banner trang chủ đề ôn luyện

Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra và lời giải nhanh và chính xác nhất

Câu 21:Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927- 
1930) có điểm chung nào sau đây?

A.Chú trọng tuyên truyền lí luận cách mạng trong quần chúng.
B.Chủ trương xóa bỏ ách thống trị của thực dân Pháp.
C.Giác ngộ binh lính người Việt là lực lượng chủ lực.
D.Gây dựng cơ sở vững chắc trong quần chúng lao động.

Câu hỏi được lấy trong đề: Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Lịch sử lớp 12 - THPT Đỗ Đăng Tuyển - TP Đà Nẵng

Luyện tập ngay

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Câu 1:Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) quyết định thành lập

A.Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B.Mặt trận Việt Minh.
C.Chính phủ công nông binh.
D.Chính quyền Xô viết.

Câu 2:"Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm 
nô lệ..." là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong văn kiện nào sau đây?

A.Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước (1966).
B.Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).
C.Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951).
D.Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (1946).

Câu 3:Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 
1954) của Đảng cộng sản Đông Dương?

A.Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ các lực lượng hòa bình.
B.Toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C.Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D.Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp.

Câu 4:Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng 
Tám năm 1945 là gì?

A.Nạn đói.
B.Giặc ngoại xâm.
C.Giặc dốt.
D.Tài chính.

Câu 5:Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện 
nào?

A.Việt Nam gia nhập ASEAN (1995).
B.Hiệp ước Bali được kí kết (1976).
C.Campuchia gia nhập ASEAN (1999).
D.Brunây gia nhập ASEAN (1984).

Câu 6:Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị (tháng 10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A.Xác định giai cấp lãnh đạo.
B.Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng.
C.Đề ra phương hướng chiến lược.
D.Xác định phương pháp đấu tranh.

Câu 7:Thằng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954)?

A.Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B.Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946.
C.Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
D.Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

Câu 8:Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng 
thẳng ở châu Âu?

A.Sự tan rã của tổ chức Hiệp ước Vácsava.
B.Sự thành lập của Cộng đồng châu Âu (EC).
C.Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
D.Sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

Câu 9:Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là 
do

A.phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác.
B.Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất.
C.phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.
D.các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng.

Câu 10:Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết căn bản nạn đói ở Việt 
Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi

A."Tăng gia sản xuất".
B."Phá kho thóc, giải quyết nạn đói".
C."Nhường cơm sẻ áo"".
D."Người cày có ruộng".

Câu 11:Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân 
Pháp đã

A.chi phát triển công nghiệp hóa chất.
B.chỉ phát triển công nghiệp cơ khí.
C.tập trung vào công nghiệp luyện kim.
D.mở rộng diện tích trồng cao su.

Câu 12:Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành một trong ba trung 
tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?

A.Nhật Bản.
B.Xin ga po.
C.Liên Xô.
D.Trung Quốc.

Câu 13:Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

A.Biểu tình có vũ trang tự vệ.
B.Tổng khởi nghĩa.
C.Lập Khu giải phóng Việt Bắc.
D.Tổng tiến công.

Câu 14:Địa phương nào sau đây là một trong bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cuộc 
Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?

A.Bắc Giang.
B.Quảng Ngãi.
C.Hà Nội.
D.Thái Nguyên.

Câu 15:Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ chiến dịch Việt Bắc 
thu- đông 1947, đến chiến dịch Biên Giới thu- đông 1950 là gì?

A.Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.
B.Từ thế bị động sang thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
C.Phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
D.Tiêu diệt sinh lực địch. Khai thông biên giới Việt - Trung.

Câu 16:Trong lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và ra chỉ thị nào 
dưới đây?

A.Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
B.Chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
C.Đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật.
D.Đánh đuổi phát xít Nhật.

Câu 17:Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1930-1945 là gì?

A.Đánh đuổi để quốc xâm lược giành độc lập dân tộc.
B.Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ.
C.Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
D.Lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.

Câu 18:Một trong ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam trong năm 1929 là

A.Đông Dương Cộng sản đảng.
B.Hội Phục Việt.
C.Việt Nam Quốc dân đảng.
D.Đảng Dân chủ Việt Nam.

Câu 19:Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho 
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

A.Dự báo chính xác thời cơ và nguy cơ để chủ động trong mọi tình huống.
B.Kết hợp chặt chẽ đấu tranh trên ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao.
C.Tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng dân chủ thể giới.
D.Kết hợp chặt chẽ sức mạnh của tiền tuyến với sức mạnh của hậu phương.

Câu 20:Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 Ban Chấp hành 
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A.thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.
B.đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.
C.giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
D.tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu 22:Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) khẳng định 
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là gì?

A.Chống phát xít và chống chiến tranh.
B.Chống đế quốc và chống phong kiến.
C.Chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.
D.Chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình.

Câu 23:Luận cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định

A.mục tiêu đấu tranh chỉ là các quyền dân chủ.
B.lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân.
C.lãnh đạo cách mạng là giai cấp nông dân.
D.mục tiêu đấu tranh chỉ là các quyền dân sinh.

Câu 24:Trong năm đầu sau khi được thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với 
khó khăn nào sau đây?

A.Phát xít Nhật còn mạnh.
B.Chủ nghĩa phát xít xuất hiện.
C.Giặc ngoại xâm và nội phản.
D.Nguy cơ chiến tranh thế giới.

Câu 25:Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng 
hòa thực hiện đối sách gì với Pháp?

A.Từ chối tham gia Liên hiệp Pháp.
B.Hòa hoãn, nhân nhượng.
C.Không nhân nhượng về kinh tế.
D.Đối đầu trực tiếp về quân sự.

Câu 26:Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc là

A.giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B.hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
C.chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh.
D.tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.

Câu 27:Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 
với đại diện Chính phủ Pháp (6 - 3 - 1946) có tác dụng như thế nào?

A.Tạo thời gian hòa bình để Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội.
B.Giúp Việt Nam ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp.
C.Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại.
D.Thể hiện thiện chí hòa bình của hai chính phủ Việt Nam và Pháp.

Câu 28:Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào dưới đây 
trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

A.Trung địa chủ và tư sản mại bản.
B.Đại địa chủ và tư sản mại bản.
C.Trung, tiểu địa chủ và tư sản mại bản.
D.Tiểu địa chủ và tư sản mại bản.

Câu 29:Báo Thanh niên (ra số đầu tiên ngày 21-6-1925) là của tổ chức nào sau đây?

A.Việt Nam Quốc dân đúng.
B.Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C.An Nam Cộng sản đảng.
D.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 30:Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945), Nhân dân Việt Nam thực 
hiện khẩu hiệu nào sau đây?

A.Đánh đổ Trung Hoa Dân quốc.
B.Đánh đổ thực dân Anh.
C.Đánh đuổi phát xít Nhật.
D.Đánh đổ chính quyền Sài Gòn.
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi