Bảng tuần hoàn hóa học - Tưởng chừng dễ ghi nhớ, nhưng liệu có đơn giản như các bạn vẫn nghĩ. Các em khi học đến kiến thức này trong môn Hóa, cần phải hiểu rõ hết bản chất của vấn đề để ghi nhớ cho kỹ.
Ý nghĩa về bảng nguyên tố hóa học
Nhiều em thường không quá coi trọng bảng nguyên tố hóa học. Bởi các em thường nghĩ sẽ ghi nhớ theo cách sắp xếp của riêng mình, không cần dùng bảng tuần hoàn. Trên thực tế, bảng tuần hoàn hóa học có rất nhiều ý nghĩa trong môn Hóa.
Ý nghĩa về bảng nguyên tố hóa học
- Biết được vị trí của 1 nguyên tố, các em có thể tìm được tính chất và cấu tạo của nguyên tố hóa học đó.
Chẳng hạn, nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 15, thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Từ đề bài này, có thể biết: điện tích hạt nhân của nguyên tố X là 15+ và nguyên tố này có 16 electron (số hiệu nguyên tử là 15), có 3 lớp electron (thuộc chu kì 3). Lớp ngoài cùng của nguyên tố X có 5 electron (thuộc nhóm VIA).
- Ngược lại, nếu biết được cấu tạo nguyên tử của nguyên tố hóa học, các em sẽ biết được tính chất và vị trí của nguyên tố hóa học đó trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.
Ví dụ: nguyên tố Y có điện tích hạt nhân là 12+, có 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron. Cho thấy, nguyên tố Y nằm ở ô thứ 12 (điện tích hạt nhân là 12+), thuộc chu kì 3 (có 3 lớp electron), nhóm IIA (lớp ngoài cùng có 2 electron) trên bảng tuần hoàn. Do nằm ở đầu chu kỳ, nên nguyên tố Y là kim loại.
Bảng tuần hoàn hóa học có bao nhiêu nguyên tố?
Trong một bài chia sẻ trước đó, cô đã gửi tới các em thông tin, đến tháng 9 năm 2021, bảng tuần hoàn hóa học có tất cả 118 nguyên tố đã được xác nhận, bao gồm các nguyên tố từ 1 (Hydrogen) tới 118 (Oganesson). Trong đó có 113 là nguyên tố hóa học được công nhận trước đó.
Bảng tuần hoàn hóa học đến nay có 118 nguyên tố
Năm 2011 nguyên tố với số hiệu nguyên tử 114 và 116 được đưa vào. Tiếp theo 3 nguyên tố khác với số hiệu nguyên tử lần lượt là 115, 117 và 118 vào bảng tuần hoàn được đưa ra bởi Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và ứng dụng (IUPAC). Đây là những nguyên tố nặng nhất trong bảng tuần hoàn và chưa từng được thấy tồn tại bên ngoài phòng thí nghiệm. Những nguyên tố mới này có tính chất kém bền vững, chỉ có thể chế tạo trong phòng thí nghiệm. Nếu ra ngoài, sẽ bị vỡ ra thành các nguyên tố khác.
Hiện nay, trong bảng tuần hoàn có:
- 98 nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên; 84 nguyên tố nguyên thủy, nghĩa là xuất hiện trước khi Trái đất hình thành và 14 nguyên tố còn lại chỉ xuất hiện trong các chuỗi phân rã của các nguyên tố nguyên thủy
- 20 nguyên tố còn lại từ Einsteini tới Oganesson là nguyên tố tổng hợp nhân tạo. Hiện không có nguyên tố nào nặng hơn Einsteini (số hiệu 99) từng quan sát thấy với lượng vĩ mô ở dạng tinh khiết.
4 phương pháp đọc, hiểu bảng tuần hoàn hóa học dễ hiểu nhất
Bảng tuần hoàn hóa học nhìn khá đơn giản, nhưng trong đấy tổng hợp khá nhiều các kiến thức hóa học. Khi nhìn vào bảng tuần hoàn, các em phải hiểu các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự số hiệu nguyên tử tăng dần. Trong đó, mỗi ô sẽ là 1 nguyên tố. Một bảng chuẩn gồm có 18 cột, 7 dòng, 2 dòng kép nằm riêng bên dưới là họ Lanthan và họ Actinium.
Nghe có vẻ khá phức tạp, nhưng các em có thể sử dụng 4 phương pháp đọc, hiểu bảng tuần hoàn hóa học dễ hiểu nhất dưới đây.
Bỏ túi ngay 4 phương pháp đọc, hiểu bảng tuần hoàn hóa học dễ hiểu nhất
Cần hiểu rõ về cấu trúc của bảng
- Khi xem hãy bắt đầu ở góc trên cùng bên trái và kết thúc ở cuối hàng cuối cùng, gần góc dưới cùng bên phải. Không phải mọi hàng hoặc cột đều chứa tất cả các phần tử. Do đó, nếu có khoảng trống ở giữa, chúng ta tiếp tục đọc bảng tuần hoàn từ trái sang phải
- Các nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng giống nhau được xếp thành cột dọc. Gọi là nhóm nguyên tố. Trong cùng một nhóm, sẽ được đọc từ trên xuống dưới. Số nhóm thường được đánh số phía trên cột, và phía dưới ở một số nhóm khác. Đầu số có thể dùng chữ số La Mã, hoặc chữ số Ả Rập hoặc các số từ 1-18
- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ở lớp vỏ electron và có cùng số lớp gọi là chu kỳ của bảng tuần hoàn. Cụ thể, phía bên trái của bảng có 7 vòng được đánh số từ 1 đến 7, đọc từ trái sang phải một vòng, vòng sau sẽ lớn hơn vòng trước.
- Cần biết cách phân loại màu của kim loại, phi kim, nhóm phi kim
- Đôi khi các nguyên tố hóa học cũng được sắp xếp theo nhóm
Đọc được ký hiệu hóa học cùng tên nguyên tố
- Hiện nay, tất cả các ký hiệu của nguyên tố hóa học là 1 - 2 chữ cái được.
- Tên của nguyên tố sẽ được đặt ngay dưới ký hiệu hóa học.
- Tên nguyên tố sẽ được thay đổi phù hợp với ngôn ngữ của bảng tuần hoàn.
Đọc số hiệu nguyên tử
- Đọc bảng tuần hoàn theo số hiệu nguyên tử nằm ở chính giữa hoặc góc trên bên trái của mỗi ô nguyên tố
- Các ô nguyên tố gồm tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử trung bình, độ âm điện, cấu hình electron, số oxi hóa.
- Số nguyên tử sẽ theo thứ tự tăng dần từ trên cùng bên trái xuống dưới cùng bên phải (chính là số proton trong hạt nhân của nguyên tố đó).
- Việc thêm proton sẽ tạo thành một nguyên tố khác.
- Tìm số proton cũng sẽ tìm được số electron trong nguyên tử đó. Bởi trừ một vài ngoại lệ, số proton và số electron trong một nguyên tử bằng nhau. Dấu trừ và dấu cộng bên cạnh các ký hiệu hóa học lần lượt biểu thị điện tích dương và điện tích âm
Đọc trọng lượng nguyên tử
- Trọng lượng nguyên tử là những con số được liệt kê bên dưới tên nguyên tố, chủ yếu ở dạng thập phân.
- Từ trọng lượng nguyên tử, số lượng neutron trong một nguyên tử có thể được tìm thấy bằng cách làm tròn trọng lượng nguyên tử đến số nguyên gần nhất và trừ đi số lượng proton để có được số lượng neutron.
Nắm lòng cách học thuộc bảng tuần hoàn hóa học cho các em học sinh lớp 10
Trên thực tế, việc ghi nhớ 118 nguyên tố hóa học và các thông số trong bảng tuần hoàn hóa học là không hề dễ. Đặc biệt là các bạn không hứng thú với môn hóa. Tuy nhiên, chỉ cần chăm chỉ và áp dụng đúng phương pháp, các em có thể ghi nhớ những nguyên tố hóa học trên một cách chính xác nhất.
Mẹo để học thuộc bảng tuần hoàn hóa học cho các em học sinh lớp 10
- Xác định cấu tạo của từng nguyên tố: Một trong những điều thú vị nhất khi làm việc với bảng tuần hoàn là người đọc phải biết số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử trung bình, độ âm điện, cấu hình electron và số oxi hoá. Tên nguyên tố và ký hiệu hóa học. Tất cả thông tin này được hiển thị trong hộp phần tử của bảng tuần hoàn.
- Học 1-3 nguyên tố mỗi ngày: Đây là phương pháp học phổ biến. Để ghi nhớ một bảng tuần hoàn các nguyên tố chứa hơn 100 nguyên tố và các thông số liên quan. Việc học dàn trải mỗi ngày sẽ giúp bộ não ghi nhớ hiệu quả. Ngoài ra, đừng quên xem lại bài cũ khi học nội dung mới kẻo quên.
- Dán bảng tuần hoàn ở học tập: Một cách khá mới để ghi nhớ bảng tuần hoàn là dán ở góc học tập và nơi các em thường ngồi. Mặt khác, có thể mang theo bảng tuần hoàn trong cặp để nghiên cứu nó khi rảnh rỗi.
Tạo flashcards cho từng nguyên tố: Tạo flashcards (thẻ ghi chú) của riêng mình với màu sắc yêu thích để ghi nhớ chúng dễ hơn. Một mặt ghi ký hiệu tên nguyên tố, một mặt ghi các thông tin liên quan... Cách học này sẽ giúp tăng độ hứng thú của bạn.
Kết luận
Học hóa không khó khi các em biết cách! Hãy thử áp dụng ngay những chia sẻ trên của cô và gửi lại kết quả bài comment bên dưới nhé!
Chúc các em thi Hóa điểm thật cao!