bùm chát” của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy rất khó tả. Cách đó không xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ “bùm bùm” và bánh răng cưa quay tít, tôi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.
(Thời thơ ấu của Hon-đa)
A. Tuổi thơ của nhân vật “tôi”
B. Xuất thân của nhân vật “tôi”
C. Kỉ niệm học đường của nhân vật “tôi”
D. Kỉ niệm đi xem cuộc biểu diễn máy bay
Câu 8: Nội dung chính của văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa?
A. Cuộc đời sóng gió của Hon-đa
B. Kể lại tuổi thơ và ước mộng của Hon-đa
C. Cung cấp thông tin tiểu sử của Hon-đa
D. Cách Hon-đa tạo ra chiếc xe
Câu 9: Trong văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa, niềm hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật của Hon-đa xuất hiện từ khi nào?
A. Sau khi xem máy bay biểu diễn
B. Từ khi lên lớp 1
C. Từ thuở nhỏ
D. Khi vào Đại học
Câu 10: Đâu là tâm trạng của Hon-đa khi nhìn thấy máy móc chuyển động?
A. Giật mình
B. Sợ hãi
C. Luống cuống
D. Sung sướng
II. Tự luận
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng đưỡng trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lượi tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ lùng.
a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Xuất xứ từ đâu? Do ai sáng tác?
b. Trong đoạn trích trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
c. Nêu nội dung khái quát của đoạn trích?
d. Vì sao bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ?
Câu 2: Đọc văn bản Trong lòng mẹ và trả lời các câu hỏi:
a. Văn bản thuộc thể loại nào?
b. Văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?
c. Nhan đề của văn bản Trong lòng mẹ có ý nghĩa gì?
d. Ý nghĩa của văn bản Trong lòng mẹ là gì?
Câu 3: Viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu làm rõ ý kiến: Đoạn trích Trong lòng mẹ là bài ca thiêng liêng về tình mẫu tử bất diệt.
Câu 4: Vì sao gọi bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của Văn Công Hùng là bài viết theo thể du kí?
Câu 5: Trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười được thể hiện như thế nào?
Câu 6: Trong đoạn trích Thời thơ ấu của Hon-đa, tác giả Hon-đa nhớ lại những việc gì trong thời thơ ấu của mình?
Câu 7: Qua văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?
Câu 8: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cậu bé Hon-đa trong văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa.
Hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm
1 - B | 2 - D | 3 - A | 4 - C | 5 - D |
6 - C | 7 - A | 8 - B | 9 - C | 10 - D |
II. Tự luận
Câu 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng đưỡng trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lượi tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ lùng. a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Xuất xứ từ đâu? Do ai sáng tác? b. Trong đoạn trích trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào? c. Nêu nội dung khái quát của đoạn trích? d. Vì sao bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Trong lòng mẹ
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn văn trích từ tác phẩm Trong lòng mẹ nằm trong chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu do nhà văn Nguyên Hồng sáng tác
b. Tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
c. Nội dung khái quát: niềm sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi được gặp lại mẹ
d. Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ vì:
- Cảm giác sung sướng đến mê li, rạo rực cả người khi được hít thở trong bầy không khí của tình mẫu tử tuyệt vời
- Tất cả mọi giác quan của Hồng đều thức dậy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực, sung sướng cực điểm khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ
Câu 2:
Đọc văn bản Trong lòng mẹ và trả lời các câu hỏi: a. Văn bản thuộc thể loại nào? b. Văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? c. Nhan đề của văn bản Trong lòng mẹ có ý nghĩa gì? d. Ý nghĩa của văn bản Trong lòng mẹ là gì? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Trong lòng mẹ
Lời giải chi tiết:
a. Văn bản thuộc thể loại hồi kí
b. Phương thức biểu đạt tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
c. Nhan đề của văn bản Trong lòng mẹ có ý nghĩa:
- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.
- Nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” là được sống trong tình thương của mẹ, là những khoảnh khắc bình yên, hạnh phúc của cậu bé khi được mẹ chở che, vỗ về.
- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng và phải sống giữa những cay nghiệt của người đời
d. Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương. Đến khi gặp mẹ, được nằm gọn trong lòng mẹ, Hồng có những cảm xúc rạo rực, nồng ấm, vui sướng mong đợi bấy lâu. Qua đó thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng và lên án những hủ tục lạc hậu đã chia rẽ tình cảm gia đình.
Câu 3:
Viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu làm rõ ý kiến: Đoạn trích Trong lòng mẹ là bài ca thiêng liêng về tình mẫu tử bất diệt. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Trong lòng mẹ
Lời giải chi tiết:
Có ý kiến cho rằng đoạn trích Trong lòng mẹ là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Đúng vậy, mặc dù Hồng sống trong sự cô đơn, tủi nhục, nhưng cậu bé vẫn dành tình yêu tha thiết mãnh liệt cho mẹ. Tình cảm ấy là tình cảm tự nhiên, chân thành, xuất phát từ tâm hồn chứ không cần nuôi dưỡng bằng vật chất “mẹ không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thân tôi tới một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Vậy mà chú vẫn yêu thương mẹ, không để những rắp tâm bẩn xâm phạm đến mẹ của mình, bé Hồng vẫn một lòng yêu thương và kính mến mẹ, vượt qua những thành kiến tàn ác, những reo rắc xấu xa. Tình yêu thương tha thiết của bé Hồng dành cho mẹ đã thắp nên niềm tin mạnh mẽ là mẹ sẽ trở về qua câu nói: “Không, cháu không muốn vào. Cuối năm mợ cháu thể nào cũng về”. Vì thương mẹ, bé Hồng căm tức đến tột cùng những cổ tục đã đầy đọa mẹ, bé Hồng đã thầm ước “giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là những vật như hoàn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết lấy về mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Khi được gặp mẹ và được ở trong lòng mẹ thì chú bé Hồng đã sung sướng tới mức cực điểm. Vừa nhìn thấy một người giống mẹ chú đã chạy theo gọi bối rối, điều đó chứng tỏ hình ảnh mẹ luôn thường trực trong tâm trí trong nỗi nhớ và chú luôn khát vọng và khi ở trong lòng mẹ chú đã òa lên khóc nức nở, những giọt nước mắt của mừng tủi, của niềm sung sướng hạnh phúc. Chú Hồng cảm nhận được tình yêu thương tha thiết của mẹ, dường như chú bé đang xà vào lòng mẹ để cảm nhận những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo của mẹ và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường. Qua đó, ta thấy một lần nữa bé Hồng lại được sống trong một thế giới dịu dàng, ăm ắp tình mẫu tử bất diệt.
Câu 4:
Vì sao gọi bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của Văn Công Hùng là bài viết theo thể du kí? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, ngôi kể, nội dung; tham khảo khái niệm du kí
Lời giải chi tiết:
Bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của Văn Công Hùng là bài viết theo thể du kí vì tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.
Câu 5:
Trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười được thể hiện như thế nào? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
Lời giải chi tiết:
Người kể chuyện xưng “tôi” thể hiện tình cảm đối với Đồng Tháp Mười không chỉ qua các từ ngữ “khát khao” và “trân trọng” những món thời trân của đất trời, món ăn nói lên vùng đất và con người phương Nam rất rõ nét; hay cảm giác “bâng khuâng và ngơ ngác” giữa thế giới sen Tháp Mười. Tình cảm thương mến với Đồng Tháp Mười còn biểu hiện qua cách tác giả luận về vai trò của nước lũ đối với mọi mặt trong cuộc sống của người Đồng Tháp Mười: lũ đem lại tôm cá, lũ khiến giao thông thuận lợi,... Ngay ý nghĩ “muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều cũng đã bao hàm trong đó tình cảm của người viết.
=> Tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười là thứ tình cảm yêu mến, trân trọng và khát khao muốn khám phá
Câu 6:
Trong đoạn trích Thời thơ ấu của Hon-đa, tác giả Hon-đa nhớ lại những việc gì trong thời thơ ấu của mình? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích, tái hiện về những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả Hon-đa do chính ông là người kể chuyện. Tác giả Hon-đa nhớ rằng mình học không tốt lắm, học kém môn thực vật và sinh vật - thích thú với pin, cân, ống nghiệm và máy móc, chỉ cần có cơ hội cậu liền tham gia tất cả những hoạt động có liên quan đến máy móc.
Câu 7:
Qua văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích chỉ ra những biểu hiện đã sớm bộc lộ thiên hướng sáng chế kĩ thuật của nhân vật “tôi”, người kể chuyện. Những đam mê kĩ thuật ấy đã giúp ông sau này trở thành kĩ sư máy móc, sáng lập nên một hãng xe máy, xe hơi nổi tiếng khắp thế giới – hãng Hon-đa.
Câu 8:
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cậu bé Hon-đa trong văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa
Lời giải chi tiết:
Tác giả Hon-đa hồi nhỏ được miêu tả trong văn bản là một cậu bé khá hiếu động và thông minh. Tuy lớn lên trong một gia đình nghèo, phải giúp cha mẹ làm việc nhưng không hề than vãn, oán trách hay tỏ ra lười biếng, nản chí mà luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để theo đuổi niềm đam mê của mình. Điều đó cho thấy ông là một cậu bé chăm chỉ, hiếu thảo và có nghị lực, biết vượt lên khỏi hoàn cảnh. Đó không phải là suy nghĩ mà bất cứ cậu bé nào cũng có thể ngộ ra và hiểu được, cũng có thể thấy hoàn cảnh éo le đã giúp Hon-đa biết suy nghĩ và trưởng thành hơn các bạn cùng trang lứa. Vì nhà nghèo, không có tiền đi xem biểu diễn máy bay mà cậu bé mười tuổi đã trốn học đạp xe hai mươi cây số để tới nơi biểu diễn, khi không đủ tiền mua vé vào cửa đã nghĩ ra cách leo lên cây để xem. Cách làm tuy có lạ lùng, táo tợn nhưng đã thể hiện sự nhanh trí và ứng xử, quyết không chịu thua của chú bé mười tuổi trên hành trình theo đuổi đam mê. Hon-đa ngay từ khi còn nhỏ đã rất thông minh, vượt lên hoàn cảnh và cương quyết, thích thứ gì là sẽ theo đuổi đến cùng. Ở cậu bé mười tuổi ấy, ta nhận thấy sự chịu thương chịu khó, nghị lực và cả sự quyết tâm, cố gắng trong nghịch cảnh.
Tập làm văn - Cánh diều
Unit 1. Home & Places
Đề thi học kì 1
PHẦN 5: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
Chủ đề 3. Thầy cô - người bạn đồng hành
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6