câu 1: chỉ ra tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong các câu thơ sau: "Tiếng khoan như gió thoảng rừng thông Trong rừng đôi hạt kêu đêm không Mạnh như sét đánh tan bia đá Buồn như Trang ốm Việt n...

rotate image
ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của 🙏🙏🙏
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

14/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Trong các câu thơ trên, phép so sánh được sử dụng để tạo ra hình ảnh mạnh mẽ và sống động. Ví dụ, "Tiếng khoan như gió thoảng rừng thông" so sánh tiếng khoan với gió thoảng trong rừng thông, tạo ra hình ảnh âm thanh mạnh mẽ và tự nhiên. "Buồn như Trang ốm Việt ngâm nồng" so sánh sự buồn của Trang với cảm giác ngâm nồng, tạo ra hình ảnh cảm xúc sâu sắc. Câu 2: Tác giả trong bài thơ thể hiện cảm nhận về tình cảm của mình thông qua việc miêu tả về những giá trị và kỷ niệm trong quá khứ. Tác giả có cảm giác buồn và tiếc nuối về sự thay đổi và mất mát trong cuộc sống. Tuy nhiên, tác giả cũng thể hiện sự trân trọng và tôn vinh những giá trị đã qua đi. Câu 3: Suy nghĩ của anh chị về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị trong quá khứ Long thành cầm giả ca là rằng, những giá trị và kỷ niệm trong quá khứ là một phần quan trọng của lịch sử và văn hóa của một dân tộc. Chúng đại diện cho sự phát triển và thăng hoa của một thời kỳ và mang lại những bài học quý giá cho thế hệ sau. Việc trân trọng và bảo tồn những giá trị này là cách để chúng ta không quên nguồn gốc và giữ vững nhận thức về bản sắc dân tộc.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
haluhalu

14/10/2023

Câu trả lời uy tín

Câu 1: 

So sánh: 

+ “Tiếng khoan” như "gió thoảng rừng thông”

+ Trong “như” đôi hạc kêu đêm không

+ “Mạnh" như “sét đánh tan bia đá”

+ Buồn “như” Trang ốm Việt ngâm nồng.

→ Tác dụng:

+ Làm câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm.

+ Nổi bật được cái hay, cái đẹp của tiếng đàn lúc thì uyển chuyển, lúc thì dữ dội, khoan nhặt, trong vắt, tiếng đàn khơi dậy sự đồng cảm và cảm xúc trong người nghe.

+ Ca ngợi và thể hiện tài năng của người đẹp Long Thành.

Câu 2: Cảm nhận:

     Mở đầu bài Long Thành Cầm Giả Ca, Nguyễn Du viết một bài Tiểu Dẫn văn xuôi. Trong đó, mô tả sắc đẹp, tính cách của nàng Cầm và những lần ông gập gỡ nàng. Ngoài hai lần đầu và cuối tả trong bài thơ, còn có những lần, ông được nghe nàng đàn hát ở nhà anh ông ở Thăng Long thời Tây Sơn. Sau cùng, là những xúc động khi gập lại nàng Cầm tiều tụy bây giờ, vì vậy ông làm bài thơ này.

    Sau bao ngày luân lạc, bây giờ đây Nguyễn Du đường đường là một vị đại quan sứ thần cầm đầu sứ đoàn nước nhà sang Trung quốc. Khi đi ngang qua Bắc Thành, trong đêm tiệc chiêu đãi của Tuyên Phủ, thoảng nghe tiếng đàn trổi bài nhạc cũ, ông lắng tai chú ý, lập tức lòng riêng bồi hồi nhớ lại:

                               "Bỗng nhiên nhớ lại hai mươi năm về trước
                                Hồ Giám chiếu hát từng thấy người."

      Đó là nàng Cầm ngày xưa, xinh đẹp lộng lẫy, long lanh như hạt ngọc báu giữa Thăng Long. Tiếng đàn tuyệt vời của nàng vượt lên hết các âm thanh trên đời, hoàn hảo dưới đôi tay danh cầm lịch lãm:

                                      “Thoắt chuyển năm âm tay lướt biến”

      Bao nhiêu người say mê, nhất là các quan khách hào sảng Tây Sơn. Ôi, triều đại Tây Sơn, triều đại đã đại phá hai mươi vạn quân Thanh, nhưng đồng thời, họ cũng đạp đổ tiêu tan thể chế vua Lê chúa Trịnh mà Nguyễn Du đã sống. Họ là kẻ thù của ông thời đó. Chính ông đã nhiều lần muốn tham gia vào việc nổi dậy chống lại họ. Thế mà, sự sụp đổ của họ đã làm ông đau lòng.

     Giờ đây, trong bữa tiệc của Tuyên Phủ, ông nhìn nàng Cầm tang thương dâu bể, trong cơn tiêu vong của cơ nghiệp Tây Sơn Quang Trung Nguyễn Huệ lẫy lừng. Cả một triều đại kiêu hùng hào sảng vinh quang đến tột vời... Vậy mà, trong phút chốc đã không còn gì nữa hết. Ôi, ngồi kia là người đào nương nhân chứng duy nhất đang tấu lại khúc đàn xưa. Tiếng đàn tuyệt vời ngày cũ đang thánh thót, ngân nga. Nhưng, tiếng đàn hôm nay ấp ủ những đau đớn ê chề, những giọt lệ chôn dấu nghẹn ngào:

                             "Thánh thót khúc xưa ẩn lệ rơi
                              Lọt tai, lắng tiếng, dạ bồi hồi..."

      "Kẻ thù ta cũng chỉ là người", cũng trải qua hết mọi vui xướng, mọi đắng cay. Thương biết bao nhiêu, đồng cảm biết bao nhiêu! Nước mắt chứa chan, với tâm từ bi, thi nhân khóc cho nhân thế, khóc cho cuộc bể dâu, khóc cho kẻ cựu thù, khóc cho nàng Cầm bé nhỏ ủ ê, tàn phai không còn chút dáng vẻ nào của những ngày tươi đẹp huy hoàng cũ:

     Tất cả nỗi thương tâm đúc kết vào hai câu thơ của vị sứ thần thi sĩ:

                                "Cơ nghiệp Tây Sơn tan tành hết
                                 Đào nương còn đó một nàng "

      Riêng Nguyễn Du, khi chấm hết bài thơ ông ngơ ngẩn mơ về lúc ngồi trên chiếu tiệc, có nàng Cầm vừa đó:

                            Đôi mắt trừng trừng lòng tưởng nhớ
                              Thương ôi, đối diện chẳng biết gì !

      Trong câu thơ cuối cùng này Nguyễn Du cho là lúc ngồi trên chiếu tiệc đó, hai người cùng không nhận ra nhau. Tôi cho rằng không phải, cô Cầm có nhận ra Nguyễn Du ! Làm sao một nghệ sĩ như cô, mà có thể quên được người tri âm tuyệt diệu là Nguyễn Du ngày trước! Tri âm khó có đến hai người, hơn nữa hôm nay, thi hào chính là người khách chính của buổi tiệc, cả dinh Trấn Thủ ai chẳng xì xào bàn tán về quan chánh sứ, một người của Thăng Long thuở trước. Thế nhưng, cô Cầm có gan đền mấy cũng không dám đứng lên nhân bạn, cô phải câm lặng, và chỉ có thể bộc lộ bằng ngón đàn của mình, cho nên, tiếng đàn mới rung động dường ấy, mới thấm thía dường ấy... và thi hào Nguyễn Du, thật xứng đáng là người tri âm, vừa nghe thấy tiếng đàn trổi bài nhạc ngày xưa đã:

                                                Lọt tai , lắng tiếng dạ bồi hồi..

       Sau buổi tiệc, ông đã dò hỏi để được biết chính là người cũ, ông đã viết bài thơ tuyệt tác này về nàng.

       Riêng cá nhân Nguyễn Du khi viết bài ca tụng quân thần Tây Sơn hào sảng, thương xót họ đã bị tiêu tan cơ nghiệp, ông đã thật can đảm, ngang nhiên không e sợ lệnh của vua Gia Long: Phá lăng, đào mộ, bỏ tù xương cốt, huỷ bia đá, gia hình giết tù binh thất thế quá tàn nhẫn, cũng như cấm nhắc tới nhà Tây Sơn.

Câu 3:

     Quá khứ dẫu đã trôi đi nhưng ta luôn phải trân trọng quá khứ. Chính những điều đã qua dù khổ đau hay hạnh phúc cũng đã đem đến cho ta muôn ngàn bài học. Và cũng vì những trải nghiệm ấy đã làm nên ta của hiện tại để ta biết phải sống và hành xử ra sao. Con người không có quá khứ thì đâu thể lớn lên? Người không trân trọng quá khứ thậm chí xấu hổ về quá khứ đã và đang phủ nhận chính mình. Quá khứ chẳng có gì là xấu khi nó luôn ở đó để nhắc nhở ta phải thay đổi mình, phải cố gắng không ngừng trên dòng đời đầy rẫy những khó khăn này! Hiện tại của ta, hạnh phúc của ta, tương lai của ta, tất cả đều được bay lên từ chính quá khứ đầy ắp gian truân!

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi