Kết quả tìm kiếm cho [Lịch sử thế giới]

Newsfeed
Hỏi đáp
Cẩm nang
Giải bài tập SGK
Ôn luyện
Thành viên

Đọc văn bản sau: (1) Ngày 26 tháng 8, chi đội Giải phóng quân đầu tiên tiến vào Thủ đô, giữa tiếng reo mừng dậy đất của đồng bào. Các nam, nữ chiến sĩ lần đầu mặc quần áo đồng phục, chân bước chưa đều, nước da phần lớn tái sạm, nhưng tràn đầy khí thế chiến thắng của một đoàn quân dày dạn trong chiến đấu, mang đến cho đồng bào niềm tin, đã có một chỗ dựa vững chắc bên cạnh đội ngũ vũ trang của hàng ngàn chiến sĩ tự vệ của Thủ đô. Bác từ Tân Trào về Hà Nội. Chúng tôi ra đón Bác tại làng Phú Thượng. Bác còn yếu sau trận sốt nặng vừa qua, vẫn giản dị với bộ quần áo vải vàng cũ và đôi giày vải. Đến 30 tháng 8, trên cả nước, chính quyền đã về tay nhân dân, trừ một đôi nơi bọn phản động Quốc dân đảng gây khó khăn như ở Vĩnh Yên. (2) Ngày mồng 2 tháng 9, Bác ra mắt trước mấy chục vạn đồng bào Thủ đô tại quảng trường Ba Đình với bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Cò cách mạng nền đỏ sao vàng trở thành cờ của Tổ quốc. Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam độc lập. Đội quân Giải phóng Việt Nam, sau ngày cách mạng thành công, đã xuất hiện trên khắp các miền của đất nước. (3) Bên cạnh những chiến sĩ Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Du kíchBa Tơ và hàng vạn chiến sĩ tự vệ, du kích của phong trào cách mạng tại khắp các chiến khu, đã có thêm hàng trăm ngàn thanh niên tỉnh nguyện đừng đưới cờ làm người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc. Ngày vui chưa đến hẳn, cuộc chiến đấu gian khổ còn phải dài lâu. Phía Bắc, quân Tẩu Tường tiên vào Việt Nam. Nguyễn Hải Thần bảm theo đoàn quân phù thũng đang rêu rao 13 điều thảo phạt, định dàng đắt nước ta cho bọn Quốc dân đảng Trung Hoa. (4)Miền Nam, thực dân Pháp bám gót sau quân Anh, đã trở lại Sài Gòn. Tiếng súng xâm lược lại nổ. Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân miền Nam đã bắt đầu. Các chiến sĩ Giải phóng quân ở miền Nam, những người con yêu của khởi nghĩa Nam Kỳ, của Cách mạng tháng Tám đã đứng ở hàng đầu cùng nhân dân, với những chiếc gậy tầm vông vải nhọn, kiên quyết thực hiện lời thề của người chiến sĩ Giải phóng quân: Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn xâm lược... Không một chút nghỉ ngơi, những chiến sĩ Giải phóng quân ở miền Bắc, lại cùng hàng ngàn thanh niên ưu tú lên đường tiếp tục cuộc Nam tiến. (5)Cuộc Nam tiến lần này đã khác hẳn, không còn là vài trung đội hoặc mấy chục người đi lên lút trong rừng sâu, giữa đêm khuya, mà đây là những đoàn tàu dài dằng dặc, chật ních những chiến sĩ, đi giữa tiếng hoan hô và hàng vạn cánh tay vẫy chào của đồng bào. "Nam Bộ là thịt của thịt Việt Nam, là máu của máu Việt Nam”, lời nói của Bác Hồ luôn luôn vang dội bên tại mọi người. Kẻ thù đụng vào Nam Bộ là đụng đến lẽ sống còn của toàn dân Việt Nam, xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam. (6) Quân thù đã trở lại. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở miền Nam đã bắt đầu. Đồng bào miền Bắc và đồng bào cả nước quyết không thể ngồi yên trên khắp miền Bắc, những người nông dân tạm gác tay cày, những thanh niên học sinh tạm xếp sách vở, nô nức tòng quân, xin tiếp tục lên đường Nam tiến. Trong cuộc chiến đấu lâu dài, bền bỉ của Đảng ta và nhân dân ta mấy chục năm qua, cuộc chiến đấu của Giải phóng quân Việt Nam, sau này là Quân đội nhân dân Việt Nam, khi đó mới chỉ là bắt đầu. (Võ Nguyên Giáp, Từ nhân dán mà ra, in trong Hồi kí cách mạng, NXB Giáo dục, 1970, tr198-199) Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013) là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam, một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất lịch sử thế giới qua mọi thời đại. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như: Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Chiến dịch biên giới 1950, Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954,... Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra tính xác thực của hồi kí được thể hiện trong đoạn văn bản trên. Câu 2. Câu chuyện được kể dưới điểm nhìn nào? Câu 3. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng kết hợp ngôn ngữ thân mật và ngôn ngữ trang trọng trong đoạn (1). Câu 4. Anh/chị hiểu thế nào về nhan đề của đoạn trích hồi ki “Từ nhân dân mà rà Câu 5. Từ sự kiện trong đoạn trích, anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình về sức mạnh dân tộc Việt Nam trong chiến tranh (trình bày khoảng 5-7 dòng).

Trả lời
1 trả lời
Trả lời
1 trả lời
Trả lời
1 trả lời
Trả lời

Câu hỏi Đúng/Sai Câu 13: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37,NXB Chính trị quốc gia,2004,tr 457) a.Đoạn tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954-1975) của nhân dân Việt Nam. b.Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi đã góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, chọc thủng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. c.Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. d.Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi đã chấm dứt chế độ thực dân kiểu cũ của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Câu 14 : Đọc đoạn tư liệu sau : “Với hơn một triệu quân bao gồm quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu, đế quốc Mỹ đã mở hai cuộc phản công chiến lược qua hai mùa khô nhằm mục tiêu chủ yếu tìm diệt quân chủ lực của ta, hòng đánh bại cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam. Tuy nhiên, đến giữa cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai do bị thua to trong Chiến dịch Gianxơn Xity và bị thất bại trên chiến trường Trị - Thiên, Mỹ đã phải chuyển sang thực hiện chiến lược hai gọng kìm nhằm “vừa tìm diệt, vừa bình định”, để đề phòng quân Bắc Việt đánh lớn ngay trong mùa mưa năm 1967. Thực tế cho thấy sự bị động phòng ngự về chiến lược và thụt lùi về chiến lược của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam”. (Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Trung ương cục, tháng 5 năm 1967, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004) a. Đoạn tư liệu trên phản ánh những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt. b. Mỹ đã huy động một lực lượng lớn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn để giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam. c. Việc Mỹ đưa quân viễn chinh đến tham chiến trực tiếp tại miền Nam đã mở ra thời kì “Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam. d. Mặc dù đang ở nấc thang cao nhất của cuộc chiến nhưng diễn biến chiến trường cho thấy sự bế tắc của quân đội Mỹ và tay sai.

1 trả lời
Trả lời

Câu 13: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37,NXB Chính trị quốc gia,2004,tr 457) a.Đoạn tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954-1975) của nhân dân Việt Nam. b.Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi đã góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, chọc thủng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. c.Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. d.Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi đã chấm dứt chế độ thực dân kiểu cũ của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Câu 14 : Đọc đoạn tư liệu sau : “Với hơn một triệu quân bao gồm quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu, đế quốc Mỹ đã mở hai cuộc phản công chiến lược qua hai mùa khô nhằm mục tiêu chủ yếu tìm diệt quân chủ lực của ta, hòng đánh bại cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam. Tuy nhiên, đến giữa cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai do bị thua to trong Chiến dịch Gianxơn Xity và bị thất bại trên chiến trường Trị - Thiên, Mỹ đã phải chuyển sang thực hiện chiến lược hai gọng kìm nhằm “vừa tìm diệt, vừa bình định”, để đề phòng quân Bắc Việt đánh lớn ngay trong mùa mưa năm 1967. Thực tế cho thấy sự bị động phòng ngự về chiến lược và thụt lùi về chiến lược của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam”. (Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Trung ương cục, tháng 5 năm 1967, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004) a. Đoạn tư liệu trên phản ánh những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt. b. Mỹ đã huy động một lực lượng lớn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn để giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam. c. Việc Mỹ đưa quân viễn chinh đến tham chiến trực tiếp tại miền Nam đã mở ra thời kì “Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam. d. Mặc dù đang ở nấc thang cao nhất của cuộc chiến nhưng diễn biến chiến trường cho thấy sự bế tắc của quân đội Mỹ và tay sai.

Trả lời

Kim woo Chung, người sáng lập ra tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm” rằng: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ”. Dù là thay đổi bản thân mình hay là thay đổi thế giới thì người ta cũng bắt đầu bằng ước mơ. Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là con đường an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, thì đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập, mài giũa hàng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thật sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng. (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu. Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2027, tr 217) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định luận đề của văn bản trên. Câu 2. Theo văn bản, ước mơ có vai trò gì. Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: “Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là con đường an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng”. Câu 4. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn sau: “Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình”.

Trả lời

Câu 1: Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 là gì? A. Lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản. B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật Bản. C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản. D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức. Câu 2: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? A. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới. B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. C. Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại. D. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh. Câu 3: Điểm tương đồng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh thế giới là gì? A. Tư tưởng thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước Mĩ, Anh, Pháp. B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc, thực dân. D. Lực lượng phát xít thắng thế và lên cầm quyền ở một số nước Âu - Mĩ. Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa? A. Củng cố sự vững mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa. B. Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa. C. Mở rộng ảnh hưởng của hệ thống tư bản chủ nghĩa. D. Dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Câu 5: Nhận định nào Đúng nhất về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đối với lịch sử nhân loại trong thế kỉ XX? A. Cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây thiệt hại to lớn về người và của cải. B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất. C. Gây nhiều đau khổ, mất mát cho nhân loại và thiệt hại lớn nhất về vật chất. D. Chiến tranh chứng tỏ các nước không thể điều hòa và giải quyết các mâu thuẫn. Câu 6: Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng nào của quân Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh? A. Chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943). B. Chiến thắng Liên quân Anh, Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp (6-6-1944). C. Chiến thắng của Hồng quân Liên xô trong chiến dịch công phá Béc- lin (9-5-1945). D. Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản (ngày 6 và 9-8-1945). Câu 7: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít? A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức. B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ. C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít. D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Câu 8: Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đã có tác động như thế nào đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam? A. Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu. B. Tạo tình thế mới để Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Nhật. C. Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít. D. Tạo thời cơ để cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại. Câu 9: Đâu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945? A. Đức muốn làm bá chủ Châu Âu và thống trị thế giới. B. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xít. C. Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ phát xít của các nước (Anh, Pháp, Mỹ). D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Câu 10: Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì? A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu. B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ. C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô. Câu 11: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu? A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản. D. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc. Câu 12: Tháng 3 – 1947 , Tổng thống của Mĩ đã chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh nhằm mục đích gì ? A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh. C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa. D. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ - Latinh. Câu 13: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở hầu hết các lĩnh vực, ngoại trừ: A. chính trị, quân sự và kinh tế. B. sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. C. chạy đua quân sự và chế tạo vũ khí hạt nhân. D. kinh tế, văn hóa, tư tưởng. Câu 14: Sự kiện nào sau đây thể hiện cho những xung đột quân sự của cuộc Chiến tra

Trả lời
Trả lời

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Lịch sử 8 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,5) 1) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (2,5). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì? A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi. B. Các nước đế quốc tranh giành thuộc địa. C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc. D. Đức tuyên chiến với Nga sau đó là Pháp. Câu 2. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cái trị thuộc địa. B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường thuộc địa. C. Sự phát triển không đều về của chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát ở Xéc - bi (28/6/1914). Câu 3. Sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, một là các Xô viết, hai là A. chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. B. chính quyền cách mạng lâm thời. C. chính phủ của giai cấp vô sản. D. liên minh công - nông. Câu 4. Thành tựu tiêu biểu nhất về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX là A. kinh tế chính trị học tư sản của Ricacđô, Xmit. B. chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi - ơ bách và Hê – ghen. C. chủ nghĩa xã hội không tưởng của Phu - ri - ê và Ô – oen. D. chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ăng – Ghen. Câu 5. Sự tiến bộ của khoa học xã hội cuối XIX - đầu XX đã tác động như thế nào tới cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản? A. Hình thành lý luận cách mạng soi đường cho phong trào công nhân. B. Thúc đẩy tinh thần hòa giải giữa giai cấp tư sản và vô sản. C. Khuyến khích tầng lớp trung lưu tham gia vào cách mạng. D. Đề cao chủ nghĩa dân tộc thay vì đấu tranh giai cấp. Câu 6. Mục tiêu của cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là A. đánh đuổi đế quốc, giành độc lập dân tộc. B. lật đổ chính quyền Mãn Thanh. C. đánh đuổi đế quốc và lật đổ triều đình Mãn Thanh. D. đánh đuổi thực dân Anh, giành độc lập cho nhân dân Trung Quốc. Câu 7: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX nổ ra chủ yếu là do: A. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản B. Áp bức, bóc lột nặng nề đối với công nhân C. Các cuộc cách mạng chính trị ở châu Âu D. Sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội khoa học Câu 8. Mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc khởi nghĩa ở đâu? A. Sơn Đông. B.Nam Kinh. C.Vũ Xương. D. Bắc Kinh. Câu 9: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản có tên gọi là A. Tuyên ngôn của những người chính nghĩa B. Tuyên ngôn của những người cộng sản C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Câu 10. Từ nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), bài học quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn chiến tranh là A. biết kiềm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình. B. kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế bảo vệ nền hòa bình thế giới. C. đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. D. dác nước cần có chiến lược, chiến thuật đúng đắn. 2) Câu trắc nghiệm đúng sai (1,0). Thí sinh trả lời trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 11. Cho đoạn tư liệu sau: “…Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công nông và các dân tộc bị áp bức, các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ đế quốc chủ nghĩa và tư bản…” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 2, tr. 280). a) Đoạn tư liệu trên nói về ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga. b) Cách mạng tháng Mười Nga mang tính chất là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản. c) Cách mạng tháng Mười Nga đã chỉ ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trong đó có Việt Nam. d) Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử thế giới, là sự kiện mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại.

Trả lời
3 trả lời
Trả lời
2 trả lời
Trả lời

Câu 30: Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á A. bước đầu hình thành. B. bước đầu phát triển. C. phát triển. rỡ. rực D. tiếp tục phát triển. Câu 31: Trong khoảng thời gian từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, thành tựu nổi bật nhất của văn minh Đông Nam Á là A. sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước. B. hình thành các quốc gia thống nhất và lớn mạnh. C. các quốc gia phát triển đến thời kì cực thịnh. D. các quốc gia có nhiều chuyển biến mới về văn hoá. Câu 32: Tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ và được truyền bả mạnh mẽ vào khu vực Đông Nam Á? A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Hồi giáo D. Thiên chúa giáo Câu 33 Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của các tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Các tôn giáo đều được du nhập trước khi tín ngưỡng bản địa hình thành. B. Các tôn giáo đa dạng nhưng cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp. C. Hồi giáo được du nhập đầu tiên vào Đông Nam Á và nhanh chóng phát triển. D. Quá trình du nhập của các tôn giáo không thông qua hoạt động thương mại. Câu 34 Nội dung nào sau đây là nguy cơ của nền văn minh Đông Nam Á trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay? A. Phát triển ngày càng đa dạng, phong phú hơn. B. Tiếp nhận thêm nhiều yếu tố văn hóa mới tích cực. C. Đánh mất dần bản sắc văn hóa của các dân tộc. D. Học hỏi được những tiến bộ kĩ thuật bên ngoài. Câu 35 Một trong những đặc điểm nổi bật của văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV là A. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với khu vực chưa thể hiện rõ nét B. Văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng trên một số lĩnh vực C. tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa D. sự suy yếu về chính trị và văn hóa của các quốc gia phong kiến. Câu 37 “Cư dân Đông Nam Á thờ các con vật gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp như trâu, cóc, chim, rắn...”. Thông tin trên phản ánh tín ngưỡng nào sau đây của cư dân Đông Nam Á? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên B. Tín ngưỡng phồn thực C. Tín ngưỡng tờ thần tự nhiên D. Tín ngưỡng thờ thần động vật Câu 38 “Cư dân Đông Nam Á thờ thần Lúa để bảo trợ cho sản xuất nông nghiệp”. Thông tin trên phản ánh tín ngưỡng nào sau đây của cư dân Đông Nam Á? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên B. Tín ngưỡng phồn thực C. Tín ngưỡng tờ thần tự nhiên D. Tín ngưỡng thờ thần động vật Câu 39 Nhà nước đầu tiên được hình thành trên lãnh thổ Việt Nam có tên gọi là (A) Văn Lang B. Lâm Ấp C. Chăm pa D. Phù Nam Câu 40 Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây của Việt Nam? A. Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. B. Vùng duyên hải và cao nguyên miền Trung Việt Nam. C. Lưu vực sông Hồng, sông Thu Bồn và sông Cửu Long. D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Câu 41: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để cư dân Văn Lang – Âu Lạc phát triển ngành kinh tế nào sau đây? A. Luyện kim, đúc đồng (B) Trồng trọt, chăn nuôi C. Thương nghiệp biển D. Chế tạo vũ khí Câu 42: Một trong những biểu hiện chứng tỏ bước phát triển của nước Âu Lạc so với quốc gia Văn Lang là A. Bộ máy nhà nước được tổ chức hoàn thiện hơn so với thời kì trước B. Lãnh thổ được mở rộng hơn trên cơ sở thống nhất Âu Việt và Lạc Việt C. Cải cách đơn vị hành chính theo hướng tập trung, thống nhất,quan liêu D. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc trước sự xâm lược của quân Nam Hán Câu 43: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc? A. Tiếp thu đạo Phật và đạo Hinđu từ Ấn Độ B. Âm nhạc, ca múa đóng vai trò quan trọng. C. Thờ cúng người có công với cộng đồng D. Nghệ thuật điêu khắc đạt trình độ thẩm mĩ cao Câu 44: Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được gần 300 trống đồng Đông Sơn trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của ngành kinh tế nào sau đây dưới thời kì Văn Lang – Âu Lạc? A. Đóng tàu B. Đúc đồng C. Chế tạo máy D. Cơ khí Câu 45: Nền văn minh Chăm – pa chủ yếu được hình thành trên lưu vực con sông nào sau đây? A. Sông Mã B. Sông Thu Bồn C. Sông Hồng D. Sông Mê Công Câu 46: Nhà nước Chăm – pa được tổ chức theo mô hình của thể chế A. dân chủ cộng hòa. B. dân chủ chủ nô. C. quân chủ chuyên chế. D. quân chủ lập hiến Câu 47: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Chăm pa? A. Nguồn lương thực, thực phẩm phong phú, đa dạng B. Âm nhạc và ca múa hát, lễ hội đặc biệt phát triển C. Đi lại chủ yếu bằng đường thủy thông qua thuyền, bè D. Nhà ở chủ yếu là kiểu nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá Câu 48: Nhận xét nào sau đây là đúng về vai trò của nền văn minh Chăm-pa đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam? A. Là một bộ phận hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam. B. Tạo nên sự tách biệt trong lịch sử văn hóa dân tộc. C. Cung cấp nguồn sử liệu quý giá cho lịch sử thế giới. D. Là cơ sở chủ yếu hình thành nền văn minh Đại Việt. Câu 49: Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh Chăm lớn của tầng lớp A. thợ thủ công B. nông dân công xã C. nô lệ D. thương nhân Câu 50. Một trong những đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là A. gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp. B. tiếp nhận yếu tố tích cực của văn hóa Phương Tây. C. lai tạp nhiều yếu tố văn hóa phương Đông. D. ảnh hưởng Ấn Độ, Trung Hoa rõ nét. Câu 51. Kiến trúc nào sau đây được coi là biểu tượng văn hoá thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á thời cổ trung đại? A. Nhà sàn. B. Chùa hang. C. Nhà trên sông. D. Cung điện. Câu 52. Lễ hội Đền Hùng tại Phú Thọ được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng Ba âm lịch là dịp để nhân dân Việt Nam thể hiện đạo lí truyền thống nào sau đây? A. “Tôn sư trọng đạo” và tình yêu cộng đồng. B. “Ăn cây nào, rào cây ấy” và chống quân xâm lăng. C. “Lá lành đùm lá rách” và yêu lao động. D. “Uống nước nhờ nguồn” và tinh thần đại đoàn kết. Câu 53. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành văn minh Đại Việt? A. Nho giáo là tư tưởng chính thống trong suốt các triều đại phong kiến. B. Tiếp thu chọn lọc từ thành tựu của các nền văn minh bên ngoài. C. Có cội nguồn từ các nền văn minh cổ xưa trên đất nước Việt Nam. D. Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quân và dân ta.

Trả lời
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
Ảnh ads
logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi