avatar
level icon
irlys

03/04/2024

viết bài văn về nghị luận bàn về lòng tự trọng trong cuộc sống ( 400-500 chữ ) Chép mạng= 1 sao, báo cáo

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của irlys
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

03/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của con người. Đây không chỉ là phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng của mọi suy nghĩ và hành động. Người có lòng tự trọng sẽ thể hiện sự nhận thức và hành động đúng đắn, sống tích cực và góp phần giúp ích cho xã hội. Trong ứng xử với người khác, lòng tự trọng chính là bàn đạp thúc đẩy mối quan hệ giữa con người với con người, giúp con người đối xử với nhau có chừng mực, có sự tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, lòng tự trọng còn mang lại nhiều yếu tố tích cực trong cuộc sống, từ việc xây dựng nhân cách cá nhân cho đến thành công trong cuộc sống. Những người có lòng tự trọng thường được mọi người yêu quý và kính trọng. Họ cảm thấy được sống cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. Lòng tự trọng luôn đi liền với sự tự giác, nỗ lực, và là nhân tố thúc dẩn sự thành công của con người. Tuy nhiên, để duy trì lòng tự trọng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Cuộc sống hiện đại với áp lực từ công việc, gia đình, xã hội có thể khiến cho lòng tự trọng bị lung lay. Do đó, chút kiên nhẫn và ý chí quyết tâm là điều cần thiết để duy trì và phát triển lòng tự trọng. Tự trọng không chỉ là việc coi trọng bản thân mà còn là việc biết bảo vệ bản thân khỏi sự xâm phạm của người khác. Đây là yếu tố quan trọng để duy trì danh dự và phẩm chất cá nhân. Trong cuộc sốg hiện nay, việc nuôi dưỡg lòng tự trg cho các em thiếu niên rất qtrong để giup cac em co the tu tin va manh me hon trong csog hang ngaq. Chính vì lí do này ta can song voi long tu trong de cuoc song them phan nhan van hon. Tổg ket la long tu troq la mot yeu to lam nen gia tri cao dep va co y nghia to lon doi voi moi caq inq
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
mytran284

03/04/2024

Câu trả lời uy tín

Đạo đức nhân phẩm là phần quan trọng không thể thiếu đối với bản thân con người, trong đó lòng tự trọng là một đức tính vô cùng cần thiết, là vũ khí mạnh mẽ nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Nhưng đôi khi nó cũng tiềm ẩn sức mạnh đối lập giúp chúng ta sống tốt hơn nhưng cũng có thể làm thay đổi, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của ta. Vậy phải thế nào để có thể điều khiển tốt cái gọi là lòng tự trọng của bản thân?

Bản thân con người không ai hoàn hảo một cách tuyệt đối nhưng họ luôn hướng đến việc rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để ngày một hoàn thiện nhân cách. Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất như thế, thế nào là lòng tự trọng? Hiểu đơn giản đó là sự tôn trọng bản thân mình, ý thức, trân trọng những danh dự, phẩm giá, nhân cách của chính mình, có niềm tin vào những giá trị mà mình đang có, biết nỗ lực phát huy những khả năng tiềm ẩn đang sở hữu và tin tưởng rằng bạn sẽ thành công trong cuộc sống. Ngoài việc có những quan điểm nhất định về bản thân thì người có lòng tự trọng còn biết mình, biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân phải hổ thẹn, sống chính trực ngay thẳng và luôn giữ gìn đạo đức của mình dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, biết bảo vệ đấu tranh cho lẽ phải, lẽ công bằng. Đồng thời dám nhìn nhận những sai trái lỗi lầm của mình và biết sửa chữa chúng để ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn. Mỗi người đều có lòng tự trọng của riêng mình nhưng lại có những mức độ khác nhau. Lòng tự trọng của nhiều người được đánh giá cao nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không biết lắng nghe người khác nói. Khi có lòng tự trọng lành mạnh bạn sẽ suy nghĩ tích cực hơn, đúng đắn về bản thân và có thái độ khá lạc quan về mọi thứ diễn ra trong cuộc sống. Khi đối diện với khó khăn, thất bại họ sẽ có tự tin rằng mình sẽ vượt qua được nó và cố gắng hết mình, hơn nữa họ còn có nhận thức được mình có giá trị, có ích, có những đức tính cần thiết của con người. Với những người có lòng tự trọng thấp, họ thường nhìn nhận bản thân, thế giới xung quanh và cả tương lai theo hướng tiêu cực. Khi gặp phải chông gai, sóng gió, bạn sẽ bắt đầu có thái độ nghi ngờ rằng mình có vượt qua được hay không, đánh giá thấp bản thân mình và dùng cách tránh né chúng. Thấy lo lắng, buồn rầu, chán nản, buông xuôi và không có động lực sống nào cả, chỉ biết ngồi đó trách móc số phận, cuộc đời, không ai là có lòng tự trọng thấp từ khi sinh ra. Nguyên nhân là gì? Nó là kết quả từ những trải nghiệm của ta trong cuộc sống, có thể là đã từng bị trừng phạt, thất bại thê thảm,bị bỏ rơi, bị bắt nạt bạo hành hay không đáp ứng được kỳ vọng của người khác, thiếu đi sự yêu thương, chia sẻ từ đó họ tự đúc kết, rút ra những suy nghĩ, quan điểm tiêu cực về bản thân, như tự gắn những cái mác: Mình không đủ tốt, mình thật sự không giỏi, thật là tồi tệ, người không có ý chí vươn lên nỗ lực cải thiện. Tuy nhiên, cuộc sống là một quá trình trưởng thành, những quan điểm ấy sẽ được điều chỉnh, thay đổi phù hợp hay không là còn tùy thuộc vào mỗi người.

Tự trọng là điều kiện không thể thiếu để phát huy tối đa sức mạnh và phẩm chất của mỗi cá nhân, bạn đã là một người có lòng tự trọng tốt hay chưa. Nếu bạn hi sinh lợi ích riêng của mình, sẵn sàng chịu thiệt thòi để giúp đỡ, hỗ trợ những người gặp khó khăn bất hạnh trong cuộc sống nhưng lại bị ai đó nói là ngu ngốc và lo chuyện bao đồng không cần thiết thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Nếu câu trả lời của bạn là rất buồn thì bạn đang bị sĩ diện chi phối. Còn khi bạn trả lời là bạn không thấy buồn gì mà bỏ qua tất cả những lời nói đó, từ trong sâu thẳm bạn rất tin tưởng, nhận thức được những gì mà mình đang làm và muốn làm thì chứng tỏ bạn là một người có lòng tự trọng và tự chủ. Vậy biểu hiện đầu tiên là người có lòng tự trọng luôn biết giá trị của bản thân mình, biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy vì người có lòng tự trọng luôn biết bảo vệ tự trọng của bản thân mình. Thứ hai là biết kiềm chế nhiều nhu cầu, ham muốn thấp kém, mang tính bản năng, họ kiên quyết không tham tiền bạc danh lợi của cải bất chính kể cả khi bị xúi giục, dụ dỗ. “Thà chết vinh còn hơn sống nhục ”, họ nhất định trả lại những thứ không thuộc về mình, biểu hiện tiếp theo là người có lòng tự trọng luôn cố gắng sống đúng những chuẩn mực đạo đức xã hội, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nghiêm túc nghĩa vụ của công dân, quyết không làm việc xấu, chỉ hưởng những gì mà mình xứng đáng được nhận, sống trung thực, biết tuân thủ pháp luật. Họ chạy xe cẩn thận để an toàn cho người khác kể cả có người rủ rê đua xe lạng lách, giữ gìn môi trường sống . Nói chung là họ luôn kiên định chấp nhận sự chê bai để sống đúng lương tâm đạo đức, có những suy nghĩ hành vi đẹp đẽ, lối sống lành mạnh.

Lòng tự trọng cũng có nhiều mức độ và cách thể hiện khác nhau: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thế, tự trọng dân tộc,… Như tấm gương về vị quan thanh liêm Tô Hiến Thành với tài thao lược và chính trị hơn người, là một trụ cột của đời nhà Lý đã không vì lòng tham mà đi nhận của cải đút lót, luôn làm tròn nghĩa vụ với triều đình, đất nước, Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt, tra tấn, dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo phản bội nhưng ông đã dõng dạc nói một câu rất nổi tiếng “ Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” những con người ấy sẽ mãi là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ noi theo, rèn giũa cho mình lòng tự trọng. Nhà văn Nam Cao đã từng viết: “Người sáng suốt cõi lòng tự trọng là không thể thương lượng và sẽ không đổi nó để lấy sức khỏe, sự giàu sang hay bất cứ thứ gì khác”. Ai cũng muốn mình được tôn trọng, cũng không muốn bị người khác khinh thường, bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị của bản thân, giữ gìn những nhân phẩm của mình không để chúng bị tha hóa, biến chất bởi những yếu tố tiêu cực và chính lòng tự trọng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Nó là một phẩm chất vô cùng quan trọng góp phần nâng cao của những giá trị của con người, khích lệ ta vươn đến những điều tốt đẹp, có khả năng khơi dậy những sức mạnh kì diệu của ta. Thật vậy, lòng tự trọng của một vị thuyền trưởng tài ba sẽ chỉ lối cho con thuyền của tuổi trẻ đi đúng hướng, vượt qua được sống gió để cập đến bến bờ thành công. Giúp cho bạn biết trau dồi, rèn luyện bản thân để có một cái tôi trong sáng, tốt đẹp nhất và giữ được bản lĩnh thật vững vàng trước những cám dỗ của vật chất tầm thường, những tham vọng thấp hèn, dũng cảm đấu tranh trước những thói hư tật xấu, ngày càng hoàn thiện mình. Tự trọng còn giúp con người có động lực để hy sinh những lợi ích cá nhân hướng đến lợi ích chung của cộng đồng, cống hiến cho xã hội mà không hề toan tính vụ lợi. Người có lòng tự trọng tốt sẽ được mọi người quý trọng, noi gương, yêu mến và thành công trong cuộc sống, trong giao tiếp ứng xử, lòng tự trọng tốt đẹp ấy sẽ giúp con người đối xử với nhau có chừng mực, văn hóa, biết tôn trọng lẫn nhau chính là cách để giữ gìn nhiều mối quan hệ tốt đẹp, lành lạnh, tạo ra được một xã hội chính nghĩa, công bằng, văn minh và phát triển.

Vậy đấy lòng tự trọng là thứ chẳng ai có thể bán nó với bất kỳ giá nào, ai cũng giữ cho mình một cái “ tôi ” đầy kiêu hãnh vốn có. Nhưng lòng tự trọng ấy đôi khi lại bị bán rẻ đi, bị xói mòn bởi những lối sống thực dụng, vật chất, chỉ nghĩ cho lợi ích của mình. Phẩm chất đáng quý ấy thì ai cũng cần phải có để sống ngẩng cao đầu trong cuộc đời này, nhưng không phải lúc nào cũng đem lòng tự trọng cao ngất hay cái tôi riêng của mình ra sử dụng cũng đều có hiệu quả mà đôi khi nó còn có tác dụng ngược lại, bị biến thành lòng tự cao, tự đại thậm chí là sự tự ái, sĩ diện. Không chịu lắng nghe người khác nói hoặc là hay bị ảnh hưởng chi phối bởi sự đánh giá, nhìn nhận của mọi người xung quanh, kể cả người xấu, trở nên hẹp hòi, ích kỷ, rất dễ bị sai khiến, điều khiển chỉ vì một lời khen chê bất kể đúng sai và đánh mất bản thân mình, thật đáng buồn vì những người như thế còn nghĩ đó là lòng tự trọng. Tất cả những lối sống đó cần phải được phê phán và thay đổi. Bảo vệ lòng tự trọng thì khó nhất đánh mất nó cũng rất dễ dàng, chỉ cần một hành động, lời nói xúc phạm, không tôn trọng người khác, thiếu suy nghĩ cũng đủ khiến bạn đánh mất đi lòng tự trọng bấy lâu nay mà mình giữ gìn. Trong các mối quan hệ xã hội, đôi khi chúng ta cần phải biết hạ cái tôi của mình xuống, đừng chỉ quá nghĩ đến bản thân, phải biết xác định những điểm mạnh điểm yếu, những gì mình làm tốt, chưa tốt. Còn phải biết lắng nghe những đóng góp của mọi người để sửa đổi, không đố kị ghen tị với thành tựu của người khác, đánh giá cao nỗ lực của họ và từ đó biết học hỏi trau dồi thêm. Đó chính là một cái tôi biết hoàn thiện bản thân mình hằng ngày, gặp thất bại thì không nản, chiến thắng thì không kiêu, không xúc phạm đến lòng tự trọng, tự tôn của người khác. Biết cách rèn luyện nghiêm khắc chính mình, ra sức học tập rèn luyện để đạt được thành công, đồng thời luôn bồi dưỡng củng cố lòng tự trọng và biết phân biệt, gạt bỏ đi những tự cao, tự ái tiêu cực.

Giá trị con người không phải được thể hiện ở ngoại hình, trình độ học vấn hay địa vị xã hội mà nó có được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Trong tác phẩm nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” cũng đã có một câu nói như lời nhắc nhở với mọi người, không bao giờ được đánh rơi lòng tự trọng của mình “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình”.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
blatnemhl

04/04/2024

Nguyễnn Thủy TiênGiá trị con người không phải được thể hiện ở ngoại hình, trình độ học vấn hay địa vị xã hội mà nó có được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Trong tác phẩm nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” cũng đã có một câu nói như lời nhắc nhở với mọi người, không bao giờ được đánh rơi lòng tự trọng của mình “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình”.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nguyễnn Thủy TiênLòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần có trong mỗi con người. Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị bản thân mình để không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Có lòng tự trọng con người sẽ luôn luôn trau dồi bản thân, hoàn thiện nhân cách. Nếu chúng ta ý thức được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt, được mọi người yêu quý, kính trọng. Trong cuộc sống lòng tự trọng thể hiện ở những việc nhỏ nhất như: không quay cóp trong thi cử. Sống tự trọng mỗi người sẽ cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. . Các bạn trẻ tìm mọi cách để nổi tiếng, thậm chí bán rẻ cả nhân cách của mình. Là thế hệ trẻ chủ nhân của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện nhân cách trở thành người công dân có ích cho xã hội. Trong xã hội hiện nay, lòng tự trọng luôn là thước đo để đánh giá nhân cách con người. vì thế chúng ta cần sống thật, sống có giá trị.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
  1. Nguyễnn Thủy TiênBài văn: "Tầm quan trọng của lòng tự trọng trong cuộc sống"
  2. Lòng tự trọng là phẩm chất quan trọng giúp con người xác định giá trị của bản thân và đối xử với người khác một cách tôn trọng. Trong cuộc sống hàng ngày, lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng văn minh và hạnh phúc.
  3. Trước hết, lòng tự trọng giúp con người tự tin và kiên định trước những khó khăn. Khi có lòng tự trọng, chúng ta biết cách đối diện với thử thách một cách mạnh mẽ và không bao giờ từ bỏ trước khó khăn. Điều này giúp chúng ta phát triển bản thân và đạt được những mục tiêu mà mình đề ra.
  4. Ngoài ra, lòng tự trọng cũng giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Khi có lòng tự trọng, chúng ta biết cách đối xử với người khác một cách lịch sự và tôn trọng. Điều này tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và hòa thuận, giúp mọi người cảm thấy được yêu thương và đánh giá.
  5. Cuối cùng, lòng tự trọng cũng giúp chúng ta duy trì sức khỏe tinh thần tốt. Khi có lòng tự trọng, chúng ta biết cách chăm sóc bản thân và tôn trọng giá trị của cuộc sống. Điều này giúp chúng ta sống hạnh phúc và có động lực để vượt qua những khó khăn.
  6. Tóm lại, lòng tự trọng là một phẩm chất quan trọng giúp con người phát triển bản thân và xây dựng một cộng đồng văn minh. Hãy cùng nhau trân trọng và nuôi dưỡng lòng tự trọng để tạo ra một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.
  7. Hy vọng rằng những ý tưởng trên sẽ giúp bạn viết bài văn thành công.
  8. 23:22
  9. viết bài văn về nghị luận bàn về lòng tự trọng trong cuộc sống ( 400-500 chữ )
  10. 23:23
  11. Lòng tự trọng là một phẩm chất quan trọng giúp con người xác định giá trị của bản thân và đối xử với người khác một cách tôn trọng. Trong cuộc sống hàng ngày, lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng văn minh và hạnh phúc.
  12. Đầu tiên, lòng tự trọng giúp con người tự tin và kiên định trước những khó khăn. Khi có lòng tự trọng, chúng ta biết cách đối diện với thử thách một cách mạnh mẽ và không bao giờ từ bỏ trước khó khăn. Điều này giúp chúng ta phát triển bản thân và đạt được những mục tiêu mà mình đề ra.
  13. Ngoài ra, lòng tự trọng cũng giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Khi có lòng tự trọng, chúng ta biết cách đối xử với người khác một cách lịch sự và tôn trọng. Điều này tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và hòa thuận, giúp mọi người cảm thấy được yêu thương và đánh giá.
  14. Cuối cùng, lòng tự trọng cũng giúp chúng ta duy trì sức khỏe tinh thần tốt. Khi có lòng tự trọng, chúng ta biết cách chăm sóc bản thân và tôn trọng giá trị của cuộc sống. Điều này giúp chúng ta sống hạnh phúc và có động lực để vượt qua những khó khăn.
  15. Tóm lại, lòng tự trọng là một phẩm chất quan trọng giúp con người phát triển bản thân và xây dựng một cộng đồng văn minh. Hãy cùng nhau trân trọng và nuôi dưỡng lòng tự trọng để tạo ra một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi