Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án
Lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là
A.nông dân.
B.công nhân.
C.tư sản.
D.địa chủ.
Câu hỏi được lấy trong đề: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Lê Lợi - Tỉnh Quảng Trị
Về chính trị, để thuận lợi cho việc thiết lập nền thống trị và tiến hành áp bức, bóc lột thuộc địa ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã
A.thực hiện chính sách ngu dân, duy trì tệ nạn xã hội.
B.tăng cường chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.
C.dùng thế lực phong kiến địa phương làm tay sai.
D.sử dụng giai cấp tư sản địa phương làm tay sai.
Lực lượng nghĩa quân nào của Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu- côm-bô ở Campuchia trong những năm 1866 - 1867 cùng nhau kháng chiến chống thực dân Pháp?
A.Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực.
B.Nghĩa quân của Võ Duy Dương.
C.Nghĩa quân của Nguyễn Hữu Huân.
D.Nghĩa quân của Trương Quyền.
MMột rrong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A.thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước.
B.lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.
C.ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
D.đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Lí do Việt Nam từ thời cổ đại đến hiện đại luôn là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn trên thế giới và trong khu vực?
A.Có nền kinh tế phát triển mạnh nhưng chế độ chính trị lạc hậu.
B.Có vị trí địa chiến lược quan trọng cả trên đất liền và trên biển.
C.Hệ thống giao thông vận tải hoàn thiện thuận lợi cho cuộc xâm lược.
D.Trình độ dân trí thấp, nền văn hóa lạc hậu, nên dễ bị đồng hóa dân tộc.
Một trong những tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922 là
A.phân biệt về tôn giáo.
B.phân biệt về chủng tộc.
C.sự bình đẳng về mọi mặt.
D.thống nhất về văn hóa.
Năm 2010, quốc gia nào sau đây có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới?
A.Việt Nam.
B.Trung Quốc.
C.Nhật Bản.
D.Liên Xô.
Cuối thế kỉ XVIII, phong trào nào sau đây đã đặt nền móng cho việc khôi phục thống nhất đất nước?
A.Tây Sơn.
B.Cần Vương.
C.Yên Thế.
D.Lam Sơn.
Từ cuối thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á có mục tiêu nào sau đây?
A.Đấu tranh nhằm giành độc lập dân tộc.
B.Đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
C.Cạnh tranh kinh tế với các nước thực dân.
D.Đấu tranh tham gia các tổ chức quốc tế.
Sự chuyển biến quan trọng nào về chính trị - xã hội ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A.Sự tiếp thu khoa học, kĩ thuật từ các nước phương Tây.
B.Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập vào Đông Nam Á.
C.Chính sách mở rộng ngoại giao, buôn bán của các nước.
D.Bị các nước đế quốc thực dân xâm lược và cai trị.
Trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa nào sau đây của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi và lập ra nhà nước Vạn Xuân?
A.Phùng Hưng.
B.Hai Bà Trưng.
C.Lý Bí.
D.Bà Triệu.
Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc thực dân Anh và Pháp?
A.Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng.
B.Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.
C.Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh.
D.Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp.
Cuộc đấu tranh vũ trang lớn đầu tiên của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc là cuộc khởi nghĩa
A.Hai Bà Trưng.
B.Ngô Quyền.
C.Lí Bí.
D.Phùng Hưng.
Cơ sở tạo ra bước chuyển tiếp của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang độc quyền là gì?
A.Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B.Sự phát triển của khoa học - công nghệ.
C.Sự phát triển của các tổ chức độc quyền.
D.Sự tăng cường đầu tư vốn trong sản xuất.
Sự kiện đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ra ngoài phạm vi châu Âu là
A.Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
B.phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh.
C.cuộc vận động thống nhất nước Đức và nước I-ta-li-a.
D.cuộc cải cách nông nô ở Nga và cuộc nội chiến ở Mỹ.
Quốc gia nào sau đây đã mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á
A.Bồ Đào Nha.
B.Anh.
C.Pháp.
D.Tây Ban Nha.
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây?
A.Do tiến hành công cuộc cải cách đất nước thành công.
B.Vì Xiêm đang là một nước đế quốc hùng mạnh.
C.Vì Xiêm không bị các nước phương Tây nhòm ngó.
D.Nhân dân Xiêm kháng chiến chống Anh, Pháp thắng lợi.
Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở
A.Xin-ga-po và Việt Nam.
B.In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.
C.Ma-lai-xi-a và Bru-nây.
D.In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây?
A.Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam.
B.Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
C.Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự.
D.Góp phần bảo vệ vững chắc nên độc lập dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Tổng (1077-1177)) quââ và dââ nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự độc đáo nào sau đây?
A.Vườn không nhà trống.
B.Vây thành, diệt viện.
C.Đánh nhanh, thắng nhanh.
D.Tiên phát chế nhân.
Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là
A.xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội.
B.xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
C.đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.
D.xóa bỏ chế độ phong kiến, lập nền dân chủ tư sản.
Khác với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh
A.nhà Nguyên lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
B.nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
C.nước Đại Ngu đang bị nhà Minh đô hộ.
D.Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm
A.lật đổ ách cai trị của quân Thanh.
B.chống lại chính quyền Lê - Trịnh.
C.lật đổ ách cai trị của quân Minh.
D.chống lại chính quyền chúa Nguyễn.
Sự ra đời của quốc gia nào sau đây đã mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội sang khu vực Mĩ latinh?
A.Việt Nam.
B.Ấn Độ.
C.Cuba.
D.Thái Lan.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785), nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi nào sau đây?
A.Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
B.Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
C.Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
D.Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược gì trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội?
A.Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
B.Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
C.Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
D.Tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa, đổi mới.
Đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây khi bắt đầu xâm lược Đông Nam Á là
A.In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po.
B.Đông Nam Á hải đảo.
C.Đông Nam Á lục địa.
D.Phi-lip-pin và Miến Điện.
Năm 248, cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu nhằm chống lại ách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc nào?
A.Nhà Đườgg.
B.Nhà Ngô.
C.Nhà Minh.
D.Nhà Hán.
Phân tích vị trí địa chiến lược của Việt Nam đối với khu vực và thế giới?
Vận dụng các bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc như
thế nào vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?