22/04/2024
22/04/2024
22/04/2024
I
1/Chủ thể trữ tình là em
2/Từ ngữ, hình ảnh: gót ngọc, bàn tay ngón thon thon, má nắng hoe tròn
II
Tình yêu – một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân lên thành biết bao lời thơ nhân loại. Ta nhớ đến một tình yêu mang yếu tố triết lý trong thơ Tago, hay đó là tình yêu nồng nàn đắm say trong thơ Puskin lại là một tình yêu rạo rực tràn đầy cảm xúc trong thơ Xuân Diệu. Và đến với Áo trắng của Huy Cận tôi lại bắt gặp một cảm xúc tình yêu của tuổi học trò - tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người.
Huy Cận là một trong những thành viên xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não. Huy Cận đã tìm thấy mục đích và lý tưởng chân chính cho tiếng nói nghệ thuật của mình một khi đến với Cách mạng. Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đáng chú ý và có đặc điểm là hàm súc và triết lý. Thi sĩ đã góp phần khiến thi đàn nước ta càng trở nên rạo rực. “Áo trắng” là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình yêu của Huy Cận nói riêng và của phong trào thơ Mới nói chung. Tác phẩm in trong tập Lửa thiêng vào năm 1940. Thi phẩm nói lên tâm trạng ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng của người yêu. Cũng là niềm hạnh phúc, vui sướng ngất ngây của cậu học trò khi được sống trong tình yêu thơ mộng.
Trước hết, có lẽ tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên nhất của mỗi người, là độ tuổi mà bất kể ai khi lớn lên cũng mong muốn được một lần trở lại để tận hưởng những giây phút hồn nhiên ấy. Không những vậy, tình yêu tuổi học trò còn là mối tình đẹp nhất, phải chăng vì nó đẹp nên trong thơ ca tình yêu tuổi học trò là mảng sáng tác quen thuộc và gần gũi với mỗi người. Đặc biệt, trong thi phẩm Áo trắng, Huy Cận đã đưa vào đó bao vẻ đẹp độc đáo gây ấn tượng sâu sắc với độc giả. Chàng trai ấy như đang say mê, hạnh phúc ngập tràn khi thấy hình ảnh người yêu mình:
“ Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.”
Ngỡ như cô gái trong lòng của nhân vật trữ tình trở nên lung linh làm choáng ngợp đôi mắt và tâm hồn của cậu học trò. Cô gái như tuyệt sắc giai nhân trong lòng chàng trai khi hiện lên với tà áo trắng đơn sơ mà màu trắng còn là biểu tượng của sự tinh khiết, giản dị và tao nhã, màu của sự tinh khôi, trong sáng, là màu sắc đại diện cho lứa tuổi học trò hồn nhiên, vô tư này. Màu trắng ấy khi xuất hiện như làm cô gái tỏa ra ánh sáng rực rỡ mà “nở bừng ánh sáng”. Hơn nữa, khoảnh khắc gặp người yêu như làm thăng hoa cuộc đời anh, như khiến anh lạc vào cõi thần tiên huyền ảo và hạnh phúc. Cô bước đi mà “gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng”. Qua cái nhìn say đắm đầy tình tứ của chàng trai, cô gái mang vẻ đẹp dịu dàng, trong ngần như tỏa ra hương thơm kì diệu. Tiếp đến là những vẻ đẹp của người con trai làm chàng trai không thể rời mắt một giây phút nào:
“Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;
Em duyên đôi má nắng hoe tròn.
Em lùa gió biếc vào trong tóc
Thổi lại phòng anh cả núi non.”
Người tình trong lòng chàng trai khiến anh ngỡ ngàng say đắm trước vẻ đẹp của nàng mà còn say đắm cả ở “bàn tay ngón ngón thon”, ở “đôi má nắng hoe tròn”. Các cụ xưa có câu: “Yêu nhau yêu cả đường đi”, quả thực câu nói ấy thật đúng đắn vớ chàng trai ngay bây giờ. Đã yêu cô gái ấy thì yêu từ bàn tay thon dài đến đôi má ửng hồng, yêu đến cả mái tóc xanh tràn đầy sức sống như mang cả hơi thở của núi non, của đất trời.
Thêm vào đó, cô gái ấy không chỉ có ngoại hình tuyệt sắc mà còn đẹp cả trong tâm hồn:
“Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;
Hồn em anh thở ở trong hơi.
Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.”
Lời nói ngọt ngào của cô gái ấy như làm lay động trai tim xúc cảm của chàng trai, của một trái tim đang yêu và khao khát được yêu. Hơn nữa, giọng nói ngọt ngào ấy của cô gái khiến chàng trai không thể bỏ lỡ mà phải hứng trọng “cả tiếng lẫn lời”. Câu thơ như đang khẳng định tình yêu của nhân vật “anh” dành cho nhân vật “anh” yêu, nói lên sự hòa quyện của tiếng nói tâm hồn, của hơi thở và ánh nắng. Tất cả như tạo nên một khung cảnh tuyệt vời từ tà áo đến chiếc lá nhỏ, tạo nên chiếc võng yêu thương ru nhân vật trữ tình trong giấc mơ hạnh phúc. Thế rồi, bài thơ khép lại bằng hình ảnh “áo trắng” nhưng giờ đây nó đã thăng hoa hơn:
“Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.
Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.
Dịu dàng áo trắng trong như suối
Toả phất đôi hồn cánh mộng bay.”
Tà áo trắng dường như không còn trong hiện thực mà như đã trở đôi cánh của thiên thần, khiến cả đôi hồn cùng bay lên trong một tình yêu thần tiên say đắm. cảm giá như nhà thơ đang lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh, niềm hạnh phúc lứa đôi như đang nắm chặt trên tay. Trong cõi thần tiên ấy, cuộc đời nhà thơ như hóa mộng, thơ mộng đến thần tiên. Ngỡ như nhà thơ đi giữa đời bằng moọng đẹp. Lại một lần nữa hình ảnh “áo trắng” được nhắc đến nhưng lần này lại nhẹ nhàng, bay bổng trong cõi tình yêu mơ mộng. Thử hỏi, nếu không có những giấc mộng đẹp về tình yêu và niềm tin vào hạnh phúc thì liệu Huy Cận có viết nên những vần thơ tha thiết giữa cuộc đời u buồn này hay không?
Bài thơ ca ngợi tình yêu tuổi học trò thật lung linh, thật say đắm nhưng vẫn thật hồn nhiên và trong sáng. Bằng nghệ thuật xây dựng hình ảnh trung tâm là cô gái hiện lên qua cái nhìn say đắm của chàng trai đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tinh khôi của cô. Đồng thời cũng làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng của tình yêu tuổi học trò. Hơn nữa, cả thi phẩm như vừa viết lên một câu chuyện kể về sự diễn tiến của cuộc gặp gỡ mà vừa thể hiện những bước đi của tình yêu từ chớm nở đến viên thành.
Sẽ thật là thãi thừa khi nói về vẻ đẹp, sự huyền bí, sự hấp dẫn, niềm sung sướng và cả những đớn đau do Tình Yêu đem lại. Các nghệ sĩ đã tốn bao nhiêu giấy, mực, thậm chí cả ..máu để nói, để viết, để ca tụng cho Tình Yêu. Huy Cận quả thực đã thành công khi gợi cho người đọc hoài niệm về khoảng thời gian áo trắng với những rung động đầu đời hồn nhiên và trong sáng.
25/12/2024
I. Đọc hiểu:
Câu 1: Chủ thể trữ tình của bài thơ là người đàn ông đang yêu say đắm một người phụ nữ.
Câu 2: Ba từ ngữ, hình ảnh gắn liền với “Em” là: Áo trắng, gót ngọc, đôi má nắng hoe tròn
Câu 3: Cách gieo vần là vần chân, với các từ cuối mỗi câu trong khổ thơ: "lời" (câu 1) vần với "hơi" (câu 2), và "áo" (câu 3) vần với "ngoài" (câu 4).
Câu 4: Mối liên hệ giữa hình ảnh "Áo trắng" và "em" là: Hình ảnh "Áo trắng" và "em" có mối liên hệ mật thiết, đại diện cho sự tinh khiết, thanh lịch và duyên dáng của người phụ nữ. "Áo trắng" còn tượng trưng cho tình yêu trong sáng và chân thành.
Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình yêu và sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của người thiếu nữ trong tà áo trắng tinh khôi. Bài thơ thể hiện niềm hạnh phúc, sự say đắm và sự tôn vinh vẻ đẹp của tình yêu trong sáng.
Câu 6: Phép điệp "Em" trong khổ thơ này có tác dụng nhấn mạnh sự hiện diện và vẻ đẹp của người con gái, đồng thời tạo nên nhịp điệu hài hòa và uyển chuyển cho bài thơ. Sự lặp lại này cũng thể hiện sự say đắm và ngưỡng mộ của "anh" đối với "em".
Câu 7: Tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ là sự ngỡ ngàng, say đắm và hạnh phúc trước vẻ đẹp và tình yêu với "em". Từ đó, bài thơ nhắc nhở chúng ta về giá trị của những khoảnh khắc tình yêu trong sáng, tinh khôi, và tầm quan trọng của việc trân trọng, nâng niu những cảm xúc đẹp đẽ trong cuộc sống.
Câu 8: Nhan đề “Áo trắng” của tác giả Huy Cận rất tinh tế và phù hợp với nội dung bài thơ. "Áo trắng" là biểu tượng của sự trong sáng, tinh khiết và thanh cao, đồng thời cũng là hình ảnh gắn liền với "em" - người con gái trong bài thơ. Nhan đề này đã khéo léo gợi lên cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế và đầy mộng mơ, thu hút người đọc và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
II. Làm văn:
Câu 1:
Bài thơ "Áo trắng" của Huy Cận là một tác phẩm tiêu biểu trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, nổi bật với những cảm xúc trong sáng và tinh tế về tình yêu và vẻ đẹp của người con gái. Được in trong tập "Lửa thiêng", bài thơ mang đến cho người đọc những rung động sâu lắng và niềm hạnh phúc giản đơn nhưng mãnh liệt.
Ngay từ tựa đề, "Áo trắng" đã gợi lên hình ảnh thanh khiết và tinh khôi. Áo trắng không chỉ là một trang phục mà còn là biểu tượng cho sự trong trắng, ngây thơ và thuần khiết của người thiếu nữ. Trong suốt bài thơ, hình ảnh áo trắng luôn gắn liền với "em" - nhân vật trung tâm mà tác giả ngợi ca, qua đó thể hiện tình yêu và sự trân quý vô bờ bến của "anh" dành cho "em".
Cấu tứ của bài thơ được xây dựng một cách mạch lạc và tinh tế, với bốn khổ thơ, mỗi khổ bốn câu, thể hiện rõ ràng từng giai đoạn cảm xúc của nhân vật trữ tình. Sự sắp xếp hợp lý giữa các khổ thơ đã tạo nên một dòng chảy cảm xúc mượt mà, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tâm trạng của nhân vật. Từ việc ngưỡng mộ vẻ đẹp bên ngoài của "em" đến sự say đắm trong tình yêu, mỗi khổ thơ đều mang một sắc thái cảm xúc riêng biệt nhưng lại hòa quyện với nhau tạo nên một tổng thể hài hòa.
Hình ảnh trong bài thơ được miêu tả rất tinh tế và đầy màu sắc. Từ những hình ảnh như "gót ngọc", "bàn tay ngón ngón thon", "đôi má nắng hoe tròn" đến "áo trắng", tất cả đều thể hiện sự trong sáng và thanh khiết của người con gái. Đặc biệt, hình ảnh "em lùa gió biếc vào trong tóc, thổi lại phòng anh cả núi non" không chỉ là một hình ảnh rất đẹp mà còn gợi lên sự sống động, tươi mới và sức sống mãnh liệt. Đây là những hình ảnh đẹp, gần gũi với thiên nhiên, làm cho người đọc cảm nhận được sự hòa quyện giữa con người và cảnh vật.
Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng phép điệp một cách khéo léo và tinh tế. Việc lặp lại từ "em" trong các khổ thơ không chỉ nhấn mạnh sự hiện diện và vẻ đẹp của người con gái mà còn tạo nên nhịp điệu hài hòa cho bài thơ. Sự lặp lại này làm nổi bật tình cảm say đắm và ngưỡng mộ của nhân vật trữ tình đối với "em".
Tóm lại, bài thơ "Áo trắng" của Huy Cận đã thành công trong việc tôn vinh vẻ đẹp và tình yêu trong sáng, thanh khiết. Với cấu tứ mạch lạc, hình ảnh tinh tế và cảm xúc dạt dào, bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Qua đó, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu mà còn thấy được sự tươi mới, sống động và đầy sức sống của cuộc sống. Huy Cận đã khéo léo sử dụng ngôn từ để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc và ý nghĩa.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời