banner trang chủ đề ôn luyện

Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra và lời giải nhanh và chính xác nhất

Câu 11:Hát Xẩm là di sản văn hóa nào dưới đây?

A.Di sản văn hóa vật thể.
B.Di sản thiên nhiên.
C.Di sản văn hóa phi vật thể.
D.Di sản ẩm thực.

Câu hỏi được lấy trong đề: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử lớp 10 - THPT Núi Thành - Tỉnh Quảng Nam

Luyện tập ngay

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Câu 1:Hiện thực lịch sử là

A.tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B.khoa học tìm hiểu về quá khứ.
C.tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.
D.những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.

Câu 2:Hoàn chỉnh khái niệm sử học: "Sử học là khoa học nghiên cứu về......."

A.hoạt động của con người.
B.văn hóa của con người.
C.quá khứ của con người.
D.tiến hóa của con người.

Câu 3:Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của sử học?

A.Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học.
B.Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử...
C.Dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,...
D.Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.

Câu 4:Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ là chức năng nào sau đây của Sử học?

A.Khoa học.
B.Tái hiện.
C.Nhận biết.
D.Phục dựng.

Câu 5:Nội dung nào sau đây là hiện thực lịch sử?

A.Năm 1945, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam giành thắng lợi.
B.Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhiều yếu tố khách quan.
C.Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do có sự ủng hộ của bạn bè thế giới.
D.Yếu tố quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là do sự chuẩn bị chu đáo.

Câu 6:Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam, của các nước trong khu vực và thế giới sẽ tạo ra cơ hội nào sau đây?

A.Định hướng nghề nghiệp.
B.Hiểu biết về tương lai.
C.Hợp tác về kinh tế.
D.Hội nhập thành công.

Câu 7:Khám phá lịch sử giúp con người hiểu biết được

A.vai trò của lịch sử.
B.văn minh nhân loại.
C.bản chất của xã hội.
D.khả năng của bản thân.

Câu 8:Yêu cầu quan trọng nhất đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản là phải

A.phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 
B.đảm bảo giá trị thẩm mỹ của di sản.
C.đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
D.đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Câu 9:Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hóa?

A.Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
B.Bảo tồn và khôi phục các di sản.
C.Bảo vệ và lưu giữ các di sản.
D.Bảo vệ, khôi phục các di sản.

Câu 10:Di tích Chùa Thiên Mụ là di sản văn hóa nào dưới đây?

A.Di sản văn hóa phi vật thể.
B.Di sản thiên nhiên.
C.Di sản văn hóa vật thể.
D.Di sản ẩm thực.

Câu 12:Ý nào sau đây phản ánh đúng khái niệm văn minh?

A.Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử.
B.Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với lịch sử loài người.
C.Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con
người xuất hiện trên trái đất.
D.Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

Câu 13:Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hóa bước sang thời kì văn minh?

A.Có chữ viết, nhà nước ra đời.
B.Có con người xuất hiện.
C.Có công cụ lao động bằng sắt xuất hiện.
D.Xây dựng các công trình kiến trúc.

Câu 14:Yếu tố nào sau đây không phải là tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh loài người?

A.Nhà nước.
B.Đô thị.
C.Tôn giáo.
D.Tổ chức xã hội.

Câu 15:Hệ thống chữ viết cổ của người Ai Cập được gọi là

A.chữ cái Latinh.
B.chữ tượng hình.
C.chữ Phạn.
D.chữ cái Rô-ma.

Câu 16:Quốc gia nào sau đây được gọi là "Quê hương của những tôn giáo lớn trên thế giới"?

A.Ấn Độ.
B.Trung Quốc.
C.Ai Cập.
D.La Mã.

Câu 17:Chữ San-xcrít (chữ Phạn) được người Ấn Độ cải biên trên cơ sở

A.chữ Rô-ma, chữ số La Mã.
B.chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
C.chữ Kha-rốt-thi và chữ Bra-mi.
D.chữ cái Latinh và chữ cái Phê-ni-xi.

Câu 18:Đâu không phải là "Tứ đại phát minh"về kĩ thuật của Trung Hoa thời kì cổ - trung đại?

A.Kĩ thuật làm giấy.
B.Kĩ thuật làm lịch.
C.Thuốc súng.
D.La bàn.

Câu 19:Loại chữ cổ nhất của văn minh Trung Hoa là

A.chữ Hán.
B.chữ Kha-rốt-ti và Bra-mi.
C.chữ Phạn.
D.chữ giáp cốt, kim văn.

Câu 20:Các học thuyết tư tưởng, tôn giáo ra đời ở Trung Hoa thời cổ - trung đại nhằm mục đích

A.hướng con người đến cuộc sống trường sinh, bất tử.
B.giải thích về thế giới và các biện pháp cai trị đất nước.
C.phục vụ cho quá trình xâm lược của các triều đại.
D.giải thích sự ra đời của con người trên thế giới.

Câu 21:Là một trong "Tứ đại phát minh" về kĩ thuật của Trung Hoa thời cổ - trung đại mà hiện nay thế giới vẫn đang sử dụng

A.toán hình.
B.thuyết nguyên tử.
C.kĩ thuật làm giấy.
D.số không (0).

Câu 22:Trình bày nhiệm vụ của Sử học. Nêu 1 ví dụ cụ thể về nhiệm vụ của Sử học.

Câu 23:Trình bày những thành tựu kiến trúc nào của văn minh Trung Hoa thời cổ- 
trung đại. Nêu hiểu biết của mình về một công trình kiến trúc mà em thấy ấn tượng nhất của 
nền văn minh Trung Hoa.

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi