Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án
Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A.Tây Ninh
B.Thành phố Hồ Chí Minh
C.Long An
D.BÌnh Dương
Câu hỏi được lấy trong đề: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 -THCS Cự Khối - TP Hà Nội
Ý nào sau đây không đúng với phần thượng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long?
A.Thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển
B.Bị ngập nước vào mùa mưa
C.Khu vực tương đối cao (2-4m so với mực nước biển)
D.Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn
Biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là:
A.hạn chế xói mòn,rửa trôi trên đất bazan.
B.nâng cao chất lượng lao động.
C.tăng cường các cơ sở công nghiệp chế biến.
D.tăng cường công tác thủy lợi.
Biểu hiện rõ rệt nhất trong biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là:
A.mưa bão trên diện rộng, nước biển dâng.
B.diện tích đất phù sa bị thu hẹp.
C.xâm nhập mặn, mùa khô kéo dài.
D.nhiệt độ trung bình năm ngày càng tăng.
Cho bảng số liệu: (Bảng 1)
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2000 - 2016.
(Đơn vị: nghìn tử đồng)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2000 - 2016.
A.Cột.
B.Kết hợp.
C.Tròn.
D.Đường
Khó khăn lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ để phát triển nông nghiệp là:
A.diện tích đất canh tác không lớn.
B.chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
C.mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng.
D.cơ sở vật chất, kĩ thuật kém phát triển.
Hai loại đất có giá trị nhất ở Đông Nam Bộ là:
A.Đất xám và đất phù sa.
B.đất xám và đất phèn.
C.đất ba dan và đất xám.
D.đất ba dan và đất feralit.
Đảo nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A.Côn Đảo
B.Thổ Chu
C.Lý Sơn
D.Phú Quốc
Trung tâm kinh tế - chính trị và du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long là tỉnh/thành phố nào?
A.Cần Thơ
B.Hậu Giang
C.Vĩnh Long
D.Cà Mau
Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là:
A.thoải, khá bằng phẳng.
B.cao đồ sộ độ dốc lớn.
C.thấp trũng, chia cắt mạnh.
D.dốc, bị cắt xẻ mạnh.
Vấn đề lớn nhất đáng lo ngại của vùng đồng bằng Sông Cửu Long vào mùa khô là gì?
A.Xâm nhập mặn.
B.Triều cường.
C.Thiếu nước tưới.
D.Địa hình thấp
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tới mục tiêu phát triển công nghiệp một cách bền vững ở Đông Nam Bộ là gì?
A.Phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.
B.Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
C.Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
D.Hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là:
A.Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.
B.Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.
C.Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.
D.Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.
Trong tương lai vùng Đông Nam Bộ sẽ xuất hiện ngành công nghiệp nào sau đây?
A.Thủy điện
B.Khai thác dầu khí
C.Dịch vụ hàng hải
D.Lọc hóa dầu
Lợi thế lớn nhất cho phát triển thủy sản nước ngọt của đồng bằng sông Cửu Long là gì?
A.Vùng biển rộng, ấm, nhiều ngư trường lớn.
B.Sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt, các vùng trũng ngập nước
C.Các ao, hồ nước ngọt.
D.Nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển.
Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra hiện tượng tự nhiên nào sau đây?
A.Bão
B.Hạn hán
C.Lũ lụt
D.Xâm nhập mặn
Đâu không phải là thế mạnh về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A.Đồng bằng rộng lớn, khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ.
B.Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào
C.Khoáng sản đa dạng và giàu có, trữ lượng lớn
D.Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú.
Nguyên nhân chính gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do:
A.mưa lớn và triều cường.
B.mưa bão trên diện rộng.
C.bão lớn và lũ nguồn về.
D.không có đê sông ngăn lũ.
Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A.triều cường.
B.cháy rừng.
C.xâm nhập măn.
D.thiếu nước ngọt.
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm mấy tỉnh/thành phố?
A.15
B.13
C.12
D.14
Cho bảng số liệu: (Bảng 2)
Diện tích, sản lượng lúa của Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2010 - 2015
Năng suất lúa của đồng bằng Sông Cửu Long năm 2015 là:
A.50 tạ/ha
B.60 tạ/ha
C.59,6 tạ/ha
D.50,4 tạ/ha
Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là gì?
A.Gạo, xi măng, vật liệu xây dựng
B.Gạo, hàng may mặc, nông sản
C.Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả
D.Gạo, hàng tiêu dung, hàng thủ công
Cho bảng số liệu: (Bảng 3)
Sản lượng thủy, hải sản của cả nước và Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2012
(Đơn vị: tấn)
Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng sản lượng thủy, hải sản (trong đó có cá biển, cá nuôi, tôm nuôi) của Đồng bằng Sông Cửu Long so với cả nước năm 2012 là:
A.biểu đồ tròn
B.biểu đồ miền
C.biểu đồ cột trồng
D.biểu đồ cột kết hợp đường
Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:
A.hồ tiêu.
B.điều.
C.cao su.
D.cà phê.
Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm ở Đông Nam Bộ là gì?
A.Áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi.
B.Cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.
C.Làm thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
D.Thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn.
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đông Nam Bộ là:
A.hàng may mặc.
B.dầu thô.
C.lúa gạo.
D.đồ gỗ.
Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 20, em hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất?
A.Đồng Tháp
B.Bạc Liêu
C.Kiên Giang
D.An Giang
Cho bảng số liệu: (Bảng 4)
Diện tích gieo trồng lúa phân theo thời vụ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1990 - 2005
(Đơn vị: nghìn ha)
Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu thời vụ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1990 - 2005 là:
A.biểu đồ cột kết hợp đường
B.biểu đồ cột
C.biểu đồ miền
D.biểu đồ tròn
Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSCL, ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
A.sản xuất hàng tiêu dùng.
B.sản xuất vật liệu xây dựng
C.công nghiệp cơ khí
D.công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
Vùng Đông Nam Bộ gồm bao nhiêu đơn vị hành chính cấp tỉnh/thành phố?
A.6
B.7
C.8
D.5
Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra nhiều đề cấp bách để phát triển bền vững, đặc biệt là:
A.thu hút lao động có kĩ thuật.
B.xây dựng cơ sở hạ tầng.
C.tăng cường cơ sở năng lượng.
D.đào tạo nhân công lành nghề.
Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A.Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn hơn so với vùng đồng bằng Sông Hồng;
B.Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao;
C.Đang sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên;
D.Cơ câu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước;
Hai hệ thống sông lớn nào là nguồn cung cấp phù sa chính cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A.Sông Tiền và sông Cái
B.Sông Vàm Cỏ và sông Cửu Long
C.Sông Rạch Miễu và sông Hậu
D.Sông Tiền và sông Hậu
Tỉ trọng GDP trong cơ cấu công nghiệp của Đông Nam Bộ chiếm bao nhiêu % so với cả nước?
A.Trên 50%
B.40%
C.45%
D.30%
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ mấy cả nước?
A.1
B.4
C.2
D.3
Những tỉnh/thành phố nào sau đây của Đông Nam Bộ tiếp giáp với biển?
A.Đồng Nai, Tây Ninh
B.TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai
C.Bình Dương, Bình Phước
D.TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu
Mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long có tác dụng tích cực nào sau đây?
A.Gây thiệt hại cho vụ hè thu.
B.Bồi đắp phù sa làm đất thêm màu mỡ.
C.Gây ô nhiễm môi trường.
D.Giúp người dân thay đổi cơ cấu mùa vụ.
Tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A.Hà Tiên.
B.Long Xuyên.
C.Kiên Giang.
D.Cà Mau.
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tiếp giáp với vùng nào sau đây?
A.Tây Nguyên
B.Duyên hải Nam Trung Bộ
C.Đồng bằng Sông Hồng
D.Đông Nam Bộ
Loại hình du lịch nào sau đây phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A.Du lịch sinh thái và di sản văn hóa
B.Hoạt động du thuyền và lặn biển
C.Du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo
D.Hoạt động tắm biển, khám phá hang động