Trình bày nguyên nhân và diễn biến cuộc Tây Sơn?

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của minmax
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
level icon
dangngocdiep

15/08/2023

Câu trả lời uy tín

* Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Tây Sơn:
- Tại Đàng Trong, vào năm 1744, chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay vào xây dựng chính quyền trung ương. Lúc này nước ta bị chia cắt làm đôi. Từ giữa thế kỷ 17, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong  suy yếu, quan lại tham ô, kéo bè kết cánh ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân dân. Nông dân bị bắt nộp nhiều thứ thuế, cướp hết ruộng đất.
- Lúc này, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên ngày càng gay gắt. Điều này đã làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa trong đó có khởi nghĩa Tây Sơn. Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ phong trào Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong.
* Diễn biến: Phong trào Tây Sơn phát triển qua bốn đoạn chính:
- Giai đoạn 1771 - 1777:
+ Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
+ Năm 1774, quân Lê - Trịnh vượt sông Gianh đánh chiếm Phú Xuân. Chính quyền chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.
+ Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương.
+ Năm 1777, quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.
- Giai đoạn 1777 - 1785:
+ Quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn Đàng Trong.
+ Sau nhiều lần bị Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. Tháng 7/1784, khoảng 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định. Đầu năm 1785, hầu hết quân Xiêm bị quân Tây Sơn tiêu diệt trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Giai đoạn 1786 - 1789:
+ Giữa năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh chiếm Phú Xuân do quân Lê - Trịnh trấn giữ rồi tiến ra Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.
+ Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, quân Tây Sơn ba lần tấn công ra Thăng Long. Vua tôi nhà Lê rời kinh thành, cầu cứu nhà Thanh.
+ Cuối năm 1788, hàng chục vạn quân Thanh tiến vào Đại Việt và bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
- Giai đoạn 1789 - 1802:
+ Chính quyền Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân, kiểm soát phía bắc Đàng Trong và toàn bộ Đàng Ngoài cũ.
+ Ở vùng đất phía nam, lực lượng của Nguyễn Ánh từng bước chiếm lại Gia Định.
+ Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời. Quang Toản lên thay nhưng không đủ năng lực, nội bộ triều đình mâu thuẫn. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh ra Thăng Long, Quang Toản chạy trốn rồi bị bắt.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
111111111111

19/08/2023

Cuộc Tây Sơn là một cuộc nổi dậy quan trọng trong lịch sử Việt Nam, diễn ra từ năm 1771 đến 1802. Dưới đây là mô tả về nguyên nhân và diễn biến của cuộc Tây Sơn:


Nguyên nhân:

1. Thời kỳ này, triều đại Lê Trung Hưng đã suy yếu và bị tham nhũng nặng nề. Quan lại tham lam và bất công khiến dân chúng gánh chịu gánh nặng khó khăn.

2. Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn do sự can thiệp của các quốc gia lớn như Trung Quốc và Champa.

3. Các gia tộc quý tộc tranh giành quyền lực trong triều đình, gây ra sự bất ổn chính trị.


Diễn biến:

1. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cùng với các người theo phong kiến đã khởi binh chống lại triều đại Lê Trung Hưng.

2. Cuối cùng, sau khi chiếm được Thăng Long (Hà Nội hiện nay) vào năm 1786, Nguyễn Huệ tự xưng là Quang Trung Hoàng đế và thành lập triều đại Tây Sơn.

3. Triều đại Tây Sơn tiến hành cải cách chính trị, quân sự và kinh tế. Họ thực hiện các biện pháp như giảm thuế, loại bỏ quan lại tham nhũng, tăng cường quân đội và khuyến khích nông nghiệp.

4. Năm 1788, Quang Trung đã chiến thắng quân Thanh (Trung Quốc) trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa, gửi tin nhắn mạnh mẽ về sự tự chủ của Việt Nam.

5. Tuy nhiên, sau khi Quang Trung qua đời vào năm 1792, triều đại Tây Sơn bắt đầu suy yếu do tranh chấp về người kế vị và thiếu sự lãnh đạo mạnh mẽ.

6. Cuối cùng vào năm 1802, triều Nguyễn dưới sự lãnh đạo của Gia Long đã lật đổ triều Tây Sơn và thành lập triều Nguyễn mới.


Tóm lại, cuộc Tây Sơn đã xảy ra do sự suy yếu của triều Lê Trung Hưng và các nguyên nhân khác liên quan. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, Tây Sơn đã chiến thắng và thành lập triều đại mới, nhưng sau đó suy yếu và bị lật đổ bởi triều Nguyễn

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
yangne

16/08/2023

đây nha

rotate image
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
aaaaaaaaaaa

15/08/2023

-NGUYÊN NHÂN.


Tại Đàng Trong, vào năm 1744, chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay vào xây dựng chính quyền trung ương. Lúc này nước ta bị chia cắt làm đôi. Từ giữa thế kỷ 17, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu, quan lại tham ô, kéo bè kết cánh ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân dân. Nông dân bị bắt nộp nhiều thứ thuế, cướp hết ruộng đất.

Lúc này, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên ngày càng gay gắt. Điều này đã làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa trong đó có khởi nghĩa Tây Sơn. Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ phong trào Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong.


-DIỄN BIẾN.


Vào năm 1744, Chúa Nguyễn xưng vương ở Đàng Trong, bắt tay vào xây dựng chính quyền trung ương, lúc này đất nước ta bị chia cắt thành 2 nước. Sau khi chính quyền Đàng Trong bị suy yếu, quan lại tham ô, cướp bóc của dân, tịch thu ruộng đất, nông dân rơi vào cảnh khốn cùng. Phong trào nông dân đã bùng nổ ở Đàng Trong. 

Đến năm 1771, phong trào nông dân bùng lên ở Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ đã nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Sau chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ đã dập tắt âm mưu can thiệp của Xiêm. Phong trào Tây Sơn giành được thắng lợi ở các tỉnh phía Nam sau đó phát triển ra Đàng Ngoài diệt chúa Trịnh và thống nhất đất nước. Lúc này, quân Thanh lấy cớ đáp ứng cầu viện của Lê Chiêu Thống đã kéo quân xâm lược nước ta. 

Đến mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789, quân và dân dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung đã tiêu diệt được 20 vạn quân Mãn Thanh xâm lược, giải phóng thành Thăng Long, thống nhất đất nước. Đây cũng là một trong những trận đánh hiển hách được ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc được người đời ca tụng. 

Diễn biến phong trào Tây Sơn

Lật đổ chính quyền họ Nguyễn Mùa Thu năm 1773, nghĩa quân nhà Tây Sơn phần lớn đã kiểm soát được phủ Quy Nhơn. Đến tháng 9 năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã hạ được phủ thành. Đến giữa năm 1774, từ Quảng Nam đến Bình Thuận đều thuộc quyền kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn. 

Biết tin phong trào Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã phái mấy vạn quân tiến vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế). Lúc này chúa Nguyễn không còn khả năng chống cự nên đã vượt biển vào Gia Định.

Lúc này nghĩa quân Tây Sơn bị tơi vào thế bất lợi khi phía Bắc là quân chúa Trịnh, phía Nam là quân chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc lúc này phải tạm hòa hoãn với quân chúa Trịnh để dồn sức đánh quân chúa Nguyễn. Từ năm 1776 - 1783, quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định.

Trong cuộc tiến quân năm 1777, Chúa Nguyễn đã bị bắt, tình hình cai trị của họ Nguyễn ở đàng Trong cũng chấm dứt. Tuy nhiên, Nguyễn Ánh may mắn được chạy thoát và trở thành người đối đầu với quân Tây Sơn.

Hạ thành Phú Xuân - Tiến quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.

Sau khi phong trào Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm, nghĩa quân Tây Sơn đã tính đến việc tiêu diệt chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước. Bấy giờ quân Trịnh đang đóng quân tại Phú Xuân, kiêu căng, bóc lột, đàn áp nông dân khiến dân chúng căm hận. 

Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ dưới sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh đã tiến quân vượt qua đèo Hải Vân để tiến đánh thành Phú Xuân. Đến tháng 6/1786, lợi dụng nước sông lên cao, thuyền của quân Tây Sơn đã tiến đánh sát thành, kết hợp với bộ binh giáp chiến với quân Trịnh. Không có sự phòng thủ, quân Trịnh nhanh chóng bị tiêu diệt. Thừa thắng xông lên, Nguyễn Huệ đã dẫn quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. 

Tranh thủ thời cơ, Nguyễn Huệ đã quyết định tiến quân ra Đàng Ngoài với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh” và kêu gọi hưởng ứng từ nhân dân. 

Ngày 21/7/1786, Nguyễn Huệ dẫn quân tiến đánh thành Thăng Long, chúa Trịnh bị bắt, chính quyền chúa Trịnh chính thức vị sụp đổ.

Nhờ vào chiến thắng ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, phong trào Tây Sơn đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự thống nhất đất nước.

Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản – Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.

Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ đã cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An để giúp Nguyễn Văn Duệ. Tuy nhiên sau khi nghĩa quân Tây Sơn rút khỏi, Bắc Hà trở nên rối loạn. 

Lê Chiêu Thống không thể dẹp hết những cuộc nổi dậy của con cháu họ Trịnh, phải nhờ đến sự giúp đỡ của Nguyễn Hữu Chỉnh. Lúc bấy giờ Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đã chia nhau thống lĩnh 3 vùng. Sau khi đã giúp đỡ được Lê Chiêu Thống đánh tan tàn dư họ Trịnh thì lại muốn xây dựng cho mình một đội quân riêng và ra mặt chống lại nghĩa quân Tây Sơn.

Lúc này Nguyễn Huệ đã sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc để trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh. Sau khi Vũ Văn Nhậm tiêu diệt được Nguyễn Hữu Chỉnh thì hắn ta lại tiếp tục có mưu đồ riêng. Đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ đã đích thân dẫn quân tiêu diệt Vũ Văn Nhậm. Lúc này bè phái của Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền tại Bắc Hà dưới sự giúp đỡ của Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp,…

Đánh tan quân Xiêm với Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)

Một trong những trận chiến vang danh sử sách của phong trào Tây Sơn nhất định không thể bỏ qua trận chiến Rạch Gầm - Xoài Mút. 

Sau khi chạy trốn, Nguyễn Ánh đã cầu cứu vua Xiêm để giành lại chính quyền. Tháng 7/1784, quân Xiêm kéo 5 vạn quân vào Gia Định. Chúng chia thành hai nhánh: 2 vạn thuỷ binh tiến vào Rạch Giá Kiên Giang, 3 vạn vộ binh xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ. Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ dẫn quân tiến vào Gia Định, lập doanh trại ở Mỹ Tho, lựa chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút đặt làm trận địa tiêu diệt địch. 

Vị trí đắc địa tạo nên chiến thắng vang dội của phong trào Tây Sơn, khúc sông này dài khoảng 6km, chiều rộng hơn 1km, có khúc rộng đến 2km. Sau khi bố trí xong trận địa mai phục, đến rạng sáng ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ đã dùng mưu và lừa quân Xiêm tiến vào trận địa mai phục sẵn. Toàn bộ thuỷ quân của ta ở các mũi lao ra phục kích khi địch đang xuôi theo dòng nước. 

Quân Xiêm bị đánh tan tác và không kịp trở tay, binh lính bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn khoảng vài nghìn tên còn sống sót bỏ chạy về nước, Nguyễn Ánh lại một lần nữa trốn thoát, sang Xiêm lưu vong. 


Phong trào Tây Sơn đánh đuổi quân Thanh

Vào cuối năm 1788, quân Thanh đã cử Tôn Sĩ Nghị đem theo 29 vạn quân chia làm 4 đạo quân tiến vào nước ta.

Sau khi phong trào Tây Sơn giành được thắng lợi, tháng 12/1788 Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Sau khi nhận được tin cấp báo, ông lập tức dẫn quân ra Bắc. Ra đến Tam Điệp, Quang Trung đã chia quân thành năm đạo tấn công: 

Đạo quân chủ lực: Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng tiến vào Thăng Long.

Đạo quân thứ hai và thứ ba: Thực hiện nhiệm vụ đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo quân chủ lực.

Đạo quân thứ tư: Thực hiện nhiệm vụ tiến về Hải Dương.

Đạo quân thứ năm: Tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang) để chặn đường rút lui của địch.

Vua Quang Trung đã cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán trước đó, để đến 30 Tết sẽ tiến hành xuất quân.  

Theo như kế hoạch, vào đêm 30 tết, quân địch đang không có sự phòng bị, quân ta đã vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) tiến vào tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. 

Đêm mồng 3 Tết, quân ta đã bí mật vây đồn Hà Hồi, quân Thanh bị đáp úp bất ngờ nên đã hạ toàn bộ khí giới đầu hàng. 

Đến rạng sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh vào đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn trọng yếu của địch với hơn 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Tuy nhiên nhờ vào sự dẫn binh tài tình của tướng lĩnh phong trào Tây Sơn, quân Thanh đã chống chọi không nổi, bỏ chạy tán loạn, giẫm đạp lên nhau. Đến trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng đã tiến vào lấy lại thành Thăng Long. 

Thành lập vương triều nhà Tây Sơn

Sau khi phong trào Tây Sơn giành được thắng lợi, năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế lấy hiệu là Thái Đức, thành lập ra vương triều Tây Sơn. 

Năm 1788, Nguyễn Huệ kế ngôi và lấy hiệu là Quang Trung. Sau khi lên ngôi và đánh tan quân Thanh xâm lược, ông thành lập nên chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. 

Ngoài ra, Quang Trung còn lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội

Về lĩnh vực ngoại giao, Quang Trung chủ trường hòa hảo với nhà Thanh, giữ mối quan hệ tốt đẹp với Lào và Chân Lạp

Ngày 16 tháng 9 năm 1792, vua Quang Trung qua đời, Quang Toản nối ngôi. Từ đó, cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh bước sang chương mới. Đến năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn, thống nhất đất nước.


-Kết quả của Phong trào Tây Sơn

Đây là một trong những phong trào nông dân được đánh giá là tiêu biểu và điển hình của phong trào nông dân trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nhờ vào tinh thần đoàn kết của toàn dân cùng với đường lối lãnh đạo đúng đắn, phong trào đã liên tiếp giành được những thắng lợi lớn, không ngừng lớn mạnh về quy mô, giải quyết triệt để các vấn đề giai cấp. Có thể nói, thành quả lớn nhất của phong trào Tây Sơn là đã tiêu diệt được chính quyền phong kiến phản động Lê - Trịnh - Nguyễn, thống nhất đất nước. Ngoài ra, phong trào này còn vượt ra khỏi phạm vi đấu tranh giai cấp vươn lên đảm nhận vai trò chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc. 


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Cuộc nổi dậy Tây Sơn là một cuộc cách mạng nông dân do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo. Nó bắt đầu từ miền Trung Việt Nam vào năm 1771, các lực lượng cách mạng phát triển và sau đó lật đổ các gia đình quý tộc Việt Nam cầm quyền và triều đại cầm quyền, sau đó các nhà lãnh đạo Tây Sơn tự mình lên ngôi làm chúa của Việt Nam và giữ quyền lực cho đến khi bị Nguyễn Phúc Ánh, một người con của chúa Nguyễn trước đó bị Tây Sơn lật đổ, lật đổ¹.


Cuộc nổi dậy Tây Sơn được biết đến là cuộc nội chiến Việt Nam từ 1771-1802, là một loạt các xung đột quân sự liên kết theo cuộc nổi dậy của nông dân Việt Nam Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo. Chúng bắt đầu vào năm 1771 và kết thúc vào năm 1802 khi Nguyễn Phúc Ánh hay Hoàng Đế Gia Long, một người con của chúa Nguyễn, đánh bại Tây Sơn và thống nhất Đại Việt, sau đó đổi tên nước thành Việt Nam¹.


Cuộc khởi nghĩa ban đầu có một cơ sở xã hội rộng rãi, thu hút từ các tầng lớp nông dân và thương nhân, và tìm kiếm cải cách chính trị và xã hội². Vào năm 1778, ba anh em đã chiếm ưu thế ở miền Trung và miền Nam Việt Nam và cuối cùng đã chiến thắng các đối thủ của họ ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1786-87².



Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
Timi

15/08/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nguyên nhân của cuộc Tây Sơn bao gồm các yếu tố sau:

1. Suy yếu của chính quyền họ Nguyễn: Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu và mục nát. Số lượng quan lại tăng quá mức, việc mua quan bán tước khá phổ biến. Quan lại và cường hào đàn áp bóc lột nhân dân vô cùng dã man.

2. Tham nhũng và bất công trong triều đình: Trong thời gian đó, tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành và khét tiếng tham nhũng.

3. Khổ cực của nông dân: Nông dân mất ruộng đất, phải nộp nhiều thứ thuế và nộp lâm thổ sản quý, đời sống vô cùng khổ cực.

4. Mâu thuẫn xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng tăng cao, dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

Diễn biến của cuộc Tây Sơn như sau:

- Thời gian: Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào năm 1771.

- Lãnh đạo: Cuộc khởi nghĩa được lãnh đạo bởi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

- Căn cứ: Cuộc khởi nghĩa có căn cứ ở Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai) và Tây Sơn Hạ Đạo (Tây Sơn, Bình Định).

- Mục tiêu và biện pháp: Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xoá nợ cho nông dân và bãi bỏ các thứ thuế. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đổ chính quyền họ Nguyễn và xóa bỏ ranh giới đất nước.

Cuộc Tây Sơn đã có những diễn biến quan trọng trong lịch sử Việt Nam, tạo ra nền tảng cho sự thống nhất quốc gia và mở ra một giai đoạn mới trong văn minh Đại Việt.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi