banner trang chủ đề ôn luyện

Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra và lời giải nhanh và chính xác nhất

Câu 25:Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã

A.để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu.
B.chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
C.mở ra kỉ nguyên mới: độc lập, tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội.
D.khẳng định vai trò to lớn của lực lượng vũ trang ba thứ quân.

Câu hỏi được lấy trong đề: Đề kiểm tra cuốii kì 1 năm học 2023 - 2024 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Lê Lợi - Tỉnh Kon Tum

Luyện tập ngay

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Câu 1:Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của người Việt chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là

A.khởi nghĩa Bà Triệu.
B.khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
C.khởi nghĩa Lý Bí.
D.khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 2:Mục tiêu hàng đầu trong các phong trào đấu tranh của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A.Độc lập dân tộc.
B.Đòi tự do trong kinh doanh.
C.Cải cách dân chủ.
D.Đòi quyền tự quyết dân tộc.

Câu 3:Thời gian đầu sau khi giành độc lập, một trong những nội dung của chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện là

A.thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
B.tăng cường mậu dịch đối ngoại.
C.sản xuất hàng tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu trong nước.
D.tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

Câu 4:Đối với Liên Xô, việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết năm 1922 có ý nghĩa nào sau đây?

A.Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng.
B.Đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
C.Tạo sức mạnh để nhân dân Liên Xô bảo vệ tổ quốc.
D.Giúp cho các dân tộc thuộc địa tìm ra con đường cứu nước.

Câu 5:Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào?

A.Nhà Minh thi hành chính sách cai trị hà khác.
B.Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
C.Nhà Hồ tiến hành cải cách đất nước thành công.
D.Nhà Minh đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

Câu 6:Sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 (NXB Đai học Sư phạm, 2023, trang 49) có viết: "Các cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam đều mang tính chính nghĩa ". Tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh được nhận biết chủ yếu dựa trên cơ sở nào?

A.Mục đích của chiến tranh.
B.Phương châm tiến hành chiến tranh.
C.Lực lượng tiến hành chiến tranh.
D.Hình thức tiến hành chiến tranh.

Câu 7:Một trong những bài học lịch sử sâu sắc được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam và còn giữ nguyên giá trị đến ngày nay là

A.củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
B.đa phương hoá trong quan hệ quốc tế.
C.kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị.
D.triệt để lợi dụng mẩu thuẫn giữa các nước.

Câu 8:Kế sách "Tiên phát chế nhân" đã được triều đại nào sử dụng để chống lại quân xâm lược nào?

A.Tiền Lê - quân Tống.
B.Nhà Lý - quân Tống.
C.Nhà Trần - quân Nguyên.
D.Hậu Lê - quân Minh.

Câu 9:Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa chiến lược của Việt Nam?

A.Nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương.
B.Dải đất hình chữ S, có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, hải cảng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế biển.
C.Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, là nơi giao thoa nhiều nền văn minh lớn trên thế giới như Trung
Quốc, Ấn Độ.
D.Nằm trên bán đảo Đông Dương, có mối liên hệ mật thiết với các quốc gia Đông Nam Á lục địa và
Đông Nam Á hải đảo.

Câu 10:Trong thời gian thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chủ nghĩa thực dân đã ảnh hưởng gì đến các nước Đông Nam Á?

A.Văn hóa ngoại lai đan xen văn hóa bản địa tạo nền văn hóa mới cho khu vực.
B.Ảnh hưởng tích cực đến việc gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của khu vực.
C.Ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống.
D.Khu vực Đông Nam Á tiếp cận đến những nền văn hóa mới, tiên tiến hơn.

Câu 11:Thuật ngữ "chủ nghĩa tư bản hiện đại" dùng để chỉ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn

A.trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
B.trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C.sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay.
D.sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Câu 12:Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789 dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung là

A.trận Chi Lăng - Xương Giang.
B.trận Tốt Động - Chúc Động.
C.trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
D.trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

Câu 13:Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) của nhà Nguyễn thất bại là do

A.nhân dân không chịu đứng lên chống giặc cùng triều đình.
B.nhà Nguyễn chưa có đường lối kháng chiến đúng đắn.
C.sự phản bội của vua quan nhà Nguyễn.
D.nhà Nguyễn không có thái độ kiên quyết chống Pháp ngay từ đầu.

Câu 14:Biện pháp nào về ngoại giao đã giúp Xiêm bảo vệ nền độc lập của nước mình?

A.Thi hành chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B.Tiến hành cuộc chiến tranh vũ trang chống xâm lược.
C.Cải cách bộ máy hành chính theo mô hình phương Tây.
D.Cắt một số vùng lãnh thổ phụ thuộc vào Xiêm cho Anh, Pháp.

Câu 15:Cuộc kháng chiến chống quân Triệu xâm lược năm 179 TCN của triều đình An Dương Vương thất bại đã dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước

A.Văn Lang.
B.Âu Lạc.
C.Vạn Xuân.
D.Nam Việt.

Câu 16:Đâu là nhận xét đúng về hệ quả của chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân phương Tây đối với nền chính trị Đông Nam Á?

A.Để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho nhân dân các nước Đông Nam Á.
B.Nhiều trường học được xây dựng đã khai hóa văn minh cho Đông Nam Á.
C.Nhân dân Đồng Nam Á tích cực hưởng ứng chính sách văn hóa của các nước thực dân.
D.Các nước Đông Nam Á bị lệ thuộc hoàn toàn vào các nước thực dan phương Tây.

Câu 17:Trong các cuộc cách mạng tư sản, quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo

A.giữ vai trò chính trong việc lật đổ giai cấp tư sản.
B.bị giai cấp tư sản lợi dụng.
C.có vai trò quan trọng để cách mạng thắng lợi.
D.giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

Câu 18:Một trong những điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) là

A.khởi nghĩa khi chính quyền Đông Hán suy yếu.
B.thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
C.lực lượng thủy binh giữ vai trò tiên phong.
D.nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa.

Câu 19:Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới thời Trần?

A.Tập trung vào việc xây dựng thành lũy kiên cố.
B.Bồi dưỡng sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
C.Tiến công giặc một cách thần tốc, bất ngờ.
D.Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc.

Câu 20:Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân tác động như thế nào đến nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á?

A.Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh.
B.Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước.
C.Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
D.Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống. D. Làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.
E.Làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.

Câu 21:Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ?

A.Khởi nghĩa Lý Bí.
B.Khởi nghĩa Lam Sơn.
C.Khởi nghĩa Phùng Hưng.
D.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Câu 22:Về chính trị, công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc đạt được thành tựu nổi bật là

A.đời sống nhân dân được cải thiện, mức sống được nâng cao.
B.xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
C.đạt tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nước đứng thứ hai thế giới.
D.trở thành cường quốc phần mềm lớn nhất thế giới.

Câu 23:Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước thực dân nào sau đây?

A.Tây Ban Nha.
B.Anh.
C.Pháp.
D.Hà Lan.

Câu 24:Đẳng cấp 3 trong xã hội Pháp trước cách mạng gồm những lực lượng nào?

A.Tăng lữ, quý tộc và tư sản, nông dân.
B.Quý tộc, nông dân, tăng lữ, thợ thủ công.
C.Vua, quan lại, tăng lữ, bình dân thành thị.
D.Tư sản, nông dân, bình dân thành thị.

Câu 26:Nội dung nào sau đây không phải là bài học lịch sử được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam?

A.Bài học về xây dựng và tập hợp lực lượng.
B.Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
C.Nghệ thuật quân sự sáng tạo, phong phú.
D.Chủ động khơi mào đấu tranh quân sự.

Câu 27:Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào Tây Sơn (1771-1789)?

A.Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
B.Đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh.
C.Đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt.
D.Phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 28:Quan điểm toàn dân đánh giặc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa gì?

A.Là điều kiện để mỗi người dân được tham gia đánh giặc, giữ nước.
B.Là điều kiện để phát huy cao nhất yếu tố con người và vũ khí trong chiến tranh.
C.Là điều kiện phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.
D.Là điều kiện để thực hiện đánh giặc rộng khắp, mọi nơi, mọi lúc.
Câu 29:Giải thích nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong
lịch sử Việt Nam.
Câu 30:Nêu giá trị các bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi