banner trang chủ đề ôn luyện

Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra và lời giải nhanh và chính xác nhất

Câu 35:Ngày 15/8/1945, chính phủ Nhật Bản chấp nhận đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện đã đánh dấu

A.Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B.Chiến tranh thế giới thứ hai hòa hoãn.
C.Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
D.Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng.

Câu hỏi được lấy trong đề: Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 12 Lần 2 - THPT Quan Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Luyện tập ngay

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Câu 1:Cuộc khởi nghĩa nào sau đây kết thúc đã đánh dấu sự thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

A.Ba Đình
B.Bãi Sậy.
C.Hương Khê.
D.Yên Bái.

Câu 2:Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc là tập hợp các bài giảng tại các lớp đào tạo cán bộ từ 1925 - 1927?

A.Bản án chế độ thực dân Pháp.
B.Con rồng tre.
C.Đoàn kết giai cấp.
D.Đường Kách mệnh.

Câu 3:Địa bàn hoạt động chủ yếu của Đông Dương Cộng sản đảng năm 1929 là

A.Bắc Kì và Nam Kì
B.Bắc Kì.
C.Nam Kì
D.Trung Kì.

Câu 4:Từ năm 1945 đến năm 1950 của thế kỉ XX, quốc gia phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ là

A.Liên Xô.
B.Nhật Bản.
C.Đức.
D.Hà Lan.

Câu 5:Sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc lớn đã điều chỉnh mối quan hệ theo chiều hướng

A.đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
B.xung đột, đối đầu trong tranh chấp quốc tế.
C.sử dụng sức mạnh giải quyết các tranh chấp.
D.hợp tác sang xung đột trực tiếp bằng quân sự.

Câu 6:Địa bàn chủ yếu diễn ra các hoạt động của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là

A.ven biển.
B.nông thôn.
C.rừng núi.
D.thành thị

Câu 7:Nguyên nhân chủ yếu đưa tới sự khác nhau trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Chinh là

A.do điều kiện kinh tế.
B.do bối cảnh lịch sử.
C.do nhận thức khác nhau.
D.do điều kiện xã hội.

Câu 8:Số vốn Pháp đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở ngành nào?

A.Công nghiệp nhẹ.
B.Thương nghiệp.
C.Công nghiệp nặng.
D.Nông nghiệp.

Câu 9:Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ nào?

A.Báo Sự thật.
B.Báo Nhân đạo.
C.Báo Người cùng khổ.
D.Báo Thanh niên.

Câu 10:Phong trào "chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" (1919) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo?

A.Nông dân.
B.Công nhân.
C.Tư sản.
D.Tiểu tư sản.

Câu 11:Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là tổ chức nào?

A.Nam đồng thư xã.
B.Việt Nam cách mạng thanh niên.
C.Quan hải tùng thư.
D.Cường học thư xã.

Câu 12:Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A.tự do.
B.tự trị.
C.tự chủ.
D.độc lập.

Câu 13:Từ năm 1951 Đảng ta đã ra hoạt động công khai với tên gọi là

A.Đảng cộng sản Đông Dương.
B.Đảng Lao động Việt Nam.
C.Đảng cộng sản Việt Nam.
D.Chủ nghĩa cộng sản Đảng.

Câu 14:Đảng, Chính phủ ta đã chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946) được kí kết?

A."Hoa để tiến".
B.Hoa hoãn với Trung Hoa dân quốc.
C.Cầm sung đánh Pháp.
D.Đánh Pháp và Trung Hoa dân quốc.

Câu 15:Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi với mong muốn

A.xây dựng nguỵ quân.
B.giành lại quyền chủ động.
C.kết thúc nhanh chiến tranh.
D.tiêu diệt chủ lực của ta.

Câu 16:Địa điểm trở thành nơi tập trung quân thứ hai của thực dân Pháp sau đồng bằng Bắc Bộ là

A.Xê nô.
B.Mường Sài và Luôngphabang.
C.Plâyku.
D.Điện Biên Phủ.

Câu 17:Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ cuộc cách mạng nào?

A.Cách mạng kĩ thuật.
B.Cách mạng trắng.
C.Cách mạng chất xám.
D.Cách mạng xanh.

Câu 18:Năm 1968, nền kinh tế của quốc gia nào đứng thứ hai trong thế giới tư bản?

A.Indônêxia.
B.Thái Lan.
C.Brunây.
D.Nhật Bản.

Câu 19:Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), Mĩ không đóng quân tại khu vực nào sau đây?

A.Tây Đức.
B.Nam Triều Tiên.
C.Đông Âu.
D.Tây Âu.

Câu 20:Một trong những nước tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

A.Ấn Độ.
B.Thái Lan.
C.Hàn Quốc.
D.Nhật Bản.

Câu 21:Tháng 8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?

A.Hòa hoãn Đông Tây.
B.Liên kết khu vực.
C.Toàn cầu hóa.
D.Đa cực, nhiều trung tâm.

Câu 22:Tháng 7/1954. Hiệp định Giơnevơ được kí kết, công nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia nào?

A.Việt Nam, Lào, Campuchia.
B.Campuchia.
C.Việt Nam.
D.Lào.

Câu 23:Chiến dịch Biên Giới đã làm phá sản kế hoạch nào?

A.Kế hoạch Đờ-Lát Đờ Tát-xi-nhi
B.Kế hoạch Rơve.
C.Kế hoạch Valuy.
D.Kế hoạch Nava.

Câu 24:Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936-1939?

A.đấu tranh nghị trường.
B.Mít tinh, đưa dân nguyện.
C.đấu tranh báo chí.
D.đấu tranh vũ trang.

Câu 25:Trong thời kì 1936-1939, tại sao chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất?

A.Vì được nhân dân ủng hộ nhất.
B.Vì có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.
C.Vì có nhiều đảng viên nhất.
D.Vì xây dựng được cơ sở Đảng ở khắp cả nước.

Câu 26:Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu giữa

A.Liên Xô với Nhật Bản.
B.Nhật Bản với Pháp.
C.Mĩ với Anh.
D.Liên Xô với Mĩ.

Câu 27:Nội dung nào sau đây không thuộc nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941?

A.Giải phóng dân tộc.
B.Kẻ thù cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
C.Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.
D.Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

Câu 28:Quốc gia nào khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại?

A.Mĩ.
B.Ấn Độ.
C.Trung Quốc.
D.Pháp.

Câu 29:Người đề xướng công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc vào tháng 12 năm 1978 là

A.Tôn Trung Sơn.
B.Đặng Tiểu Bình.
C.Mao Trạch Đông.
D.Tưởng Giới Thạch

Câu 30:Năm 1959, nước cộng hòa nào sau đây được thành lập ở khu vực Mĩ Latinh?

A.Cuba.
B.Nhật Bản.
C.Ấn Độ.
D.Trung Quốc.

Câu 31:Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX đã góp phần vào việc xóa bỏ chủ nghĩa phát xít trên thế giới?

A.Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B.Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
C.Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
D.Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 32:So với Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 hoàn chỉnh hơn ở điểm nào về cách thức giành chính quyền?

A.Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
B.Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
C.Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
D.Xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt là đánh để quốc tay sai, giải phóng dân tộc.

Câu 33:Sự phát triển của lực lượng chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1939-1945 có đặc điểm gì?

A.Từ nông thôn tiến về các thành thị.
B.Từ miền núi phát triển xuống miền xuôi.
C.Từ thành thị phát triển về nông thôn.
D.Từ miền xuôi phát triển lên miền ngược.

Câu 34:Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ nhất về tình hình nước ta sau hiệp định Gionevơ năm 1954 về Đông Dương?

A.Miền Nam được giải phóng.
B.Miền Bắc được giải phóng, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
C.Miền Nam được giải phóng, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
D.Miền Bắc được giải phóng.

Câu 36:Quyết tâm "Một tắc không đi, một li không rời" được nhân dân miền Nam thực hiện trong việc chống lại thủ đoạn nào của Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965)?

A.Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
B.Dồn dân, lập "ấp chiến lược".
C.Sử dụng phổ biến chiến thuật mới "trực thăng vận", "thiết xa vận".
D.Mở các cuộc hành quân càn quét.

Câu 37:Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do

A.Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển.
B.Không thể tiếp tục dùng biện pháp hòa bình được nữa.
C.Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.
D.Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơnevơ.

Câu 38:Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược?

A.Mĩ phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Pari.
B.Thắng lợi của phong trào "Đồng khởi" năm 1959 - 1960.
C.Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968.
D.Chiến thắng trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Câu 39:Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định nhân dân Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1954 - 1975?

A.Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
B.Đất nước hoàn toàn được giải phóng.
C.Đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
D.Thực hiện chủ trương của Đảng đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên.

Câu 40:Ý nào dưới đây thể hiện tinh thần nhân văn trong kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng?

A.Năm 1976, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B.Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
C.Tranh thủ thời cơ đánh thẳng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa... giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
D.Trong năm 1945 tiến công địch trên quy mô lớn để nhanh chóng giải phóng miền Nam.
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi