Chuyên trang tổng hợp đề và đáp án
Theo thuyết kiến tạo mảng thì các mảng kiến tạo có trạng thái
A.đứng yên.
B.nổi lên.
C.dịch chuyển.
D.sụt xuống.
Câu hỏi được lấy trong đề: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí lớp 10 - THPT Trần Hưng Đạo - TP Hải Phòng
Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ
A.khoa học trái đất.
B.khoa học địa lí.
C.khoa học xã hội.
D.khoa học vũ trụ.
Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây?
A.Môn Địa lí có tính tích hợp.
B.Chuyên nghiên cứu về Trái Đất.
C.Bao gồm ba mạch địa lí chính.
D.Là nhóm môn khoa học xã hội.
Vỏ trái đất trong quá trình hình thành bị gãy vỡ và tách nhau ra thành những mảng cứng, được gọi là
A.mảng kiến tạo.
B.mảng lục địa.
C.mảng đại dương.
D.vỏ trái đất.
Mảng kiến tạo nào sao đây toàn là vỏ đại dương?
A.Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.
B.Mảng Thái Bình Dương.
C.Mảng Phi.
D.Mảng Nam Mĩ.
Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là
A.vỏ lục địa và vỏ đại dương.
B.lớp Manti và lớp vỏ đại dương.
C.lớp vỏ lục địa và lớp Manti.
D.thạch quyển và lớp Manti.
Lớp vỏ Trái Đất ở đại dương không có lớp nào sau đây?
A.Lớp Granit.
B.Lớp ba dan.
C.Lớp trầm tích.
D.Lớp man ti.
Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?
A.Đá vôi
B.Đá Sét.
C.Đá ba-dan.
D.Đá gơ-nai.
Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là
A.khoáng vật và đá trầm tích.
B.đá mac-ma và biến chất.
C.đất và khoáng vật.
D.khoáng vật và đá.
Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ xuất hiện
A.động đất, núi lửa.
B.bão , lũ quét.
C.ngập lụt, sóng thần.
D.thủy triều dâng.
Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là:
A.các loại đất tơi xốp.
B.các đá ở thể rắn.
C.vật liệu trầm tích.
D.các kim loại nặng.
Nội lực là lực phát sinh từ
A.bên trong Trái Đất.
B.bên ngoài Trái Đất.
C.bức xạ của Mặt Trời.
D.nhân của Trái Đất.
Các nhân tố tác động của ngoại lực là
A.nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
B.khí hậu, thủy văn và sinh vật.
C.gió, mưa và sóng biển.
D.nhiệt độ, mưa và sinh vật.
Khí quyển là
A.quyển chứa toàn bộ chất khí, chịu ảnh hưởng của vũ trụ .
B.không gian bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của Mặt Trời
C.lớp không khí có độ dày khoảng 500 km, chịu ảnh hưởng của Mặt Trăng.
D.lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ.
Tầng nào của khí quyển có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và sinh vật?
A.Tầng đối lưu.
B.tầng bình lưu.
C.Tầng giữa.
D.Tầng nhiệt.
Nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ không khí trên Trái Đất?
A.giảm dần từ xích đạo về hai cực.
B.lục địa có biên độ nhiệt lớn.
C.đại dương có biên độ nhiệt nhỏ.
D.nhiệt độ cao nhất ở đại dương.
a. Em hãy liệt kê một số ứng dụng của bản đồ số trong đời sống.
b. Em hãy cho biết vì sao ngày và đêm diễn ra luân phiên trên Trái Đất?
a. Cho bảng số liệu:
BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM TRÊN THẾ GIỚI
(Nguồn: Trang 42 - SKG Địa lí lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam )
- Vẽ biểu đồ cột so sánh biên độ nhiệt năm của một số địa điểm trên.
- Từ biểu đồ đã vẽ, hãy so sánh biên độ nhiệt năm của 4 địa điểm trên.
b. Quan sát hình và trả lời câu hỏi:
Em hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất.