Chia sẻ đề thi ngay thôi
Lịch Sử
Lớp 9
2023
Đà Nẵng
253
3
Lịch Sử
Lớp 9
2023
Quảng Nam
198
10
Lịch Sử
Lớp 9
2023
Hà Nội
178
3
Lịch Sử
Lớp 9
2023
Hà Nội
154
1
Lịch Sử
Lớp 9
2023
Bắc Ninh
140
1
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào? A. Tháng 7/1992. B. Tháng 7/1995. C. Tháng 7/1997. D. Tháng 7/1999. Câu 2. Nửa sau TK XX, nước nào ở khu vực Đông Nam Á được mệnh danh là "con rồng châu Á"? A. Ma-lai-xi-a B. Việt Nam. C. Mi-an-ma. D. Xin-ga-po. Câu 3. Người lãnh đạo nhân dân Cu-ba giành được độc lập là A. Nen-xơn Man-đe-la. B. Phi-đen Cat-xtơ-rô. A. Nen-xơn Man-đe-la. B. Phi-đen Cat-xtơ-rô. C. Goóc-ba-chốp. D. Ba-ti-xta. Câu 4. NATO là tên gọi viết tắt của tổ chức nào sau đây? A. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. C. Hội đồng tương trợ kinh tế. D. Khối quân sự Đông Nam Á. Câu 5. "Lục địa bùng cháy" là cụm từ để chỉ sự phát triển của phong trào cách mạng ở khu vực nào? A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Đông Nam Á. D. Mĩ La-iinh. Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? A. Vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. B. Đứng đầu thế giới về mọi mặt nhưng không giữ được ưu thế tuyệt đối. C. Là một trong ba nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới (sau Tây Âu và Nhật Bản). D. Kinh tế bị sụt giảm nghiêm trọng, dựa vào viện trợ từ bên ngoài để khôi phục. Câu 7. Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với các nước xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh là A. tiến hành viện trợ, lôi kéo. B. hòa hoãn, hòa dịu, chú trọng phát triển quan hệ kinh tế. C. đề ra "chiến lược toàn cầu", đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. D. đẩy mạnh các liên minh chính trị, cạnh tranh mạnh mẽ về kinh tế. Câu 8. Đâu không phải là nguyên nhân khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng? A. Áp dụng các thành tựu khoa học, kĩ thuật tiến bộ. B. Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty. C. Sự viện trợ từ các nước bên ngoài (Mĩ, Tây Âu). D. Ý chí vươn lên mạnh mẽ, cần cù của con người Nhật Bản. Câu 9. Vì sao sau chiến tranh, Nhật Bản chỉ dành 1% tổng sản phẩm quốc dân cho chi phí quân sự? A. Vì Nhật Bản chú trọng phát triển kinh tế và các mối quan hệ kinh tế. B. Vì Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị, an ninh. C. Vì Nhật Bản tham gia vào các khối liên minh quân sự, được các nước đế quốc che chở. D. Vì Nhật Bản phải chi nhiều chi phí để tập trung khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Câu 10. Bước sang thế ký XX, châu Á được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh" vì: A. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. B. nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến. C. tất cả các nước châu Á giành được độc lập. D. có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.