* Hai Bà Trưng:
- Thời gian: năm 40
- Diễn biến:
+ Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn - Phúc Thọ - Hà Nội).
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
+ Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại.
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn
- Địa điểm khởi nghĩa: Hát Môn (Hà Nội)
- Kết quả: dành được thắng lợi hoàn toàn
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt ở thời kì Bắc thuộc.
+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân; mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.
* Bà Triệu:
- Thời gian: năm 248
- Diễn biến:
+ Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
+ Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.
+ Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.
+ Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
- Địa điểm khởi nghĩa: Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa)
- Kết quả: cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu hi sinh anh dũng
- Ý nghĩa:
+ Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất đấu tranh của dân tộc Việt Nam nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng.
+ Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam trong suốt các thế kỉ III - V.
* Lý Bí:
- Thời gian: năm 542
- Diễn biến:
+ Năm 542, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa.
+ Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
- Địa điểm khởi nghĩa: Giao Châu
- Kết quả: dành được thắng lợi hoàn toàn
- Ý nghĩa:
+ Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân.
+ Sự khởi nghĩa của Lý Bí cũng đồng thời là sự khẳng định của nhân dân ta về sức mạnh, về khả năng tự lập, tự chủ của nhân dân ta.
* Mai Thúc Loan:
- Thời gian: năm 722
- Diễn biến:
+ Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu đang bị áp bức, bóc lột, những người lao động nghèo khổ đứng lên khởi nghĩa.
+ Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
+ Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.
+ Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công thành Tống Bình và giành thắng lợi.
+ Sau đó, nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận.
- Địa điểm khởi nghĩa: Hoan Châu (Nghệ An)
- Kết quả: cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
- Ý nghĩa:
+ Cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.
+ Khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.