banner trang chủ đề ôn luyện

Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra và lời giải nhanh và chính xác nhất

Câu 18:Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mĩ và tay sai sử dụng phổ biến chiến thuật nào ở miền Nam?

A.Tìm diệt và bình định.
B.Bao vây, đánh lấn.
C.Tràn ngập lãnh thổ.
D.Trực thăng vận, thiết xa vận.

Câu hỏi được lấy trong đề: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 - THPT Thống Nhất A - Tỉnh Đồng Nai

Luyện tập ngay

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Câu 1:Bản chất của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mĩ là gì?

A.Giảm xương máu người Mĩ, tận dụng xương máu người Việt.
B.Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng xâm lược toàn Đông Dương.
C.Tăng cường viện trợ kinh tế cho Đông Dương.
D.Giảm chi phí chiến tranh, "Thay ngựa giữa dòng".

Câu 2:Vì sao Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần thứ hai năm 1972?

A.Vì Mĩ muốn gây sức ép với các nước xã hội chủ nghĩa.
B.Vì Mĩ muốn nhanh chóng giành lại thế chủ động trên chiến trường miền Nam.
C.Vì Mĩ muốn gây sức ép buộc ta phải nhượng bộ trên bàn đàm phán ngoại giao.
D.Vì Mĩ muốn cứu nguy cho chiến lược Chiến tranh cục bộ.

Câu 3:Một trong những mục tiêu của đế quốc Mĩ khi tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam là

A.giảm xương máu người Mĩ, tận dụng xương máu người Việt.
B.cố giành lại thế chủ động trên chiến trường.
C.dùng người Việt đánh người Việt.
D.kéo dài cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Câu 4:Nội dung nào không phải là ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Pari 1973?

A.Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
B.Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.
C.Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân hai miền đất nước.
D.Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Sài Gòn và chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ.

Câu 5:Tìm từ còn thiếu (...). Trong quá trình thực hiện vai trò hậu phương lớn, nhân dân miền Bắc luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng ".....không thiếu một cân, .....không thiếu một người".

A.gạo - bộ đội.
B.lương thực - quân nhân.
C.lúa - lính.
D.thóc - quân.

Câu 6:Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

A.Buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
B.Buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán kí Hiệp định Pari.
C.Làm cho nội bộ chính quyền Mĩ -Sài Gòn khủng hoảng trầm trọng, triền miên.
D.Khẳng định khả năng thắng lớn của quân dân ta trên mọi chiến trường.

Câu 7:Điền từ thiếu (....). "Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách ..... nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước". (Trích Báo cáo chính trị khóa III của Đảng)

A.tuyệt vời.
B.xuất sắc.
C.vẹn toàn.
D.hoàn thiện.

Câu 8:Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960) tổ chức ở đâu?

A.Hà Nội
B.Tân Trào
C.Tuyên Quang
D.Cao Bằng

Câu 9:Điều khoản nào trong Hiệp định Pari 1973 trực tiếp đề cập đến việc chiến sự đã kết thúc trên đất nước ta?

A.Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
B.Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
C.Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
D.Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

Câu 10:Quyền dân tộc cơ bản nào không được khẳng định trong Hiệp định Pari năm 1973?

A.Thống nhất.
B.Toàn vẹn lãnh thổ.
C.Tự do, hạnh phúc.
D.Độc lập, chủ quyền.

Câu 11:Vị trí, vai trò của cách mạng miền Nam được xác định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) có gì khác với vị trí, vai trò của cách mạng miền Bắc?

A.Là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệpthống nhất đất nước.
B.Là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
C.Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
D.Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Câu 12:Chiến thắng Áp Bắc (Mĩ Tho) 1963 đã tác động như thế nào đến phong trào cách mạng miền Nam bấy giờ?

A.Khẳng định nhân dân miền Nam có đánh thắng Mĩ và tay sai.
B.Dấy lên phong trào "Thi đua Áp Bắc, giết giặc lập công" trên toàn miền Nam.
C.Khẳng định quân dân miền Nam có khả năng đánh bại đế quốc Mĩ.
D.Dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu 13:Sự kiện chính trị nào biểu thị sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong mục tiêu chiến đấu chống đế quốc Mĩ?

A.Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia (24 →25/4/1970).
B.Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập (1930).
C.Đại hội Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ II (1951).
D.Liên quân ba nước Đông Dương lần lượt đánh bại các cuộc tấn công của Mĩ và tay sai trên đất Campuchia (1970) và Lào (1971).

Câu 14:Vai trò cơ bản Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ là gì?

A.Xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam.
B.Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh.
C.Đoàn kết toàn dân chống đế quốc và chính quyền tay sai.
D.Giữ gìn lực lượng cách mạng chuẩn bị phản công.

Câu 15:Phương tiện hàng không nào của Mĩ bị quân ta đánh bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1972)?

A.Máy bay phản lực và trực thăng vận.
B.Máy bay B52 và máy bay F111.
C.Máy bay B72 và máy bay siêu thanh.
D.Máy bay lên thắng và máy bay phản lực chiến đấu.

Câu 16:Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) với đại hội lần thứ II (2-1951) là

A.thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
B.đề ra mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
C.có tiến hành bầu Ban chấp hành trung ương Đảng.
D.thông qua báo cáo chính trị thực hiện nhiệm vụ hằng năm

Câu 17:Nền tảng để xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Nam - Bắc Việt Nam là

A.có cùng nguồn cội dân tộc.
B.trên nòng cốt của khối liên minh công- nông
C.truyền thống yêu nước.
D.có chung mục tiêu chiến lược.

Câu 19:Kết quả lớn nhất của phong trào "Đồng khởi" là gì?

A.Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển.
B.Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960).
C.Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
D.Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.

Câu 20:Ngày 2/12/1964, quân ta mở cuộc tấn công vào Bình Giã (Bà Rịa) thắng lợi đã

A.làm cho chiến lược "chiến tranhcục bộ" của Mĩ bị phá sản hoàn toàn.
B.làm cho chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ bị phá sản hoàn toàn.
C.làm cho chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ bị phá sản về cơ bản.
D.làm cho vùng giải phóng ở Đông Nam bộ được mở rộng.

Câu 21:Nội dung nào là thủ đoạn của Mĩ khi thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ ở Việt Nam?

A.Rút dần quân đội Mĩ về nước.
B.Đưa quân Mĩ vào miền Nam làm cố vấn
C.Không sử dụng quân đội Sài Gòn.
D.Đưa quân Mĩ vào tham chiến trực tiếp.

Câu 22:Xương sống của chiến lược "chiến tranh đặc biệt" Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

A.Phương tiện chiến tranh của Mĩ
B.Quân đội Việt Nam Cộng hòa
C.Ấp chiến lược
D.Cố vấn Mĩ

Câu 23:Một thắng lợi quan trọng về mặt chính trị của nhân dân ta, mà ngay từ khi thành lập (6/6/1969) đã được 21 nước đặt quan hệ ngoại giao là

A.Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
B.Chính phủ cách mạng cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời
C.Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập.
D.Liên minh ba nước Đông Dương thành lập.

Câu 24:Mối quan hệ giữa cách mạng 2 miền Nam - Bắc Việt Nam là

A.tồn tại độc lập, riêng rẽ.
B.hợp tác cùng có lợi.
C.mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau.
D.có cùng nguồn cội con cháu Vua Hùng.

Câu 25:Sau khi Hiệp định Giơnevơ (1954) được kí kết, nhiệm vụ của Cách mạng miền Nam Việt Nam là

A.tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
B.tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam.
C.tiến hành ngay cuộc đấu tranh vũ trang chống chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mĩ.
D.chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của chính quyền Mĩ-Diệm.

Câu 26:Ngày 16 tháng 5 năm 1955 là ngày

A.Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội.
B.Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
C.toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng).
D.kí kết Hiệp định Giơnevơ giữa ta và Pháp.

Câu 27:Miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa làm tròn nghĩa vụ của hậu phương quan trọng nhất đối với tiền tuyến lớn miền Nam thể hiện qua những khẩu hiệu nào?

A."Tất cả cho chiến dịch thắng lợi".
B."Máu chảy ruột mềm", "Sẵn sàng".
C."Không có gì quý hơn độc lậập,tự dd""
D."Mỗi người làm việc bằng hai", "Thửa ruộng miền Nam".

Câu 28:Cuối năm 1960, tổ chức mặt trận nào ra đời ở Việt Nam?

A.Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C.Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D.Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu 29:Bước ngoặt của cách mạng miền Nam sau phong trào "Đồng khởi" năm 1960 là

A.chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
B.chuyển sang tổng tiến công trên khắp miền Nam.
C.chuyển từ phòng ngự sang phản công chiến lược.
D.chuyển từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.

Câu 30:Với thắng lợi của phong trào "Đồng khởi", quân và dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

A.Chiến lược "Chiến tranh đơn phương"
B.Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"
C.Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"
D.Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh"

Câu 31:Phong trào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam được đánh dấu bằng sự bùng nổ đấu tranh từ

A.3 xã của huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Thủy.
B.3 xã của huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
C.toàn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
D.3 xã của huyện Mỏ Cày, tỉnh Cà Mau.

Câu 32:Nguyên nhân cơ bản buộc Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là

A.Mĩ muốn lợi dụng sự bất đồng trong phe Xã hội chủ nghĩa để cô lập cách mạng Việt Nam.
B.vì "Việt Nam hoá chiến tranh" gắn với âm mưu dùng người Việt đánh người Việt.
C.vì chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mĩ đã thất bại.
D.Mĩ muốn rút quân đội về nước để tập trung viện trợ lớn cho quân đội Sài Gòn.

Câu 33:Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại của chiến lược Chiến tranh cục bộ ở Việt Nam sau sự kiện nào?

A.Chiến lược Chiến tranh đặc biệt thất bại
B.Tổng tiến công và nổi dậy ác liệt mùa Xuân 1972.
C.Cuộc càn quét quy mô lớn vào "vùng đất thánh" Vạn Tường của Mĩ thất bại.
D.Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của ta.

Câu 34:Chọn nhận định sai về trận "Điện Biên Phủ trên không" 9722 là một thắng lợi

A.có ý nghĩa quyết định kết thúc hoàn toàn cuộc xâm lược của Pháp và can thiệp Mĩ.
B.buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.
C.quân sự quan trọng có ý nghĩa quyết định trên đàm phán.
D.mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.

Câu 35:Quyết tâm "Một tấc không đi, một li không rời" trong phong trào chống và phá "Áp chiến lược" của nhân dân miền Nam có ảnh hưởng như thế nào đến Mĩ - Diệm?

A.Buộc Mĩ phải thay đổi chiến lược chiến tranh.
B.Từng bước làm thất bại âm mưu cô lập quân giải phóng của Mĩ - Diệm.
C.Vùng kiểm soát của chính quyền Mĩ - Diệm ngày càng bị thu hẹp.
D.Chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoàng trầm trọng.

Câu 36:Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1960)?

A.Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm.
B.Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959).
C.Giai đoạn 1954-1959, lực lượng cách mạng không ngừng được củng cố và phát triển mạnh.
D.Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm.

Câu 37:Lời bài hát phản ánh yếu tố lịch sử nào của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mĩ? "Xe ta bon bon đi trên đường lòng vui như mở hội, mà đêm đêm đưa như thoi dệt bao ân tình. Chào những người chẳng tiếc máu xương ngày đêm đi thông đường... "

A.Quá trình di cư của nhân dân 2 miền Bắc- Nam sau hiệp định Pa ri.
B.Quá trình di cư của nhân dân 2 miền Nam-Bắc sau hiệp định Giơ ne vơ.
C.Hoạt động trên tuyến đường chi viện của nhân dân miền Bắc vào miền Nam ruột thịt.
D.Hoạt động chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Câu 38:Tính chất, nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc được Đại hội Đảng lần thứ III xác định là gì?

A.Cách mạng xã hội chủ nghĩa
B.Cách mạng tư sản dân quyền
C.Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
D.Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Câu 39:Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở ra khả năng đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ?

A.Đồng khởi.
B.Bình Giã.
C.Ấp Bắc.
D.Vạn Tường.

Câu 40:Thực trạng tình hình miền Nam Việt Nam được các bên thừa nhận trong Hiệp định Pari là có

A.2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát, 3 lực lượng chính trị.
B.2 chính quyền, 2 quân đội, 3 vùng kiểm soát, 3 lực lượng chính trị.
C.2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát, 2 lực lượng chính trị.
D.2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát.
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi