Chia sẻ đề thi ngay thôi
GDKT và PL
Lớp 11
2023
Thái Nguyên
352
7
GDKT và PL
Lớp 11
2023
Cà Mau
307
4
GDKT và PL
Lớp 11
2023
Hà Nội
244
2
GDKT và PL
Lớp 11
2023
Đà Nẵng
237
4
GDKT và PL
Lớp 11
2023
Quảng Trị
229
9
Câu 1. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó luôn luôn rèn luyện cho mình đức tính A. cương quyết. B. trung thực. C. nhân nhượng. D. nóng nảy. Câu 2. Những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh được gọi là A. cơ hội kinh doanh. B. cơ hội bên ngoài. C. ý tưởng kinh doanh. D. lợi thế nội tại. Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh của các chủ thể kinh tế? A. Tích cực tìm kiếm khách hàng. B. Không bán hàng kém chất lượng. C. Chủ động mở rộng sản xuất. D. Khuyến khích phát triển lâu dài. Câu 4. Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần A. lên án, ngăn chặn. B. thờ ơ, vô cảm. C. học tập, noi gương. D. khuyến khích, cổ vũ. Câu 5. Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần. Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị M? A. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. B. Năng lực nắm bắt cơ hội. C. Năng lực giao tiếp, hợp tác. D. Năng lực thiết lập quan hệ. Câu 6. Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có A. tính nhân đạo. B. tính phi lợi nhuận. C. tính xã hội. D. tính sáng tạo. Câu 7. Một trong những vai trò của đạo đức kinh doanh là A. điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực. B. kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. C. hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh. D. làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Câu 8. Có ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh? A. Năng lực thiết lập quan hệ. B. Năng lực cá nhân. C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. D. Năng lực phân tích và sáng tạo.