banner trang chủ đề ôn luyện

Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra và lời giải nhanh và chính xác nhất

Câu 14:Trong giai đoạn 1945 - 1950, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là

A.đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
B.tăng cường hợp tác, liên minh với Liên Xô.
C.chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
D.tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa cũ.

Câu hỏi được lấy trong đề: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - năm 2023-2024 - Đề 38

Luyện tập ngay

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Câu 1:Trong những năm (1961 - 1965), chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đăch biệt của đế quốc Mĩ, nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của định với quyết tâm

A."Một tấc không đi, một li không rời".
B."Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng.
C."Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
D."Nhằm thẳng quân thù mà bắn".

Câu 2:Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, lực lượng vũ trang nào sau đây được thành lập ở Việt Nam?

A.An Nam Cộng sản đảng.
B.Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C.Trung đội cứu quốc quân II.
D.Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 3:Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới đổi mới ở Việt Nam (12-1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là

A.lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
B.mở rộng hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp.
C.thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.
D.tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.

Câu 4:Cuộc vận động xây dựng "Quỹ độc lập" và phong trào "Tuần lễ vàng" sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã góp phần giúp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giải quyết

A.khó khăn về tài chính.
B.nạn đói.
C.nạn dốt.
D.nguy cơ mất độc lập.

Câu 5:Nội dung nào sau đây là biểu hiện sự phát triển khoa học - kĩ thuật của nước Mĩ (1991 - 2000)?

A.Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
B.Phóng 4 con tàu "Thần Châu" bay vào không gian vũ trụ.
C.Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của thế giới.
D.Trở thành cường quốc sản xuất phần mềm duy nhất thế giới.

Câu 6:Nội dung nào sau đây không phải là tác động của xu thế toàn cầu hóa những năm 80 của thế kỉ XX?

A.Trầm trọng thêm sự bất công xã hội.
B.Chuyển biến cơ cấu kinh tế.
C.Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
D.Sự ra đời của hai hệ thống xã hội đối lập nhau.

Câu 7:Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, nội dung nào sau đây là một trong những chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh?

A.Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân.
B.Tổ chức phong trào Bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ.
C.Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
D.Tổ chức tổng tuyển cử tự do bầu chính quyền địa phương.

Câu 8:Từ năm 1959 đến 1960, Bến Tre là nơi diễn ra chủ yếu của phong trào

A.thành đồng Tổ quốc.
B.dũng sĩ diệt Mĩ.
C.Đồng khởi
D.đất thánh Việt cộng.

Câu 9:Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dân Việt Nam lần lượt trải qua các chiến dịch nào dưới đây?

A.Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
B.Đường 14 - Phước Long, Tây Nguyên.
C.Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh.
D.Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng.

Câu 10:Chiến thắng nào dưới đây của quân và dân miền Nam đã mở ra khả năng đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ?

A.Vạn Tường.
B.Áp Bắc.
C.Bình Giã.
D.Đồng khởi.

Câu 11:Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng

A.ý thực hệ phong kiến.
B.dân chủ tư sản kiểu mới.
C.dân chủ tư sản kiểu cũ.
D.cách mạng vô sản.

Câu 12:Năm 1945, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập?

A.Inđônêxia.
B.Trung Quốc.
C.Cuba.
D.Nam Phi.

Câu 13:Năm 1920, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động tiêu biểu nào sau đây?

A.Tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất.
B.Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
C.Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
D.Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 15:Mục đích chính của kế hoạch Nava là

A.tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, kết thúc nhanh cuộc chiến tranh.
B.giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C.đánh thiệt hại nặng bộ đôi chủ lực của ta.
D.buộc ta phải đàm phán, kết thúc chiến tranh có lợi cho Pháp.

Câu 16:Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương

A.khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế.
B.thiết lập chính thể cộng hòa dân chủ.
C.thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
D.thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.

Câu 17:Tháng 12-1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức của hai nhà lãnh đạo M. Goocbachốp và G. Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố

A.chấm dứt chạy đua vũ trang.
B.giữ gìn hòa bình an ninh cho nhân loại.
C.chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D.hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.

Câu 18:Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), quốc gia đi đầu trong công nghiệp vũ trụ là

A.Anh.
B.Pháp.
C.Mĩ.
D.Liên Xô.

Câu 19:Trong những năm 1920-1930, tổ chức cách mạng nào sau đây ra đời ở Việt Nam?

A.Việt Nam Quang phục hội.
B.Việt Nam Quốc dân đảng.
C.Đông Dương Cộng sản Đảng.
D.An Nam Cộng sản Đảng.

Câu 20:Những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh được mệnh danh là

A."Lục địa bùng cháy".
B."Lục địa mới trỗi dậy".
C."Hòn đảo anh hùng".
D."Hòn đảo tự do".

Câu 21:Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2-1951) đã quyết định đổi tên Đảng thành

A.Đảng Cộng sản Đông Dương.
B.Đảng Cộng sản Việt Nam.
C.Đảng Lao động Việt Nam.
D.Đảng Lao động Đông Dương.

Câu 22:Cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc (UN) là

A.Ban thư ký.
B.Đại hội đồng.
C.Tòa án quốc tế.
D.Hội đồng bảo an.

Câu 23:Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp được tiến hành khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

A.ở giai đoạn đầu.
B.bước vào giai đoạn quyết liệt.
C.bước vào giai đoạn sắp kết thúc.
D.đã kết thúc.

Câu 24:Yếu tố nào sau đây tác động đến sự thành bại của Mĩ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới "đơn cực" sau Chiến tranh lạnh (1991)?

A.Sự mở rộng không gian địa lí của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B.Sự hình thành của các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản.
C.Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới thay đổi.
D.Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền.

Câu 25:Trong thời kì 1954 - 1975, chiến lược chiến tranh nào sau đây đánh dấu quân viễn chinh Mĩ trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam?

A.Chiến tranh đặc biệt.
B.Chiến tranh đơn phương.
C.Việt Nam hóa chiến tranh.
D.Chiến tranh cục bộ.

Câu 26:Thắng lợi trên mặt trận nào có tính chất quyết định trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)?

A.chính trị.
B.quân sự.
C.ngoại giao.
D.kinh tế.

Câu 27:Nhân tố quyết định hàng đầu sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản trong những năm 1960 - 1973 là

A.con người.
B.kĩ thuật.
C.giáo dục.
D.tài nguyên.

Câu 28:Nội dung nào sau đây là đặc điểm về tình hình của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917?

A.Hai chính quyền song song tồn tại.
B.Nhân dân lên nắm chính quyền.
C.Ba chính quyền tồn tại đồng thời.
D.Giai cấp tư sản nắm chính quyền.

Câu 29:Quốc gia nào sau đây là một trong những kẻ châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A.Liên Xô.
B.Trung Quốc.
C.Nhật Bản.
D.Việt Nam.

Câu 30:Yếu tố khách quan nào sau đây tác động đến chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7-1936?

A.Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.
B.Phong trào cách mạng Việt Nam đã được phục hồi.
C.Đời sống của đa số nhân dân Việt Nam còn khó khăn, cực khổ.
D.Phát xít Nhật câu kết với thực dân Pháp cai trị Đông Dương.

Câu 31:Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn từ năm 1920 cho dân tộc Việt Nam có sự khác biệt so với lựa chọn của các bậc tiền bối về

A.hình thức đấu tranh.
B.mục tiêu trước mắt.
C.đối tượng cách mạng.
D.khuynh hướng chính trị.

Câu 32:Điểm chung của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1930-1945) và cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp giữa

A.đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.
B.lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
C.chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
D.của lực lượng vũ trang ba thứ quân.

Câu 33:Từ ngày 12-3-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" do

A.thực hiện các quyết định của Hội nghị Ianta.
B.mâu thuẫn Pháp - Nhật ngày càng sâu sắc.
C.đối tượng cách mạng thay đổi.
D.thời cơ tổng khởi nghĩa đã đến.

Câu 34:Nội dung nào sau đây là đặc điểm phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930?

A.khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản.
B.cả hai khuynh hướng vô sản và tư sản đều sử dụng bạo lực để loại trừ nhau.
C.sau thất bại khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển nhanh.
D.sự tồn tại song song của khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản.

Câu 35:Kết quả của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) có điểm giống nhau cơ bản là

A.thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất.
B.giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới.
C.thành lập toà án nhân dân, xây dựng văn hóa mới.
D.thành lập được chính quyền nhân dân ở một số nơi.

Câu 36:Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), cách mạng Việt Nam tiếp thu luồng tư tưởng vô sản dựa trên cơ sở xã hội nào sau đây? 

A.Sự chuyển biến về chính trị, tư tưởng.
B.Sự chuyển biến của các giai cấp.
C.Phong trào công nhân phát triển.
D.Phong trào yêu nước phát triển.

Câu 37:Trong thời kì 1945 - 1954, các chiến dịch của quân đội nhân dân Việt Nam đều nhằm

A.củng cố và mở rộng căn cứ địa kháng chiến.
B.phá âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
C.khai thông đường biên giới Việt - Trung.
D.tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

Câu 38:Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 - 1939 và cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 có điểm khác biệt so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A.diễn ra trên phạm vi cả nước.
B.tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
C.đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D.thành lập chính quyền cách mạng.

Câu 39:Cách mạng tháng Tám năm 1945 và công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản những năm 1945 - 1946 để lại cho lịch sử dân tộc Việt Nam bài học nào dưới đây?

A.Giành thắng lợi từng phần.
B.Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân.
C.Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao.
D.Giành và giữ chính quyền.

Câu 40:Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy hậu phương trong chiến tranh nhân dân

A.luôn ở phía sau để cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
B.là chỗ dựa tinh thần, cổ vũ tiền tuyến chiến đấu.
C.phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian.
D.đối xứng với tiền tuyến, tiến hành chi viện cho tiền tuyến.
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi