Bài 5. Tín hiệu tương tự và tín hiệu số - Chuyên đề học tập Lí 11 Kết nối tri thức

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 33 KĐ
Câu hỏi tr 33 CH
Câu hỏi tr 34 CH 1
Câu hỏi tr 34 CH 2
Câu hỏi tr 35 HĐ
Câu hỏi tr 37 CH
Câu hỏi tr 37 HĐ
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 33 KĐ
Câu hỏi tr 33 CH
Câu hỏi tr 34 CH 1
Câu hỏi tr 34 CH 2
Câu hỏi tr 35 HĐ
Câu hỏi tr 37 CH
Câu hỏi tr 37 HĐ

Câu hỏi tr 33 KĐ

1. Nội dung câu hỏi

Thông tin được biến đổi thành dạng điện/quang phù hợp để truyền đi xa được gọi là tín hiệu. Trên thực tế, tín hiệu có thể tồn tại ở dạng tương tự hoặc số. Tín hiệu số sẽ dễ dàng được xử lí và lưu trữ trong các thiết bị và máy tính, cũng như có độ chính xác và ít bị ảnh hưởng bởi nhiều hơn tín hiệu tương tự nhưng nó lại không thể truyền qua hầu hết các kênh truyền thông (như môi trường không khí). Vậy bằng cách nào chúng ta có thể biến đổi một tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và ngược lại?

2. Phương pháp giải

Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

3. Lời giải chi tiết

Để biến đổi một tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và ngược lại ta cần phải phối ghép giữa nguồn có tín hiệu có dạng tương tự với các hệ thống xử lý số bởi các mạch chuyển đổi tương tự - số (ADC : Analog-Digial Converter) và các mạch chuyển đổi số - tương tự (DAC : Digial- Analog Converter).

Câu hỏi tr 33 CH

1. Nội dung câu hỏi

Trong Hình 5.1, theo em đại lượng nào sẽ biến đổi liên tục theo thời gian?

2. Phương pháp giải

Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

3. Lời giải chi tiết

Điện áp là đại lượng biến thiên theo thời gian.

Câu hỏi tr 34 CH 1

1. Nội dung câu hỏi

Hãy cho biết, tín hiệu số với hai mức và tín hiệu số với bốn mức, tín hiệu nào cho phép mang nhiều bit hơn trên một mức?

2. Phương pháp giải

Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

3. Lời giải chi tiết

Tín hiệu số với 4 mức mang nhiều bit hơn so với tín hiệu số với 2 mức 

Câu hỏi tr 34 CH 2

1. Nội dung câu hỏi

Tín hiệu tương tự và tín hiệu số có bao nhiêu giá trị (mức) điện áp, sự khác nhau cơ bản giữa tín hiệu tương tự và tín hiệu số là gì?

2. Phương pháp giải

Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

3. Lời giải chi tiết

Sự khác nhau cơ bản giữa tín hiệu tương tự và tín hiệu số:

  • Một tín hiệu tương tự đại diện cho một sóng liên tục thay đổi liên tục trong một khoảng thời gian. Mặt khác, tín hiệu số đại diện cho một sóng không liên tục mang thông tin ở định dạng nhị phân và có các giá trị riêng biệt.
  • Tín hiệu tương tự luôn được biểu thị bằng sóng hình sin liên tục trong khi đó, tín hiệu số được biểu thị bằng sóng vuông.
  • Trong khi nói về tín hiệu tương tự mô tả đặc trưng của sóng đối với biên độ, chu kỳ hoặc tần số và pha của sóng. Mặt khác, trong khi nói về các tín hiệu số mô tả đặc trưng của sóng đối với tốc độ bit và khoảng bit.
  • Phạm vi của tín hiệu tương tự không cố định trong khi phạm vi của tín hiệu số là hữu hạn và nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
  • Tín hiệu tương tự dễ bị méo hơn khi phản ứng với nhiễu, nhưng tín hiệu số có khả năng miễn nhiễm với nhiễu do đó hiếm khi phải đối mặt với bất kỳ biến dạng nào.
  • Một tín hiệu tương tự truyền dữ liệu dưới dạng sóng trong khi đó, tín hiệu số truyền dữ liệu ở dạng nhị phân tức là dưới dạng bit.
  • Ví dụ tốt nhất về tín hiệu tương tự là giọng nói của con người và ví dụ tốt nhất về tín hiệu số là truyền dữ liệu trong máy tính.

Câu hỏi tr 35 HĐ

1. Nội dung câu hỏi

Hãy rút ra ưu, nhược điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự theo các gợi ý sau:

a) Ảnh hưởng của nhiễu.
b) Suy giảm trong quá trình truyền và ghi/đọc.
c) Chất lượng tín hiệu và số lần sao chép.
d) Khả năng khôi phục tín hiệu.
e) Khả năng nén, lưu trữ, xử lí, bảo mật.
g) Cho phép nhiều người dùng.

2. Phương pháp giải

Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

3. Lời giải chi tiết

Ưu, nhược điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự

Đặc điểm

Tín hiệu tương tự

Tin hiệu số

Ảnh hưởng của nhiễu

Dễ bị nhiễu

Ít bị nhiễu

Suy giảm trong quá trình truyền và ghi/đọc

Không giữ nguyên được chất lượng tín ban đầu

Giữ nguyên được chất lượng tín ban đầu

Chất lượng tín hiệu và số lần sao chép

Nếu bị nhiễu thì không sao chép được

sao chép được vô số lần

Khả năng khôi phục tín hiệu

Bị nhiễu thì không khôi phục được

khôi phục được

Khả năng nén, lưu trữ, xử lí, bảo mật

Quá trình xử lý có thể được thực hiện trong thời gian thực và tiêu tốn ít băng thông hơn so với tín hiệu số

Không đảm bảo rằng quá trình xử lý tín hiệu số có thể được thực hiện trong thời gian thực nhưng dễ dàng lưu trữ và bảo mật an toàn hơn

Cho phép nhiều người dùng

Dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan nên chỉ có thể truyền cho một số người, một nhóm nhỏ

Có thể cho nhiều người dùng mà vẫn đảm báo chất lượng tín hiệu

 

Câu hỏi tr 37 CH

1. Nội dung câu hỏi

1. Chức năng của các bộ biến điệu và tách sóng trong Hình 5.7 là gì?

2. Tín hiệu thu được đằng sau micro trong Hình 5.7 là tín hiệu tương tự hay tín hiệu số?

3. Tín hiệu được phát ra loa trong Hình 5.7 là tín hiệu tương tự hay tín hiệu số?

2. Phương pháp giải

Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

3. Lời giải chi tiết

1. Bộ biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.

Bộ tách sóng: Tách dao động điện từ âm tần ra khỏi dao động điện từ cao tần.

2. Tín hiệu đằng sau micro là tín hiệu tương tự.

3. Tín hiệu được phát ra loa trong Hình 5.7 là tín hiệu tương tự vì tín hiệu vừa đi qua mạch DAC và phát qua loa thì không làm thay đổi tín hiệu.

Câu hỏi tr 37 HĐ

1. Nội dung câu hỏi

Cho biết tại sao muốn truyền giọng nói hoặc âm nhạc chúng ta phải biến đổi chúng từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số. Khi muốn thu giọng nói hoặc âm nhạc chúng ta lại phải biến đổi ngược từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự?

2. Phương pháp giải

Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

3. Lời giải chi tiết

Muốn truyền giọng nói hoặc âm nhạc chúng ta phải biến đổi chúng từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số vì tín hiệu đầu vào là tín hiệu tương tự và muốn truyền đi thì tín hiệu số sẽ đảm bảo được chất lượng của tín hiệu.

Muốn thu giọng nói hoặc âm nhạc chúng ta lại phải biến đổi ngược từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự vì tín hiệu đầu vào là tín hiệu số và tín hiệu tương tự là tín hiệu tốt đối với việc thu giọng nói, âm nhạc. 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi