logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Phan Bội Châu từ con đường bạo động đến triết lý giáo dục yêu nước

Admin FQA

06/06/2024, 17:21

763

Phan Bội Châu là một tấm gương sáng về lòng yêu nước, ý chí quyết tâm và tinh thần hy sinh vì dân tộc. Ông được mệnh danh là "Ông tổ của phong trào Duy Tân" và là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông là một nhà tư tưởng lớn, một nhà văn, nhà thơ, nhà báo lỗi lạc của Việt Nam. Tên tuổi và sự nghiệp của Phan Bội Châu sẽ mãi mãi được ghi nhớ trong lòng nhân dân Việt Nam.

Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San. Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu. Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam.  Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài “Hịch Bình Tây Thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).

Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An. Cùng năm đó, thân sinh của cụ qua đời, nhờ đó cụ mới có thời gian rảnh để lo đến việc cứu nước. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Phan Bội Châu đã nêu rõ nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “cứu nước để cứu dân”. Ở đây ta thấy điểm tích cực trong khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu là ông đã xác định được đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, vì vậy ông nêu rõ mục tiêu là đánh đuổi Pháp thì mới có thể giành được độc lập tự do cho nhân dân. Phan Bội Châu muốn quay lại chế độ quân chủ. Vì lúc này tư tưởng trung quân ái quốc vẫn còn tồn tại trong nhận thức của Phan Bội Châu và nhân dân nên để thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, Phan Bội Châu đã lợi dụng tư tưởng trung quân ái quốc để tập hợp lực lượng. Rõ ràng ta thấy lúc này ở Việt Nam vẫn còn vua Thành Thái nhưng Phan Bội Châu đã chọn cho mình một Cường Để có tinh thần chống Pháp chứ không phải một ông vua chính danh nhưng bù nhìn như Thành Thái.

Phan Bội Châu đã xác định phương pháp cách mạng là bạo động vũ trang cần thiết là đúng vì bản chất của các thế lực thù địch là chúng chống phá ta bằng quân sự vì vậy phải bạo động quân sự.

Phan Bội Châu đã thành lập các tổ chức cách mạng bao gồm hội Duy Tân, hội Cống Hiến được thành lập ở Tokyo, cơ quan liên lạc và Công hội Thương đoàn được thành lập ở Hồng Kông  tiếp đó ông tổ chức phong trào Đông Du (1905- 1908) đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Giữa lúc cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911), ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang Phục Hội (1912) với mục đích tập hợp lực lượng đánh đuổi Pháp khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam. Sự ra đời của Việt Nam Quang Phục Hội đánh dấu sự phát triển trong tư tưởng của Phan Bội Châu từ quân chủ lập hiến lên dân chủ tư sản.

Khuynh hướng cải cách của Phan Bội Châu đã khuấy động lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh. Tuy nhiên nó cũng có một số hạn chết nhất định ở chỗ cầu viện Nhật Bản. Lúc bấy giờ Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản do nhu cầu tìm kiếm thuộc địa nên Việt Nam đã trở thành miếng mồi ngon của Nhật Bản vì thế họ nhanh chóng trở mặt khi đụng đến quyền lợi của họ

Con đường cứu nước của Phan Bội Châu mặc dù được phần đông quần chúng nhân dân ủng hộ nhưng kết quả cuối cùng là đi đến sự thất bại. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là sai lầm trong chủ trương của cụ.

Điểm mạnh ở đây chính là cụ đã biết tiếp thu những kết quả trong công cuộc đổi mới của Nhật Bản nhưng cũng chính vì lẽ này mà cụ đã xác định sai con đường cứu của mình, cụ chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp. Nhưng thực tế cho thấy một điều khá rõ ràng rằng, Đế quốc Nhật Bản là một nước đi theo “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt”, cũng tích cực bành trướng thuộc địa như thực dân châu Âu. Đến thời điểm đó, Nhật Bản đã xâm chiếm và đô hộ Triều Tiên, và chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc.

Do vậy chủ trương của Phan Bội Châu là rất khó thành công, và dù có thành công thì Việt Nam sẽ lại phải đối diện với mối nguy mới từ Nhật Bản. Vì lẽ ấy, Nguyễn Ái Quốc dù khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu nhưng nhận xét đường lối của ông giống như “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

Triết lý giáo dục yêu nước của Phan Bội Châu đã đánh thức trái tim yêu nước của nhân dân Việt Nam thông qua các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. Nó như một lời hiệu triệu, kêu gọi sức mạnh đồng bào đứng lên đánh đuổi quân xâm lược để thoát khỏi vòng nô lệ, lao khổ cùng cực, giải phóng nước nhà.

Trước hết, đối với phong trào Đông du

Triết lý giáo dục yêu nước của Phan Bội Châu được thể hiện rõ nét trong phong trào Đông du do ông khởi xướng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giáo dục nước nhà, được các phong trào yêu nước về sau tiếp nối. Ông có quyết định táo bạo, dù phải vượt qua những ải xiềng xích của thực dân, đế quốc để đưa thanh niên xuất dương du học, kế thừa truyền thống yêu nước vốn có của dân tộc, tiếp thu tri thức bên ngoài để chờ cơ hội cứu quốc. Phong trào Đông du là phong trào cử thanh niên sang Nhật học, nhằm tìm đường cứu nước, được nhiều người các vùng, miền trong nước nhiệt liệt hưởng ứng, ủng hộ. 

Mục đích cử đi học được xác định rõ ràng là đào tạo các chiến sĩ cách mạng có trình độ văn hóa và quân sự, phục vụ sự nghiệp đánh đuổi thực dân Pháp cứu nước và sau đó kiến thiết nước nhà. Cho nên, trong các môn học, ngoài tiếng Nhật, các môn khoa học, còn học cả quân sự, có sinh hoạt tư tưởng, tu dưỡng đạo đức của những người chiến sĩ yêu nước. Nhưng tiếc rằng, phong trào Đông du bị thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật đàn áp, giải tán, trục xuất toàn bộ lưu học sinh Việt Nam ra khỏi Nhật. Mặc dù vậy, nhiều người trong số họ sau khi về nước đã tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Triết lý giáo dục yêu nước của Phan Bội Châu với phong trào Đông du “đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử giáo dục nước nhà, được các phong trào yêu nước tiếp nối mãi về sau”(28)

Thứ hai, đối với phong trào Đông Kinh nghĩa thục

Cũng vào những năm ấy, cùng trào lưu tư tưởng giáo dục yêu nước có phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Triết lý giáo dục yêu nước của Phan Bội Châu đã theo phong trào Đông Kinh nghĩa thục đi vào các tầng lớp nhân dân, có tác dụng tích cực đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống lại thực dân đô hộ. Đông Kinh nghĩa thục là phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Mục đích của phong trào là khai trí cho dân, mở trường học làm việc nghĩa, trong đó có lớp dạy học không lấy tiền và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng, cổ động trong dân chúng. Chủ trương của Đông Kinh nghĩa thục là: “...phải khai hóa quốc dân, lấy việc dân gian giáo dục làm điều kiện cần dùng trước hết cho việc cứu nước...”. Triết lý giáo dục yêu nước của Đông Kinh nghĩa thục có ý nghĩa to lớn trong việc thức tỉnh đồng bào ta đứng lên chống đế quốc, thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Với triết lý giáo dục yêu nước, Đông Kinh nghĩa thục trở thành tên gọi phong trào truyền bá tư tưởng yêu nước, mở mang dân trí, phát triển dân sinh, giành độc lập dân tộc, làm cho dân giàu nước mạnh, dân chủ, tự do.

Bước vào những năm đầu của thế kỷ XX, trong bối cảnh ngột ngạt của xã hội thuộc địa, Phan Bội Châu đã thể hiện sự vượt thoát khỏi tầm nhìn hạn hẹp, bảo thủ của nhiều nhà nho lúc bấy giờ, hướng ra thế giới bên ngoài để tìm con đường cứu nước mới. Lịch sử đã giao cho ông trọng trách của người tìm đường, lại được gặp gỡ những ngọn gió lớn của thời đại, ông đã thể hiện khát vọng đổi mới mạnh mẽ, dám đứng lên làm cách mạng bằng một con đường khác, cách thức khác. “Nhà nho vốn là nhân vật nông thôn, chỉ thích hợp với chế độ phong kiến phương Đông. Cuộc vận động duy tân, dân chủ hóa của nhà nho là việc trái với bản chất, trái với quy luật của chính nhà nho, không những đòi hỏi ở họ sự cố gắng vượt bậc, mà còn đặt họ trước những khó khăn không thể vượt qua”.

Từ một nhà nho, Phan Bội Châu đã trở thành nhà chính trị, “người chí sĩ cách mạng”, lãnh tụ của nhiều tổ chức cách mạng. Cũng như nhiều nhà nho duy tân lúc bấy giờ, Phan Bội Châu nhìn thấy hai vấn đề lớn của dân tộc: Độc lập, chủ quyền dân tộc và canh tân, phát triển xã hội. Nước Nhật cùng màu da vàng, thành công trong cải cách duy tân, lại vừa là người chiến thắng trong chiến tranh Nga – Nhật là nơi ông tìm đến. Con đường “Đông du”, đưa các thanh niên ưu tú sang Nhật học tập rồi trở về cứu nước là con đường mà ông đặt nhiều kỳ vọng. 

Trong tâm thức của người dân Việt Nam, Phan Bội Châu là một nhà nho yêu nước, nhà hoạt động chính trị, nhà tư tưởng, nhà văn. Ông là ngọn đuốc sáng cách mạng khoảng 20 năm đầu của thế kỷ XX, tác giả của nhiều thơ văn có ảnh hưởng sâu rộng đến cả một thế hệ. Ông mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách, bản lĩnh và khí phách của một con người, một dân tộc. Phan Bội Châu tự nhận mình là con người thất bại, không về đến đích, nhưng ông để lại bài học lớn, là tấm gương tuyệt đẹp cho hậu thế. Đó là bài học, tấm gương về lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng, về sự quyết liệt trong hành động, về niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

 

 

Bài viết liên quan
new
Tinh thần đoàn kết của các dân tộc Việt Nam: Nền tảng cho sự phát triển và hội nhập

Việt Nam là một quốc gia đa dạng về văn hóa với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng biệt, thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng,... Sự đa dạng văn hóa này là một trong những điểm độc đáo và thu hút của Việt Nam.

Admin FQA

23/07/2024

new
Văn minh Chăm pa trong dòng chảy lịch sử

Nền văn minh Chăm Pa là một nền văn minh cổ đại phát triển ở miền trung Việt Nam từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 19. Nền văn minh này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, nhưng cũng có những nét độc đáo riêng của mình. Nền văn minh Chăm Pa đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển văn hóa của Việt Nam.

Admin FQA

22/07/2024

new
Lý Chiêu Hoàng: Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam

Lý Chiêu Hoàng là vị hoàng đế cuối cùng của triều Lý, cũng là Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Sự trị vì ngắn ngủi của bà đã đánh dấu sự kết thúc của triều đại nhà Lý và sự trỗi dậy của nhà Trần. Cuộc đời đầy biến động của Lý Chiêu Hoàng là một minh chứng cho những thăng trầm của lịch sử và những định kiến về vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Admin FQA

22/07/2024

new
Tưởng Giới Thạch: Lãnh tụ Trung Hoa Dân Quốc và nhà độc tài quân sự

Tưởng Giới Thạch (1887 - 1975) là một nhân vật lịch sử quan trọng của Trung Quốc, từng là lãnh tụ của Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1928 đến năm 1975. Ông trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử cận đại Trung Quốc.

Admin FQA

22/07/2024

new
Lãnh thổ nước ta thời nhà Mạc (1527 - 1683)

Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt Nam, thể hiện bởi các triều đại chính thống đã được công nhận trong lịch sử Việt Nam. Mang tính chất rất phức tạp, lúc thì bị mất lãnh thổ về các nước khác, lúc lại chinh phục được những vùng lãnh thổ mới. Biến động lãnh thổ nước ta thời nhà Mạc là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp, trong đó nguyên nhân chính là chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự xâm lược của quân Minh. Những biến động này đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho đất nước và dân tộc.

Admin FQA

22/07/2024

new
Tần Thủy Hoàng: Vị vua tàn bạo hay minh quân vĩ đại?

Nhắc đến những ông vua tàn bạo nhất trong lịch sử Trung Quốc, không ai không biết đến cái tên Tần Thủy Hoàng. Thế nhưng, bên cạnh “danh xưng” là hoàng đế máu lạnh bậc nhất, ông cũng đồng thời được biết đến là con người toàn tài và có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Hoa với công trạng lật đổ 6 nước chư hầu và thống nhất toàn vẹn giang sơn, mở ra kỷ nguyên phát triển hùng mạnh cho Trung Quốc sau này.

Admin FQA

22/07/2024

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved