banner trang chủ đề ôn luyện

Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra và lời giải nhanh và chính xác nhất

Câu 7:Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây là một trung tầm kinh tế-tài 
chính lớn của thế giới?

A.Mỹ.
B.Trung Quốc.
C.Thụy Điển.
D.Đan Mạch.

Câu hỏi được lấy trong đề: Đề kiểm tra cuối kỳ 1 môn Lịch sử 12 - Sở GD&ĐT Tỉnh An Giang

Luyện tập ngay

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Câu 1:Một trong những tổ chức của các nước Tây Âu được thành lập nửa sau thế kỉ XX là

A.Liên minh châu Âu (EU).
B.Ngân hàng thế giới (WB).
C.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
D.Đại hội dân tộc Phi (ANC).

Câu 2:Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1930 -1931 ở Việt Nam là không đúng?

A.Đây là phong trào cách mạng có hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.
B.Đây là phong trào cách mạng mang đậm tính dân tộc hơn tính giai cấp.
C.Đây là phong trào cách mạng triệt để, không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc.
D.Đây là phong trào diễn ra trên qui mô rộng lớn và mang tính thống nhất cao.

Câu 3:Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

A.Hệ quả của việc mở rộng quan hệ thương mại giữa các cường quốc.
B.Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.
C.Kết quả của việc thống nhất thị trường giữa các nước phát triển.
D.Kết quả của việc mở rộng các tổ chức liên kết quốc tế, khu vực.

Câu 4:Quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?

A.Canada.
B.Xingapo.
C.Anh.
D.Ấn Độ.

Câu 5:Sự kiện bản Yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vécxai chấp nhận (tháng 6-1919) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho phong trào giải phóng dân tộc iit am?

A.Muốn giải phóng dân tộc chỉ có thể dựa vào giai cấp vô sản thế giới.
B.Để giải phóng dân tộc không được dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoài.
C.Không để các vấn đề dân tộc lệ thuộc vào lực lượng bên ngoài.
D.Các diễn đàn quốc tế không thể giải quyết được vấn đề dân tộc.

Câu 6:Trong những năm 1960-1973, nền kinh tế của quốc gia nào có sự phát triển "thần kì"?

A.Nhật Bản.
B.Miến Điện.
C.Mỹ.
D.Brunây.

Câu 8:Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ trong

A.Viện trợ cho đồng minh ít.
B.Chỉ ngân sách cho quốc phòng ít.
C.Có nguồn nhân lực dồi đào, chất lượng cao.
D.Hạn chế chạy đua vũ trang với Liên Xô.

Câu 9:Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

A.Chứng minh vai trò của khối liên minh công nông trong thực tiễn.
B.Khẳng định đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản là đúng đắn.
C.Mở ra kỉ nguyên đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản.
D.Khẳng định trong thực tiễn quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

Câu 10:Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa (diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX) 
là sự ra đời của

A.Cộng đồng châu Âu (EC).
B.Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C.các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế.
D.Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Câu 11:Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5-1941 với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là

A.thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống phong kiến.
B.đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.
C.thực hiện khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
D.giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

Câu 12:Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây nhằm chuẩn bị cho bước chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?

A.Trực tiếp truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
B.Khởi đầu tạo dựng các mối quan hệ với cách mạng ở Châu Âu.
C.Trực tiếp tạo ra sự phân hóa trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D.Bắt đầu xây dựng lí luận cách mạng theo khuynh hướng tư sản.

Câu 13:Sự cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc đầu thập niên 70 của thế kỳ XX là biểu hiện của việc 
Mỹ

A.củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
B.từng bước không chế và chi phối ba cường quốc xã hội chủ nghĩa.
C.điều chỉnh chính sách đối ngoại trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
D.tranh thủ sự ủng hộ của hai nước nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Câu 14:Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950)?

A.Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực tự cường.
B.Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.
C.Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
D.Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

Câu 15:Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định nhiệm vụ cách mạng là do nhận thức chưa đúng về

A.vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng thuộc địa.
B.quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
C.yêu cầu số một của xã hội Việt Nam thời thuộc địa.
D.giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 16:Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12-1989) là

A.nền kinh tế hai nước đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
B.trật tự hai cực Ianta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn.
C.phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị mất hết, của Liên Xô bị thu hẹp.
D.sự suy giảm thế mạnh của cả hai nước trên nhiều mặt.

Câu 17:Một trong ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam trong năm 1929 là

A.Việt Nam Quốc dân đảng.
B.Đảng Dân chủ Việt Nam.
C.Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 18:Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ

A.điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.
B.lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.
C.tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.
D.điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.

Câu 19:Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư sản trí thức Việt Nam có vai trò nào sau đây?

A.Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang để xây dựng chế độ mới.
B.Đi tiên phong trong quá trình tiếp thu những tư tưởng mới.
C.Châm ngòi cho cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ.
D.Vận động quần chúng tham gia vào cách mạng tháng Tám.

Câu 20:Phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân 
tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều

A.sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang.
B.đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C.tạm gác khẩu hiệu cách mạng tư sản.
D.đấu tranh đòi các quyền lợi cho dân tộc.

Câu 21:Ở Việt Nam, nhà xuất bản Nam đồng thư xã là cơ sở đầu tiên của

A.Hội Hưng Nam.
B.Việt Nam Quốc dân đảng.
C.Đông Dương Cộng sản đảng.
D.Tân Việt Cách mạng đảng.

Câu 22:Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở 
Việt Nam?

A.Tham gia trong cuộc đấu tranh chống phát xít của các nước xã hội chủ nghĩa.
B.Đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh vì quyền sống của con người.
C.Lật đổ chế độ phong kiến, tư sản và xóa bỏ được mọi tàn dư của xã hội cũ.
D.Giải quyết thành công mọi mâu thuẫn giai cấp, dân tộc trong xã hội thuộc địa Việt Nam.

Câu 23:Nội dung nào dưới đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A.Trật tự thế giới mới hình thành theo xu hướng đa cực.
B.Hòa bình thế giới được củng cố ở nhiều khu vực.
C.Các quốc gia điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển kinh tế.
D.Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty độc quyền xuyên quốc gia.

Câu 24:Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện lịch sử nào sau đây?

A.Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền.
B.Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng.
C.Quân phiệt Nhật tiến vào xâm lược Đông Dương.
D.Phát xít Đức đẩu hàng lực lượng Đồng minh.

Câu 25:Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?

A.Liên Xô đánh thắng phát xít Đức.
B.Phát xít Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh.
C.Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật.
D.Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.

Câu 26:Năm 1949, quốc gia nào sau đây chế tạo thành công bom nguyên tử?

A.Liên Xô.
B.Thụy Điển.
C.Thụy Sĩ.
D.Đan Mạch.

Câu 27:Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) có điểm chung nào sau đây?

A.Giác ngộ binh lính người Việt là lực lượng chủ lực cho khởi nghĩa sau này.
B.Chú trọng tuyên truyền lí luận cách mạng trong nông dân.
C.Gây dựng cơ sở vững chắc trong quần chúng lao động ở nông thôn.
D.Chủ trương xóa bỏ ách thống trị của thực dân Pháp.

Câu 28:Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

A.Kết hợp chặt chẽ sức mạnh của tiền tuyến với sức mạnh của hậu phương.
B.Dự báo chính xác thời cơ cách mạng để chủ động trong mọi tình huống.
C.Kết hợp chặt chẽ đấu tranh trên ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao.
D.Tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa thế giới.

Câu 29:Hội nghị Ianta (2-1945) đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ việc

A.tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B.thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
C.thỏa thuận về việc đóng quân nhằm phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
D.hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại đất nước sau chiến tranh.

Câu 30:Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là về

A.mục tiêu đấu tranh dân chủ, vì sự tiến bộ của loài người.
B.tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục.
C.kết cục của cuộc kháng chiến chống phân biệt chủng tộc.
D.nhiệm vụ đấu tranh cách mạng và giải phóng giai cấp.

Câu 31:Sau khi giành độc lập, quốc gia nào sau đây thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập, 
tích cực?

A.Mỹ.
B.Ấn Độ.
C.Trung Quốc.
D.Cuba.

Câu 32:Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

A.Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
B.Chấm dứt tình trạng mâu thuẫn giữa các tổ chức chính trị của giai cấp tư sản ở Việt Nam.
C.Đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền lãnh đạo Cách mạng tháng Tám.
D.Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản.

Câu 33:Đến năm 2000, một trong những "con rồng" kinh tế của châu Á là

A.Hàn Quốc.
B.Tây Ban Nha.
C.Angiêri.
D.Xuđăng.

Câu 34:Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936-1939 có điểm khác biệt nào sau đây về bối cảnh lịch sử so 
với phong trào cách mạng 1930-1931?

A.Đảng Cộng sản kịp thời lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa.
B.Đời sống nhân dân lao động ngày càng khó khăn, cực khổ.
C.Quốc tế Cộng sản chủ trương chuyển hướng đấu tranh.
D.Phong trào cách mạng thế giới đang thoái trào.

Câu 35:Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những tác động của sự chuyển biển kinh tế, xã 
hội đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

A.Làm xuất hiện các giai tầng xã hội mới, bổ sung lực lượng cho cách mạng.
B.Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.
C.Làm sâu sắc mâu thuẫn giai cấp, đưa vấn đề đấu tranh giai cấp thành nhiệm vụ chủ yếu.
D.Tạo cơ sở để bốn khuynh hướng cứu nước cùng xuất hiện và thay thế nhau.

Câu 36:Sau khi Liên Xô tan rã (1991), quốc gia được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại các cơ quan 
ngoại giao ở nước ngoài là

A.Bungari.
B.Liên bang Nga.
C.Phần Lan.
D.Ba Lan.

Câu 37:Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở khu vực Mĩ Latinh có phong trào 
đấu tranh chống chế độ độc tài là

A.Inđônêxia.
B.Malaixia.
C.Xingapo.
D.Vênêxuêla.

Câu 38:Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế 
giới thứ nhất?

A.Mỹ thiết lập một trật tự thế giới mới.
B.Nước Pháp thắng trận trong chiến tranh.
C.Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
D.Phe Hiệp ước thắng trận trong chiến tranh.

Câu 39:Luận cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nội dung nào sao đây?

A.lãnh đạo cách mạng là giai cấp tư sản.
B.mục tiêu đấu tranh là các quyển dân chủ.
C.lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân.
D.mục tiêu đấu tranh là các quyền tự do.

Câu 40:Đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình là mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong phong trào nào sau đây?

A.Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925.
B.Phong trào dân chủ 1936-1939.
C.Phong trào cách mạng 1939-1945.
D.Phong trào cách mạng 1930-1931.
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi