03/11/2023
03/11/2023
*
“Mùa hoa cải bên sông” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, cũng là tên của tuyển tập truyện ngắn gồm 37 truyện hay nhất của ông. Tác phẩm này được viết cách đây hơn 30 năm, đã được dựng thành phim “Lời Nguyền Của Dòng Sông” do Khải Hưng làm đạo điễn, từng đoạt giải vàng liên hoan phim truyền hình quốc tế tại Bỉ năm 1993.
“Mùa hoa cải bên sông” là truyện chủ đạo của tập truyện. Mở màn với hình ảnh một ghe cát “cô độc” neo đậu trên bến sông Đáy. Trên chiếc ghe ấy, ông Lư sống cùng với ba đứa con Cát, Sỏi, Chinh. Căm hận những con người trên bờ đã xua đuổi gia đình ông sau cái chết của người vợ bị dịch bệnh, ông Lư đã chôn vợ dưới đáy dòng sông và thề rằng dòng họ của ông sẽ mãi mãi không bước lên bờ. Cuộc sống trôi nổi trên sông làm cho ba đứa trẻ Sỏi, Cát, Chinh vô cảm với thế giới. Rồi bọn trẻ trưởng thành và ý thức được cuộc sống bức bối hiện tại nhưng không ai dám vượt khỏi cái bóng quá lớn của người cha. Cô con gái út tên Chinh không cưỡng nổi sức hút của cuộc sống trên bờ, nơi cô lén cha đặt đôi chân nhỏ lên bãi bồi phù sa mịn màng để nằm trên thảm cỏ xanh non, ngửi mùi thơm hoa dại, lắng nghe tiếng lào xào của lá ngô đùa gió, hái những bông cải vàng tươm và hơn hết là tình yêu đầu đời với chàng thanh niên chân chất tên Thao. Niềm khao khát hạnh phúc của đôi trẻ bị vùi dập bởi sự mê muội, bảo thủ của người cha. Tuy nhiên đoạn cuối của câu chuyện gợi mở về niềm tin về hạnh phúc nảy mầm từ trong đau khổ, tuyệt vọng: “Thao bỗng thấy trái tim rung lên, đập hối hả. Bỗng anh quỳ xuống bên luống cải nhà mình. Trước mắt anh, trên mặt phù sa rụng lấm tấm nhưng cánh hoa mỏng và từ đó cứ kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn”
Không gian truyện của Nguyễn Quang Thiều là làng quê với cảnh vật và tâm tình “người quê” dung dị, hiền hòa nhưng gợi mở nhiều nỗi niềm. Từ hình ảnh hai bà lão tóc bạc, còm cõi ngồi trong một căn chòi rách hồi tưởng về hai người chồng của họ đã hy sinh trong chiến tranh trong truyện ngắn “Hai người đàn bà xóm Trại”, đến truyện “Lời hứa của thời gian” khai thác nỗi đau của nhân vật Miêng - người lính duy nhất sống sót sau trận càn của địch trên một ngọn đồi. Nơi những đồng đội của ông đã ngã xuống, những cây thông do ông Miêng trồng cứ ngày ngày mọc lên xanh tốt, bao phủ cả một ngọn đồi để che mát cho những người đã khuất.
Trong tập “Mùa hoa cải bên sông” có truyện kết thúc với nỗi đau âm ỉ, đầy trăn trở như: “Thị trấn những cây bàng cụt”, “Người với hoa tầm xuân”, “Giấc mơ hoa cỏ trắng”, “Người nhìn thấy mặt trăng thật”, “Hương khúc nếp cuối cùng”, “Gió dại” nhưng cũng có truyện gieo vào lòng người niềm tin yêu về sự bình yên, hạnh phúc như: “Chiếc lông chim màu đỏ”, “Tiếng gọi lúc hoàng hôn”, “Người đàn bà tóc trắng”
Đọc “Mùa hoa cải bên sông” người ta cảm nhận được rằng: trong mọi hoàn cảnh khổ đau số phận của con người được định đoạt bởi chính niềm tin và sự can đảm vượt lên của chính họ.
* Dù thời gian có thay đổi thế nào thì những kí ức về chiến tranh đâu thương có lẽ sẽ vẫn sẽ luôn không thể nào nguôi ngoai trong lòng những người chứng kiến và từng chịu đựng. Có người sẽ luôn giữ nó trong tim mình nhưng cũng có người như tác giả Bảo Ninh, muốn gửi gắm nó lại qua những trang giấy, qua những câu chuyện ngắn bằng những lời tự sự chân thành mà đầy tình cảm. “Bí ẩn của làn nước” chính là một tác phẩm truyện ngắn mà tác giả muốn thông qua nó kể lại câu chuyện của mình và nhờ những trang giấy lưu giữ những kí ức ấy.
“Bí ẩn của làn nước” kể về câu chuyện bi thương trong kí ức của tác giả về làn nước lũ năm ấy. Ông là người canh gác vị trí hộ đê trên điển, dù nghe tin vợ trở dạ nhưng vẫn vì trách nhiệm mà không hể quay về nhà chứng kiến khoảnh khắc con gái ra đời, ở bên nắm tay vợ, chăm sóc vợ. Tuy nhiên năm ấy, vào đúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, Mỹ ném hàng loạt bom phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng, đê vỡ như cơn đại hồng thủy lấn vào làng. Ông chạy vội về nhà, trong đầu chỉ có con và vợ. Nước ngập hết cả làng, hai người kéo theo đứa con trai cùng ôm trọn đứa con bé nhỏ vừa ra đời vào lòng mà chạy. Hai người vật lộn với những làn nước dữ, leo được lên mái nhà thì gặp phải đợt lũ thứ hai, mái nhà bị cuốn trôi may mắn thay lại vướng vào thân đa trước đình làng. Nhờ đó mà gia đình nhỏ đã sống sót gắng gượng bám vào cành cây.
Thời gian trôi, mực nước cũng ngày càng dâng cao. Cây đa đầy người hơn, mọi người đều cố gắng hết sức để bám vào nó. Một tay bám vào cây, một tay ôm người vợ mới sinh mà ốm yếu, người chồng người cha đã cố gắng hết sức mình để bảo vệ gia đình nhỏ. Khoảng gần sáng, nghe thấy tiếng kêu cứu của người phụ nữ dưới nước, dù đã cố gắng níu tay xuống nhưng vẫn không thể cứu được, tác giả đã cảm thấy rất có lỗi với họ. Rồi cành cây gãy, người vợ cùng đứa con trai và đứa con gái mới sinh bị rơi xuống nước, ông vội lao xuống theo, may mắn đưa đứa bé mới inh lên bờ nhưng lại không thể cứu được vợ và con trai của mình. Con người có mạnh đến mấy cũng không thể chống được với thiên nhiên. Khi tỉnh lại, ông đã thấy mình nằm trên con thuyền cứu nạn đầy ắp người. Nhìn thấy đứa con gái bé nhỏ của mình nằm trong vòng tay người khác, nghe những lời an ủi của người lạ khiến ông không thể chịu nổi mà khóc lớn.
Tới nay, dù ông cũng đã già đi, con gái cũng đã lớn lên trở thành cô thiếu nữ xinh đẹp, dù dòng chảy của thời gian và của dòng nước kia đã trôi qua rất nhiều nhưng những kí ức đau thương quá khứ vẫn không thể nào nguôi ngoai.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời