Kết quả tìm kiếm cho [Cuộc sống]

Newsfeed
Hỏi đáp
Cẩm nang
Giải bài tập SGK
Ôn luyện
Thành viên
avatar
level icon
Go/Jo

11 giờ trước

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau: ÔNG NGOẠI Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng , mấy con cá vàng. Con hỏi: "Ngoại chăm sóc hoài không chán sao?", ngoại nói "Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu". Mẹ cười: - Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem. (...) Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo , là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau. (...) Hôm bữa Dung nói với ông: - Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi? Ông nhìn Dung thật lâu: "Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn". Dung chột dạ, có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không. (...) Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ Dung đã quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo. Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường nhận lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra: tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. (...) Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi: “Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại”. Dung nói với ông, ông gật đầu: - Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy. Dung tròn mắt: - Thật ư? Ông khẽ cốc đầu nó. - Đừng có khinh ngoại. Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mặt bánh, Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, nhạc dạo bài Tango “Xa vắng”. Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm.... (Nguyễn Ngọc Tư, Ông ngoại, NXB Trẻ, 2001) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định đề tài của văn bản. Câu 2 . Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3 . Chỉ ra những thay đổi của Dung từ khi bắt đầu sống với ông ngoại được thể hiện trong văn bản. Câu 4 . Xác định lời người kể chuyện trong câu văn sau: Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già". Câu 5 . Phân tích tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn sau: Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay Câu 6 . Từ nội dung văn bản, anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người. (Trình bài khoảng 5 đến 7 dòng). PHẦN II .VIẾT Câu 1. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật ông ngoại trong văn bản Ông ngoại ở phần Đọc - hiểu.

Trả lời

Câu 1 Nguồn thu nhập trong gia đình không bao gồm khoản nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Thu nhập từ tiền lương các thành viên. B Doanh thu từ hoạt động nộp thuế kinh doanh. C Thu nhập từ tiền lãi xuất gửi tiết kiệm. D Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Câu 2 Gia đình bạn B (có 4 thành viên) đặt ra mục tiêu sau 3 tháng mua một chiếc xe đạp điện chuẩn bị cho em gái vào học trung học phổ thông, sau 3 năm tích luỹ được một khoản tiền cho anh trai vào học đại học, sau 10 năm sẽ mua được một căn chung cư. Mục tiêu tài chính nào dưới đây không được gia đình bạn B xác định? Chọn một đáp án đúng A Không thời hạn B Dài hạn. C Ngắn hạn. D Trung hạn. Câu 3 Thực hiện việc quản lý thu chi trong gia đình không mang lại lợi ích nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Giúp cân bằng tài chính. B Hạn chế quan hệ gia đình. C Vượt qua rủi ro tài chính. D Kiểm soát thu chi hiệu quả. Câu 4 Kế hoạch quản lý thu chi trong gia đình không bao gồm nội dung nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình. B Xác định các khoản chi tiêu thiết yếu. C Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình. D Xác định kế hoạch thu lợi nhuận kinh doanh. Câu 5 Phát biểu nào dưới đây là sai về sự cần thiết phải quản lý thu chi trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Quản lý thu chi trong gia đình giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. B Quản lý thu chi trong gia đình giúp kiểm soát các nguồn thu trong gia đình. C Quản lý thu chi trong gia đình sẽ gia tăng các tình huống rủi ro trong gia đình. D Quản lý thu chi trong gia đình góp phần điều chỉnh thói quen chi tiêu không hợp lý. Câu 6 Khi xác định các nguồn thu nhập trong gia đình để xây dựng kế hoạch thu chi, các chủ thể không cần xác định nguồn thu nhập nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Tiền nộp thuế kinh doanh. B Thu nhập từ kinh doanh. C Lợi tức từ kinh doanh. D Tiền trúng thưởng sổ xố. Câu 7 Khoản chi nào dưới đây được gọi là khoản chi tiêu thiết yếu trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Chi tiêu cho ăn, mặc. B Chi tiêu cho việc đi lại. C Chi tiêu mua hàng xa xỉ. D Chi tiêu cho việc học tập. Câu 8 Nội dung nào dưới đây thể hiện việc thực hiện các khoản thu chi trong gia đình theo kế hoạch? Chọn một đáp án đúng A Xác định khoản chi tiêu thiết yếu. B Chủ động tiềm kiếm nguồn thu nhập. C Ghi chép các khoản chi tiêu hàng ngày. D Thống nhất tỷ lệ phân chia các khoản. Câu 9 Những khoản bắt buộc phải chi tiêu hàng tháng để phục vụ các thành viên trong gia đình được gọi là khoản chi tiêu Chọn một đáp án đúng A thiết yếu. B đặc biệt. C không thiết yếu. D quá xa xỉ. Câu 10 Khi xác đinh mục tiêu tài chính trong gia đình, cần đảm bảo nguyên tắc nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Không xác định thời gian hoàn thành. B Vừa làm vừa thay đổi thời gian. C Làm xong mới xác định mục tiêu. D Dự kiến thời gian hoàn thành mục tiêu. Câu 11 Việc làm nào dưới đây thể hiện thói quen chi tiêu hợp lý trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Chi tiêu không có kế hoạch. B Không xây dựng quỹ dự phòng. C Chi tiêu quá mức thu nhập. D Thiết lập mục tiêu tài chính. Câu 12 Phát biểu nào dưới đây là sai về các yêu cầu khi lập kế hoạch thu, chi trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình cần giới hạn thời gian hoàn thành. B Chủ động loại bỏ các thói quen chi tiêu không hợp lý. C Thường xuyên kiểm tra ngân sách và nguồn thu nhập của gia đình. D Luôn luôn ưu tiên cắt giảm các khoản chi tiêu thiết yếu. Câu 13 Để xây dựng kế hoạch quản lý thu, chi hợp lý, mỗi gia đình cần thảo luận dân chủ để cùng nhau Chọn một đáp án đúng A xác định mục tiêu tài chính phù hợp. B xác định vai trò của mỗi cá nhân. C xác định dòng vốn cần đầu tư. D xác định công việc của mỗi thành viên. Câu 14 Khi xác định các mục tiêu tài chính trong gia đình, mỗi gia đình cần ưu tiên thực hiện các mục tiêu mang tính Chọn một đáp án đúng A không xác định. B dài hạn. C không cần thiết. D cấp bách. Câu 15 Sự cần thiết phải tiết kiệm và đầu tư khi quản lí thu chi trong gia đình thể hiện ở việc Chọn một đáp án đúng A dự phòng cho tương lai. B tăng quỹ tiền mặt cho hoạt động mua sắm. C quản lí và phân bố thu nhập gia đình. D tối ưu hoá sử dụng thu nhập của gia đình. Câu 16 Nội dung nào dưới đây thể hiện việc xác định các nguồn thu nhập khi xây dựng kế hoạch chi tiêu trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Xác định khoản chi tiêu thiết yếu. B Chủ động tiềm kiếm nguồn thu nhập. C Thống nhất tỷ lệ phân chia các khoản. D Ghi chép các khoản chi tiêu hàng ngày. Câu 17 Khi lập kế hoạch quản lý thu chi trong gia đình, việc thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu cần đảm bảo nguyên tắc nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Ưu tiên cho khoản không thiết yếu. B Ưu tiên cho khoản chi tiêu thiết yếu. C Dành toàn bộ cho khoản thiết yếu D Dành toàn bộ cho khoản không thiết yếu. Câu 18 Sau khi kết hôn, vợ chồng anh D bàn bạc thống nhất mục tiêu sau 1 năm sẽ mua sắm được những đồ dùng thiết yếu trong gia đình và tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng. Vợ chồng anh D đã thực hiện bước nào dưới đây của quá trình lập kế hoạch thu chi trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Xác định các nguồn thu nhập. B Xác định nguồn thu thiết yếu. C Xác định mục tiêu tài chính. D Xác định khoản chi thiết yếu. Câu 19 Một trong những mục đích của việc thực hiện quản lý thu, chi trong gia đình là nhằm Chọn một đáp án đúng A cân bằng các khoản chi. B cân bằng tài chính gia đình. C cân bằng các mối quan hệ. D mối quan hệ cha mẹ và con. Câu 20 Những khoản chi tiêu nhằm mục đích phục vụ các mối quan hệ xã hội và mua sắm xa xỉ được gọi là khoản chi tiêu Chọn một đáp án đúng A rất quan trọng. B không thiết yếu. C thiết thực. D thiết yếu. Câu 21 Nội dung nào dưới đây không phản ánh sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Tăng chất lượng cuộc sống của gia đình. B Kiểm soát được nguồn thu, chi trong gia đình. C Dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và tương lai. D Tăng số tiền mặt cho hoạt động mua sắm hằng ngày. Câu 22 Vợ chồng anh D và chị H dự định năm tới sẽ mua nhà trên thành phố phục vụ việc học tập của các con, anh chị yêu cầu các thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm chi tiêu hợp lý để thực hiện ý định trên. Anh D và chị H đã thực hiện nội dung nào dưới đây của lập kế hoạch quản lý thu chi trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Xác định mục tiêu tài chính gia đình. B Thống nhất các nguồn thu nhập cơ bản. C Thống nhất các khoản chi thiết yếu. D Thực hiện các khoản thu, chi đã định. Câu 23 Khi xác định mục tiêu tài chính để thực hiện kế hoạch quản lý thu chi hợp lý, mỗi gia đình cần xác định Chọn một đáp án đúng A nhiều mục tiêu dài hạn. B một mục tiêu dài hạn. C thời gian thực hiện cụ thể. D bỏ qua thời gian thực hiện. Câu 24 Thực hiện việc quản lý thu chi trong gia đình giúp mỗi gia đình chủ động thực hiện được kế hoạch tài chính Chọn một đáp án đúng A nhà nước. B dòng họ. C gia đình. D cá nhân. Câu 25 Thói quen chi tiêu nào dưới đây là phù hợp với việc quản lý chi tiêu trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Dành toàn bộ cho tiêu dùng. B Chi tiêu theo kế hoạch đã lập. C Chi tiêu tự do theo sở thích. D Dành toàn bộ cho tiết kiệm. Câu 26 Quá trình xác định, theo dõi và tối ưu hoá các nguồn thu nhập để đảm bảo tài chính gia đình được gọi là Chọn một đáp án đúng A quản lí hoạt động kinh tế. B quản lí thu nhập trong gia đình. C quản lí chi tiêu trong gia đình. D quản lí hoạt động tiêu dùng. Câu 27 Khi lập kế hoạch quản lý thu chi trong gia đình, các chủ thể chủ động xác định và thiết lập các mục tiêu tài chính cụ thể mà gia đình mong muốn đạt được trong tương lai là thực hiện bước nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Thống nhất tỷ lệ thu chi. B Xác định các nguồn thu nhập. C Phân chi các khoản thu chi. D Xác định mục tiêu tài chính. Câu 28 Phát biểu nào dưới đây là đúng về sự cần thiết phải quản lý thu chi trong gia đình. Chọn một đáp án đúng A Lập kế hoạch thu chi trong gia đình giúp hạn chế các thói quen chi tiêu tích cực. B Lập kế hoạch thu chi trong gia đình nhằm kiểm soát nguồn chi tiêu của người vợ. C Lập kế hoạch thu chi trong gia đình là giải pháp để cân bằng tài chính gia đình. D Lập kế hoạch thu chi trong gia đình giúp mỗi thành viên chi tiêu không giới hạn. Câu 29 Để biết được tình hình tài chính hiện tại từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính, mỗi gia đình cần xác định được Chọn một đáp án đúng A các nguồn thu nhập trong gia đình. B các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. C các mối quan hệ trong và ngoài gia đình. D các vấn đề sẽ phát sinh sau hôn nhân. Câu 30 Phát biểu nào dưới đây là sai về sự cần thiết phải quản lý thu chi trong gia đình. Chọn một đáp án đúng A Quản lý thu chi trong gia đình nhằm điều chỉnh thói quen chi tiêu. B Quản lý thu chi trong gia đình thúc đẩy thói quen chi tiêu hợp lý. C Quản lý thu chi trong gia đình sẽ kiểm soát được nguồn thu của gia đình. D Quản lý thu chi trong gia đình sẽ gia tăng sự lệ thuộc vào tài chính. Câu 31 Nội dung nào dưới đây không thể hiện việc xác định mục tiêu tài chính trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Mục tiêu tài chính dài hạn. B Mục tiêu tài chính vô hạn. C Mục tiêu tài chính trung hạn. D Mục tiêu tài chính ngắn hạn. Câu 32 Những khoản chi tiêu nào dưới đây trong gia đình là khoản chi tiêu không thiết yếu? Chọn một đáp án đúng A Chi phí xem phim. B Chi phí ăn, mặc. C Chi phí học tập. D Chi phí điện nước. Câu 33 Thông qua việc thực hiện quản lý thu, chi trong gia đình góp phần theo dõi và điều chỉnh những hành vi nào dưới đây để đạt được các mục tiêu tài chính trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Thói quen chi tiêu tiết kiệm. B Thói quen chi tiêu tích cực. C Thói quen chi tiêu không tích cực. D Thói quen chi tiêu hoang phí. Câu 34 Phát biểu nào dưới đây là sai về lập kế hoạch thu, chi trong gia đình? Chọn một đáp án đúng A Xác định mục tiêu tài chính là căn cứ để lập kế hoạch thu chi. B Xác định các nguồn chi tiêu là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu chi. C Khi nguồn thu nhập có biến động giảm thì cần điều chỉnh kế hoạch cho hợp lý. D Muốn lập được kế hoạch thu chi các thành viên cần thống nhất các khoản chi tiêu. Câu 35 Việc xác định các nguồn thu nhập trong gia đình sẽ giúp mỗi gia đình biết được nội dung nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Tình hình tài chính hiện tại. B Tình hình việc làm và thu nhập. C Tình trạng hôn nhân gia đình. D Mối quan hệ giữa các thành viên. Câu 36 Khi thực hiện việc quản lý thu chi trong gia đình sẽ giúp mỗi gia đình có thể chủ động Chọn một đáp án đúng A ứng phó các tình huống rủi ro. B tự do chi tiêu theo sở thích. C chi tiêu ngoài kế hoạch đã định. D tạo ra các quỹ ngoài kế hoạch. Câu 37 Nội dung nào dưới đây không phải là tiêu chí khi xác định mục tiêu tài chính của gia đình? Chọn một đáp án đúng A Mục tiêu tài chính dài hạn. B Mục tiêu tài chính trung hạn. C Mục tiêu tài chính vô hạn. D Mục tiêu tài chính ngắn hạn. Câu 38 Khi xác định mục tiêu tài chính để thực hiện kế hoạch quản lý thu chi hợp lý, mỗi gia đình cần tránh xác định mục tiêu mang tính Chọn một đáp án đúng A trung hạn. B vô hạn. C dài hạn. D ngắn hạn. Câu 39 Để giúp gia đình kiểm soát được các khoản chi tiêu đồng thời đảm bảo được các mục tiêu tài chính đã xác định thì các thành viên trong gia đình cần có sự thống nhất về tỷ lệ Chọn một đáp án đúng A số tiền sẽ phải tiết kiệm. B chi tiêu các khoản hàng tháng. C phân chia các khoản chi tiêu. D đóng góp vào mục tiêu chung. Câu 40 Những khoản chi tiêu nào dưới đây trong gia đình là khoản chi tiêu không thiết yếu? Chọn một đáp án đúng A Chi phí sinh hoạt hàng ngày. B Chi phí cho việc đi lại. C Chi phí phục vụ giải trí. D Chi phí chăm sóc sức khỏe.

1 trả lời
Trả lời

Câu 1 Đối với doanh nghiệp, nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Hỗ trợ cộng đồng vượt qua khó khăn B Góp phần bảo vệ môi trường sống. C Tăng lợi thế và khả năng cạnh tranh. D Giúp ổn định cuộc sống cộng đồng. Câu 2 Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Hỗ trợ giải quyết những khó khăn của cộng đồng. B Góp phần bảo vệ môi trường sống. C Giúp ổn định cuộc sống cộng đồng. D Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Câu 3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm Chọn một đáp án đúng A bắt buộc và tự giác. B tự nguyện và bắt buộc. C tự nguyện và tự giác. D bắt buộc và cưỡng chế. Câu 4 Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý khi chủ động Chọn một đáp án đúng A san bằng tỉ lệ thất nghiệp. B xóa bỏ hiện tượng đầu cơ. C tuân thủ pháp luật về môi trường. D tuyển dụng nhân sự trực tuyến. Câu 5 Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Giới thiệu sai chất lượng sản phẩm. B Sản xuất hàng hóa giá cả hợp lý. C Khuyến mại hàng kém chất lượng. D Sản xuất hàng giả để thu lợi ích. Câu 6 Theo quy định của pháp luật, một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về mặt pháp lý thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp đều phải Chọn một đáp án đúng A tích cực tìm kiếm khách hàng. B nộp thuế đầy đủ theo quy định. C chủ động mở rộng sản xuất. D hợp lý hóa quá trình sản xuất. Câu 7 Trách nhiệm kinh tế của các doanh nghiệp không thể hiện ở việc mỗi chủ thể kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận đã Chọn một đáp án đúng A đầu cơ tích trữ nhiều hàng hóa. B gia tăng phúc lợi cho công nhân. C nâng cao năng xuất lao động. D đảm bảo lợi ích người tiêu dùng. Câu 8 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn liền với việc thực hiện những chính sách và việc làm mang tính Chọn một đáp án đúng A hàn lâm. B hiện đại. C tự nguyện. D phổ biến. Câu 9 Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Hỗ trợ giải quyết những khó khăn của cộng đồng. B Giúp ổn định cuộc sống cộng đồng. C Chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. D Nâng cao thương hiệu và uy tín doanh nghiệp. Câu 10 Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm nhân văn của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Từ chối bảo vệ người tiêu dùng. B Tuân thủ nghĩa vụ thuế. C Ủng hộ quỹ nhân đạo. D Chấp hành việc bảo vệ môi trường. Câu 11 Doanh nghiệp đóng góp quỹ an sinh xã hội, quỹ xóa đói giảm nghèo… thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Đạo đức. B Nhân văn. C Pháp lý. D Kinh tế. Câu 12 Đối với nhân viên của mình, việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Phân biệt đối xử. B Kìm hãm sự phát triển. C Đối xử công bằng. D Thực hiện sai chế độ. Câu 13 Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Hỗ trợ công nhân vi phạm pháp luật. B Tạo việc làm hợp pháp cho công nhân. C Gian lận chế độ của người lao động. D Kìm hãm người lao động phát triển. Câu 14 Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với xã hội? Chọn một đáp án đúng A Góp phần bảo vệ môi trường sống. B Hỗ trợ giải quyết những khó khăn của cộng đồng. C Giúp ổn định cuộc sống cộng đồng. D Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Câu 15 Tuân thủ các quy định về quan hệ cạnh tranh lành mạnh, quan hệ lao động công bằng, bình đẳng là thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Đạo đức. B Nhân văn. C Pháp lý. D Kinh tế. Câu 16 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những Chọn một đáp án đúng A chính sách và việc làm cụ thể. B chủ trương và quyết sách cụ thể. C biệp pháp và phương hướng cụ thể. D giải pháp và hành động cụ thể. Câu 17 Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với xã hội? Chọn một đáp án đúng A Giảm chi phí, tăng năng suất lao động trong sản xuất. B Góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước. C Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. D Nâng cao chất lượng sản phẩm của mình . Câu 18 Doanh nghiệp đóng góp quỹ phòng chống thiên tai, quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19… thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Pháp lý. B Kinh tế. C Nhân văn. D Đạo đức. Câu 19 Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh? Chọn một đáp án đúng A Sản xuất hàng kém chất lượng. B Sử dụng các thủ đoạn phi pháp. C Cam kết chất lượng sản phẩm. D Từ chối thực hiện nghĩa vụ thuế. Câu 20 Việc doanh nghiệp H tìm các giải pháp để mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm cho người lao động và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là đã thực hiện trách nhiệm nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Trách nhiệm nhân văn. B Trách nhiệm đạo đức. C Trách nhiệm kinh tế. D Trách nhiệm pháp lý. Câu 21 Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Tăng khả năng cạnh tranh. B Giảm nguồn thu ngân sách. C Thúc đẩy phát triển bền vững. D Tạo dựng niềm tin với khách hàng. Câu 22 Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh? Chọn một đáp án đúng A Cải tiến kĩ thuật sản xuất. B Sản xuất hàng quốc cấm. C Bảo vệ thương hiệu. D Bảo vệ môi trường. Câu 23 Một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về mặt đạo đức thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp đều phải đối xử Chọn một đáp án đúng A bất công với người lao động. B phân biệt với người làm thuê. C công bằng với mọi nhân viên. D công bằng với đối tác kinh doanh. Câu 24 Doanh nghiệp đóng góp quỹ phòng chống thiên tai, quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19… thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Kinh tế. B Đạo đức. C Nhân văn. D Pháp lý. Câu 25 Đối với nhân viên của mình, việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Cải thiện chính sách thuế. B Tăng giờ làm trái quy định. C Thực hiện sai hợp đồng đã ký. D Cải thiện môi trường lao động. Câu 26 Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận, tạo ra việc làm có mức lương tương xứng là thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Đạo đức. B Pháp lý. C Kinh tế. D Nhân văn. Câu 27 Khi đại dịch Covid 19 bùng phát, doanh nghiệp HD đã trích quỹ để ủng hộ Quỹ vacxin của chính phủ, việc làm này thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở hình thức nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Trách nhiệm nhân văn. B Trách nhiệm pháp lý. C Trách nhiệm đạo đức. D Trách nhiệm kinh tế. Câu 28 Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ đem lại lợi ích nào dưới đây đối với doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Xây dựng thương hiệu tích cực. B Giảm khả năng cạnh tranh. C Được nhà nước hỗ trợ thuế. D Thúc đẩy nguy cơ phá sản. Câu 29 Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với xã hội? Chọn một đáp án đúng A Hỗ trợ giải quyết những khó khăn của cộng đồng. B Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. C Giúp ổn định cuộc sống cộng đồng. D Góp phần bảo vệ môi trường sống. Câu 30 Tạo việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động, cung ứng nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng là thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Kinh tế. B Đạo đức. C Nhân văn. D Pháp lý. Câu 31 Tạo việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động, cung ứng nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng… thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Đạo đức. B Nhân văn. C Pháp lý. D Kinh tế. Câu 32 Anh T nộp hồ sơ đăng kí và được cấp giấy phép mở đại lí phân phối xe mô tô. Anh T đã thực hiện trách nhiệm xã hội ở hình thức nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Trách nhiệm pháp lý. B Trách nhiệm nhân văn. C Trách nhiệm đạo đức. D Trách nhiệm kinh tế. Câu 33 Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với xã hội? Chọn một đáp án đúng A Chung sức hỗ trợ cộng đồng vượt qua khó khăn. B Giảm chi phí, tăng năng suất lao động trong sản xuất. C Nâng cao chất lượng sản phẩm của mình . D Tạo dựng niềm tin đối với công chúng. Câu 34 Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Đầu cơ tích trữ hàng hóa. B Xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. C Tiết kiệm chi phí sản xuất. D Tàn phá tài nguyên để thu lợi nhuận. Câu 35 Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn. B Sản xuất hàng giả thu lợi nhuận. C Chăm lo lợi ích người lao động. D Tạo nhiều việc làm mới cho xã hội. Câu 36 Tuân thủ các quy định về thuế, bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng… thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Chọn một đáp án đúng A Pháp lý. B Đạo đức. C Nhân văn. D Kinh tế. Câu 37 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà doanh nghiệp thực hiện đối với Chọn một đáp án đúng A gia đình. B cá nhân. C xã hội. D địa phương. Câu 38 Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về môi trường là đã thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở hình thức nào dưới đây? Chọn một đáp án đúng A Trách nhiệm từ thiện. B Trách nhiệm pháp lý. C Trách nhiệm kinh tế. D Trách nhiệm kinh doanh. Câu 39 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn liền với việc thực hiện những chính sách và việc làm mang tính Chọn một đáp án đúng A cưỡng chế. B giáo điều. C thuyết phục. D bắt buộc. Câu 40 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể mang tính Chọn một đáp án đúng A thời vụ. B tạm thời. C tích cực. D tiêu cực.

1 trả lời
Trả lời

Khi tôi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên con đò ngang. Ngồi bên cạnh tôi là một phụ nữ khăn trùm kín mặt. Đôi mắt to đen nhìn tôi mừng rỡ: – Thế là tỉnh rồi… Em ăn một tí cháo nhé? Tôi cố nhỏm dậy, bụng dạ trống rỗng vào đau cồn cào, chân tay tôi run bần bật. Tôi đón bát cháo cá nóng mà cầm không vững. – Để chị bón cho – Người phụ nữ nói dịu dàng – Chị tưởng em chết. Chân tay em cứng đờ ra.. Lão Tảo dốc trong bụng em đến nửa vại nước. Em là liều lắm! đi đánh cá đêm với lão trùm Thịnh có ngày chết toi mất xác! – Chị cứu em à? – Tôi hỏi. – Ừ… chị nghe thấy em kêu cứu. – Bọn đánh cá đêm ác lắm chị ạ – Tôi buồn rầu nói. – Họ nghe thấy em kêu cứu mà cứ lờ đi…. – Đừng trách họ thế – Người phụ nữ an ủi tôi, giọng nói ngân nga như hát – Có ai yêu thương họ đâu… Họ đói mà ngu muội lắm….. Tôi ngạc nhiên nghe lời chị, chưa ai đi nói với tôi những điều như thế. Buổi sáng hôm ấy trời đẹp tuyệt vời. Mùa đông thường có những ngày nắng ấm tương tự thế này: mặt trời hào phóng trải trên mặt đất tất cả hào quang rực rỡ của mình. Trời xanh ngăn ngắt, một làn gió thổi làm những hạt cát trên thuyền thành lốc nhỏ. ở bên kia sông có tiếng ai hát một bài rất lạ, tiếng hát thật buồn: ” Chảy đi sông ơi Băn khoăn làm gì? Rồi sông đãi hết Anh hùng còn chi?…” Tiếng hát lơ lửng bay trên mặt sông. Hơi nước ở trên mặt sông bốc lên ngùn ngụt. Lòng tôi trào dâng cảm giác dễ chịu lạ lùng, như vừa tắm xong, như vừa gột rửa được điều u ám. Thế là từ đấy tôi quen chị Thắm. Chị Thắm nhà trong bến Cốc. Nhà chị nghèo lắm. Suốt ngày ở trên con đò ngang, một tấm khăn vuông đen trùm kín mặt. Có lần tôi hỏi chị Thắm về chuyện trâu đen. Chị bảo: – Trâu đen có thực! Nó ở dưới nước. Khi nó lên bờ là nó mang cho người ta sức mạnh… Nhưng nhìn thấy nó, được nó ban điều kỳ diệu phải là người tốt. Tôi tin lời chị. Lòng tôi vẫn hằng ấp ủ trông thấy điều kỳ diệu ấy. Con người ta tối tăm lắm… Chị nói với tôi khi hai chị em ngồi trên mũi đò chờ khách sang sông. Con người vô tâm nhiều như bụi bặm trên đường. Tôi nghe chị nói, mắt ngó như nhìn bông gạo thỉnh thoảng lại khẽ khàng buông những cành đỏ thắm trên bãi cát ướt. Tôi thiu thiu ngủ, văng vẳng lời chị đang kể thủ thỉ sự tích các thánh trên nước Thiên đàng: – Ngày xửa ngày xưa ở xứ Jerusalem có một con người…. *** Mùa hè năm ấy nhà tôi chuyển về thành phố. Thế là tôi xa bến Cốc, xa chị Thắm. Khi tôi ra đi, chị Thắm gọi tôi xuống đò cho ăn cháo cá.. Tôi cũng không ngờ đó là bát cháo cá mòi cuối cùng tôi ăn trong thời trai trẻ. Một cuộc sống mới mở oà trước mặt tôi. Thành phố cũng bán cá mòi nhưng là thứ cá đã được ướp khô, rút ruột. Tôi cũng chẳng biết tôi hoà cùng với nhịp sống thành phố từ khi nào nữa. Tôi lớn dần lên, hăm hở đuổi theo bao điều phù du. Kỷ niệm về mùa cá mòi và chuyện trâu đen trong thời thơ ấu của tôi phai nhạt dần đi. Năm ngoái, bỗng nhiên tôi có dịp trở về bến Cốc. Bây giờ tôi đã trưởng thành. Tôi làm công chức ở Sở, lấy vợ, đẻ một đàn con đông đúc. Cuộc sống trưởng giả no đủ bao bọc lấy tôi. Có lẽ tôi cũng chẳng có gì phàn nàn cuộc sống. Ước mơ tuổi trẻ nhường chỗ cho bao nhu cầu thiết thực. Bến Cốc vẫn hệt như xưa. Cá mòi phơi trắng trên bờ. Bến đò rất ít những người qua lại. Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn. Tôi bước xuống đò mà lòng bồi hồi khôn tả. Trên đò, một bà cụ già đang ngồi tư lự. Tôi bước lại gần khẽ hỏi: – Cụ ơi, chị Thắm lái đò còn ở đây không? – Thắm ư?- Bà cụ thoáng nỗi ngạc nhiên. Tôi đứng lặng người khi nhận ra con đò cũ. Kỷ niệm ấu thơ bồng vụt hiện về. – Ông quen nhà Thắm ư ông? – Bà cụ hỏi tôi, giọng nói nghẹn ngào – Bao nhiêu năm nay chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm… Nhà Thắm chết đuối hai chục năm rồi! Tôi oà lên khóc nức nở. Xung quanh sông nước nhoà đi. Bà cụ lái đò vẫn đang rầu rầu kể lể: – Khốn nạn! nhà Thắm cứu được không biết bao người ở khúc sông này… Thế mà cuối cùng nó lại chết đuối mà không ai cứu… Bên sông lại vẳng tiếng hát thuở nào tê tái: “Chảy đi sông ơi Băn khoăn làm gì? Rồi sông đãi hết Anh hùng còn chi?….” Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi? Bên sông có tiếng gọi đến là ráo riết: – Đò ơi….ơi đò! Đò ơi! Ơi đò! Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ Phân tích bức tranh hiện thực cuộc sống trong văn bản.

Trả lời

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau: ÔNG NGOẠI (Trích) (Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đậu phỏng vấn và đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ.) Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng , mấy con cá vàng. Con hỏi: "Ngoại chăm sóc hoài không chán sao?", ngoại nói "Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu". Mẹ cười: - Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem. (...) Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo , là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau. (...) Hôm bữa Dung nói với ông: - Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi? Ông nhìn Dung thật lâu: "Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn". Dung chột dạ, có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không. (...) Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ Dung đã quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo. Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường nhận lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra: tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. (...) Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi: “Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại”. Dung nói với ông, ông gật đầu: - Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy. Dung tròn mắt: - Thật ư? Ông khẽ cốc đầu nó. - Đừng có khinh ngoại. Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mặt bánh, Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, nhạc dạo bài Tango “Xa vắng”. Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm.... (Nguyễn Ngọc Tư, Ông ngoại, NXB Trẻ, 2001) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm). Xác định đề tài của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm). Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra những thay đổi của Dung từ khi bắt đầu sống với ông ngoại được thể hiện trong văn bản. Câu 4 (0,5 điểm). Xác định lời người kể chuyện trong câu văn sau: Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già". Câu 5 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn sau: Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Câu 6 (1,0 điểm). Từ nội dung văn bản, anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người. (Trình bài khoảng 5 đến 7 dòng). PHẦN II .VIẾT ( 6,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật ông ngoại trong văn bản Ông ngoại ở phần Đọc - hiểu. Câu 2 (4,0 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Là học sinh, em nghĩ nên ứng xử như thế nào khi cảm thấy chán nản và mất động lực trong học tập và cuộc sống.

Trả lời

24.12.71 Gắp cuốn sách vào và suy nghĩ về Paven. Những trang cuối của tiểu thuyết để lại cho mình nhiều chấn động mạnh hơn cả. Mình chú ý nhiều đến bức ảnh Paven ngồi như một ông già, nhưng sôi sục ngọn lửa sống. Lúc ấy bến bờ biển và ánh nắng đã nhạt dần... Cái gì nấp đằng sau con người ấy? Cái gì làm nên nghị lực phi thường và dễ hiểu của Paven? Thật dễ hiểu. Sao Paven có niềm khao khát trở về đội ngũ như thế. Cuộc sống dồn anh vào góc tường và cảnh tay thần chết đã lần đến cổ anh. Nhưng, anh vùng ra, vùng ra và trở về với ánh sáng mặt trời. Kiêu hãnh thay, người cộng sản Xô Viết ấy. Dạo ấy Paven mới 24 tuổi. Ba năm của thời 20, anh đã sống say sưa, sống gấp gáp và mạnh mẽ. Cưỡi trên lưng con ngựa cụt tại trong lữ đoàn Buđionrú anh đã đi khắp miền đất nước. Cuộc sống của anh là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sĩ hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời mình cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng. Hôm nay, lần đầu tiên trong đời mình cảm thấy hổ thẹn với mọi người, hổ thẹn với Paven, Pavolusa thân yêu. Mình chưa phải là một đảng viên! Buổi chiều, đang họp A, anh Lộc gọi ra sân và hỏi mình có giấy cảm tình Đảng không. Lúc đó, chỉ hơi thoáng qua một ý nghĩ còn mờ nhạt. Sao mình tới giờ vẫn chưa thấy gần gũi với Đảng của Bác Hổ? Anh Lộc bỏ đi khi mình lắc đầu. Mình như có lỗi gì đó, cái lỗi rất lớn mà bấy lâu mình không biết. Đảng viên. Một người Đảng viên. Paven là một người chân chính, một Đảng viên chân chính. Dĩ nhiên rồi, đó phải là người con của giai cấp, suốt đời trung thành với Đảng, và cống hiến cả đời mình cho cách mạng. Mà mình, dường như vẫn còn nhỏ lắm, trẻ con lắm, chưa là người lớn đâu. Mình còn cả nhân lắm, nhỏ nhen và ti tiện. So bì thiệt hơn, đòi hỏi bao nhiêu thứ. Cuộc sống của mình không bằng 1% cuộc sống của Paven. Còn lý lịch nữa. Lý lịch phải trong sạch, mình không biết có sao không - Dù sao, đó chỉ là điểm rất nhỏ - Cái cơ bản là mình có thật sự sống và làm việc như một Đảng viên chân chính hay không? Sao trước kia mình không hề lúc nào nghĩ đến điều đó cả? Có phải vì mình thấy Đảng quá cao siêu và mình không thể nào với tới? Có phải vì mình kém nghị lực chiến đấu; kém tinh thần vươn lên và cam chịu sống cuộc đời riêng biệt, tẻ nhạt với những rung động êm đềm? Có phải vì mình thấy trước được những trở ngại không thể nào vượt qua được mà cảm thấy phiền lòng? Cảm thấy nhụt dẫn kứng thú hoạt động tập thế mà tuổi nhỏ rất nhiệt tình tham gia? Anh Thoả hỏi nịnh trước kia có tham gia công tác Đoàn gì không? Mình lắc đầu, đoàn viên thường thôi – Dĩ nhiên có nhiều lý do, nhưng một phần do sự lười công tác. Mình đổ đốn như vậy nữa đấy. Đổ đốn đến như thế nữa! (Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2005, tr120) Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu cơ bản nhận biết thể loại nhật kí trong đoạn trích. Câu 2. Tìm những chi tiết bộc lộ thái độ, cảm xúc của chủ thể trần thuật trong đoạn trích nhật kí. Câu 3. Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong đoạn nhật kí. Câu 4. Chủ thể trần thuật đã có những chuyển biến nhận thức như thế nào khi tròn hai mươi tuổi? Câu 5. Từ vẻ đẹp lí tưởng sống của nhân vật “mình” trong đoạn nhật kí, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về giá trị của tuổi trẻ (Trình bày khoảng 6-8 dòng).

Trả lời

DÀN Ý THAM KHẢO a. Mở bài: Giới thiệu và nêu tầm quan trọng của vấn đề cần giải quyết Trạng một bộ phận người trẻ hiện nay thiếu kĩ năng sống đang là vấn đề đáng quan tâm. b. Thân bài: * Giải thích kĩ năng sống là gì? + Kĩ năng sống là những hành vi cụ thể thể hiện khả năng chuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành động thích ứng trong cuộc sống. + Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh hình thành các năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như: tự tin vào bản thân, sống có trách nhiệm, có lòng tương thân tương ái, biết sẻ chia, giúp đỡ người khác, có khả năng tự chủ, tự giải quyết vấn đề, có kỹ năng giao tiếp và hợp tác. *Luận điểm 1: Phân tích các khía cạnh của vấn đề + Thực trạng của việc thiếu kĩ năng sống Một bộ phận giới trẻ đang thiếu kĩ năng sống: Sức chịu áp lực về công việc của không ít người trẻ chưa cao. Đó là tình trạng một số bạn trẻ thiếu sự định hướng, không phân biệt được giữa cái thiện - cái ác, giữa đúng – sai, là thái độ thờ ơ, vô cảm. Vô cảm với mọi người xung quanh và vô trách nhiệm với bản thân mình. * Nguyên nhân thiếu kĩ năng sống + Nguyên nhân chủ quan là do một số người trẻ được sinh ra, lớn lên trong thời đại khá đầy đủ về vật chất và chú ý nhiều hơn đến nhu cầu tinh thần.... + Nguyên nhân khách quan, người trẻ hiện nay sống trong xã hội thay đổi rất nhanh chóng và chứa nhiều bất định. Điều này đòi hỏi người trẻ phải học và rèn luyện thật nhiều kiến thức, kỹ năng sống mới có thể thích ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội * Hậu quả của thiếu kĩ năng sống - Thiếu kĩ năng sống, giới trẻ rất dễ sa vào lối sống buông thả, hư hỏng; hoặc cách ứng xử thiếu văn hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai. (Sử dụng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề) - Luận điểm 2: Giải pháp khắc phục, giải quyết vấn đề Giải pháp 1: Đối với bản thân mỗi người + Phải tích cực tham gia các hoạt động, sống hòa đồng, sẻ chia với những người xung quanh + Tích cực rèn luyện kĩ năng sống thông qua mọi hoạt động. + Giải pháp 2: Đối với gia đình + Phải tích cực cho con em mình tham gia các hoạt động để rèn luyện kĩ năng sống + Gia đình phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Giải pháp 3. Nhà trường và xã hội: + Tổ chức hoạt động trải nghiệm + Tổ chức các câu lạc bộ sẽ tạo cơ hội để giới trẻ được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm. + Tổ tham quan, dã ngoại. + Tổ chức sự kiện trong nhà trường. * Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề; nêu bài học cho bản thân (về suy nghĩ, hành động). Có kỹ năng sống tốt chính là hành trang giúp con người có lối sống lành mạnh đảm bảo chất lượng cuộc sống, kỹ năng sống đó là một phần quan trọng của nhân cách con người trong xã hội hiện đại dựa vào dàn ý viết thành bài văn hoàn chỉnh

Trả lời

Câu 1: Điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam là: A. tăng trưởng kinh tế. B. phát triển con người. C. phát triển kinh tế. D. phát triển bền vững. Câu 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể hiện ở chỉ tiêu? A. Tăng trưởng kinh tế. B. Phát triển con người. C. Tiến bộ xã hội. D. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều. Câu 3:nbsp;Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa các mặt nào của sự phát triển? A. Kinh tế, xã hội và y tế. B. Kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. C. Giáo dục, xã hội và kinh tế. D. Bảo vệ môi trường, giáo dục và kinh tế. Câu 4:nbsp;Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người là A. thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm. B. thước đo mức sống người dân của một quốc gia. C. thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. D. thước đo sản lượng quốc gia. Câu 5:nbsp;GDP là gì? A. Là thước đo sản lượng quốc gia. B. Là thước đo sản lượng châu lục. C. Là thước đo sản lượng của thế giới. D. Là thước đo sản lượng thành phố. Câu 6: Trong các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội dưới đây, chỉ tiêu nào không phải là chỉ tiêu thành phần thuộc về Chỉ số phát triển con người? A. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh. B. Số năm đi học bình quân và số năm đi học kì vọng. C. Tỉ lệ nghèo đa chiều. D. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người. Câu 7: Đâu không phải là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế? A. Tổng sản phẩm quốc nội. B. Tổng thu nhập quốc dân. C. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người. D. Tổng thu nhập kinh tế. Câu 8: Cơ cấu ngành kinh tế nào giữ vai trò quan trọng nhất để phát triển kinh tế? A. nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. B. nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. C. thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp. D. dịch vụ, công nghiệp, lâm nghiệp. Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế? A. Tạo điều kiện để giải quyết việc làm. B. Tạo đà phát triển nhanh và vững chắc cho nền kinh tế. C. Nâng cao phúc lợi xã hội. D. Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Câu 10: Tăng trưởng kinh tế không hợp lí tạo ra: A. những tác động tiêu cực, cản trở quá trình phát triển bền vững của quốc gia. B. nâng cao chất lượng tăng trưởng. C. giữ vững ổn định chính trị. D. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 11: Phát triển kinh tế có vai trò quan trọng trong việc A. tạo điều kiện để có thêm việc làm. B. phát triển năng lực cạnh tranh. C. nâng cao trình độ, hiệu quả sản xuất của nền kinh tế. D. tăng tích lũy để mở rộng sản xuất. Câu 12:nbsp;GDP là A. tổng sản phẩm quốc nội. B. tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người. C. tổng thu nhập quốc dân. D. tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người. Câu 13: Đâu không là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế? A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). B. Tổng thu nhập quốc dân (GNI). C. Chỉ số về tiến bộ xã hội. D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người). Câu 14:nbsp;Tổng thu nhập quốc dân được viết tắt là gì? A. USD. B. HDI. C. GNI. D. GDP. Câu 15: Vì sao tiến bộ xã hội là đích hướng tới trong chiến lược phát triển của các quốc gia? A. Vì thực chất của tiến bộ xã hội là giải quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế với phát triển xã hội. B. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở việc nâng cao đời sống vật chất của mỗi người dân trong một quốc gia. C. Vì tiến bộ xã hội gắn với cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho nhân dân. D. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở phát huy tính tích cực, năng động của con người. Câu 16:nbsp;Phát triển kinh tế là A. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội. B. làm cho trình dộ phát triển sản xuất của quốc gia được nâng cao cả về lực lượng lẫn sản xuất. C. sự gia tăng về lượng của GDP, GNI nhưng bên trong là sự lớn lên của các nguồn lực. D. điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển. Câu 17: Đâu là công thức tính GDP? A. GDP = C + I + G + (X – M) B. GDP = C + I + G(X – M) C. GDP = C x I + G + (X – M) D. GDP = C + I – G + (X – M) Câu 18:nbsp;Cơ cấu kinh tế là gì? A. Là sự lớn lên về quy mô với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội. B. Là thước đo tổng hợp phản ánh sựu phát triển của con người trên các tiêu chí. C. Là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc gia. D. Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia. Câu 19:nbsp;Tăng trưởng kinh tế là A. sự tăng lên trong thu nhập của mỗi cá nhân trong một thời kì nhất định. B. sự tăng lên về tài sản của từng người trong xã hội trong năm nay so với năm trước. C. sự gia tăng về quy mô của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định. D. sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định. Câu 20:nbsp;Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập phản ánh tình trạng gì? A. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng phân hóa rõ rệt. B. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư. C. Mức sống của người dân ngày càng tăng lên. D. Sự phát triển của con người qua các tiêu chí.

2 trả lời
Trả lời
avatar
level icon

28/03/2025

1. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: “Tôi ước tính mình đã bỏ qua hơn 10 triệu USD thu nhập trong tương lai, nhưng nếu phải làm việc như cũ tôi cảm thấy không cần phải kiếm thêm một xu nào nữa", Kevin, 53 tuổi, nói. Bước ngoặt để Kevin ra quyết định này là khi đang điều hành một cuộc họp, anh nhìn quanh phòng thấy những đồng nghiệp có địa vị cao và đãi ngộ tốt nhưng không ai vui vẻ. “Lúc đó tôi nghĩ cố gắng làm gì nếu công việc không mang lại niềm vui", anh nói. Kevin quyết định nghỉ việc, chuyển đến Boulder, Colorado để leo núi từ 2018. Quyết định của anh khiến những người trong ngành sốc và nhiều người xem anh như người hùng vì đã dám từ bỏ. Kevin Dahlstrom đã từ bỏ chức vụ giám đốc marketing với mức lương 7 con số mỗi năm để leo núi. Kevin cho biết mình vẫn còn tham vọng nên gần đây đã nhận vị trí điều hành tiếp thị tại một công ty nhỏ hơn, công việc linh hoạt cho phép anh làm việc khi cần và có thể lên núi bất cứ lúc nào thời tiết cho phép. “Đối với tôi, đây là “niết bàn” vì vẫn muốn đi làm”, anh nói. “Nhưng tôi cũng muốn đó chỉ là một phần cuộc đời, chứ không phải là phần lớn nhất trong đời tôi nữa". Một số người nỗ lực tích lũy tiền bạc và địa vị cho biết họ đã vượt qua sự hối hả không ngừng nghỉ và đang theo đuổi cái mà họ gọi là lối sống “hậu thành tựu” (Post-Achievement) nơi gia đình, sức khỏe và đam mê được ưu tiên hơn những thành tựu trong sự nghiệp. Những người theo lối sống “hậu thành tựu" không nhất thiết phải nghỉ hưu, ngay cả khi họ đã có đủ tài chính. Nhiều người đã chuyển sang những công việc bớt thời gian và trách nhiệm, để dành thời gian cho những hoạt động mà họ thấy có ý nghĩa hơn như thiền, guitar." (Trích Lối sống không cần thành tựu - Bảo Nhiên, theo vnexpress.net) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 [704714]: Theo đoạn trích, bước ngoặt khiến Kevin Dahlstrom quyết định nghỉ việc là gì? Câu 2 [704715]: Theo đoạn trích, lối sống “hậu thành tựu” đặt ưu tiên vào những phương diện nào trong cuộc sống? Câu 3 [704716]: Chỉ ra các đặc điểm của lối sống “hậu thành tựu" được thể hiện trong đoạn trích. Câu 4 [704717]: Quyết định của anh khiến những người trong ngành sốc và nhiều người xem anh như người hùng vì đã dám từ bỏ. Chỉ tiết trên khiến anh/chị hiểu gì về thái độ của mọi người đối với quyết định của Kevin Dahlstrom? Câu 5 [704718]: Anh/Chị có đồng tình với lối sống “hậu thành tựu” hay không? Vì sao? II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 [704719]: (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc bồi đắp tâm hồn con người trong xã hội hiện đại. Câu 2 [704720]: (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ sau: Tôi mồ côi cha năm hai tuổi Mẹ tôi thương con không lấy chồng Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải Nuôi tôi đến ngày lớn khôn. Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ Ngày ấy tôi mới lên năm Có lần tôi nói dối mẹ Hôm sau tưởng phải ăn đòn. Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn Ôm tôi hôn lên mái tóc - Con ơi trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật. - Mẹ ơi, chân thật là gì? Mẹ tôi hôn lên đôi mắt Con ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu. Từ đấy người lớn hỏi tôi: - Bé ơi, Bé yêu ai nhất? LỜI MẸ DẶN (Phùng Quán) Nhớ lời mẹ tôi trả lời: Bé yêu những người chân thật. Người lớn nhìn tôi không tỉn Cho tôi là con vẹt nhỏ Nhưng không! những lời dặn đó In vào trí óc của tôi Như trang giấy trắng tuyệt vời. In lên vệt son đỏ chói. Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi Đứa bé mồ côi thành nhà văn Nhưg lời mẹ dặn thuở lên năm Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ Ban nguyen ven HỌC Người làm xiếc đi dây rất khó Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn Đi trọn đời trên con đường chân thật. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu Tôi muốn làm nhà văn chân thật trọn đời Đường mặt công danh không làm ngọt được lưỡi tôi Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã Bút giấy tôi ai cướp giật đi Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá. 1957 (Theo báo Văn số 21 ngày 27/9/1957) N

Trả lời

Đề 2:   I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: RÙA VÀ THỎ Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang: - Tớ chạy rất nhanh. Tớ là nhanh nhất đấy! Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe khoang của thỏ và chế nhạo mình chậm chạp, Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài động vật trong rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất đông để xem rùa và thỏ chạy thi. Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái quay lại đã không thấy bóng dáng rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi. Nó quay lại nhìn con rùa và mỉa mai: - Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ ! Nói đoạn thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ. - Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ. Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc. Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh giấc. Nó lại còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã quá muộn. Rùa đã cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ và nghiêm túc của mình. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít vào trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ?      A. Tự sự.               B. Miêu tả.                 C. Biểu cảm.              D. Nghị luận. Câu 2. Nhân vật chính truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ?      A. Rùa.                  B. Rùa và Thỏ.          C. Thỏ.                       D. Động vật trong rừng Câu 3. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ ?      A. Rùa thích chạy thi với Thỏ      B. Thỏ thách Rùa chạy thi      C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.   D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình. Câu 4. Công dụng dấu chấm lửng trong câu: Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!” ?      A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng      B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm      C. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng      D. Tất cả đều đúng. Câu 5. Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Rùa và Thỏ là gì?      A. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang.      B. Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình.      C. Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ.      D. Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Câu 6. Thỏ thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?      A. tự cao, tự đại, ngạo nghễ .                 B. chủ quan, bảo thủ, phiến diện.      C. tự cao, tự đại, chủ quan .                   D. không lắng nghe ý kiến của người khác . Câu 7: Vì sao Thỏ thua Rùa      A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.  B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.      C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.   D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước. Câu 8. Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp với truyện ngụ ngôn ? Cột A Cột B 1. Nhân vật a) Suy nghĩ/ hành động/ lời nói… ẩn chứa những bài học sâu sắc. 2. Hành động b) Xoay quanh một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm,... có tính chất cường điệu, tạo một ấn tượng rõ rệt, hướng đến một bài học, một lời khuyên,... 3. Cốt truyện c) Hiểu và tự đúc rút được bài học để tránh những sai lầm trong cuộc sống. 4. Bài học d) Là loài vật, đồ vật, con người. 1+ ...               2+...                3+...                4+... Câu 9. Nêu ý nghĩa truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ? Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên?

Trả lời

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai.Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè. (Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu", trang 3, NXB thông tin) Lựa chọn đáp án đúng (từ câu 1 đến câu 8): Câu 1. Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào? A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện đồng thoại. C. Truyền thuyết. ​ D. Thần thoại. Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì? A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít. B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát. C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông. D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa. Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình? A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng. B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích. C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi. D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông. Câu 4. Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa” A. Mùa đông chưa tới, bạn không phải lo xa. B. Mùa đông chưa tới, bạn là người biết lo xa. C. Chúng ta cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông. D. Tớ sẽ không đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới mà đi chơi cho thoả thích. Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu? A. Kiến không thích đi chơi. B. Kiến không thích châu chấu. C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông. D. Kiến không muốn lãng phí thời gian. Câu 6. Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống? A. Những người vô lo, lười biếng. B. Những người chăm chỉ. C. Những người biết lo xa . D. Những người chỉ biết hưởng thụ. Câu 7. Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ? A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực. B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa. C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực. D. Được mùa ngô và lúa mì. Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì? A. Không còn sức để làm.​​​​B. Không có sức khỏe. C.Yếu đuối. D. Yếu ớt. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu (câu 9,10): Câu 9. Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến? Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

Trả lời
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
Ảnh ads
logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi