/

/

Lãnh thổ nước ta thời nhà Mạc (1527 - 1683)

Admin FQA

22/07/2024, 17:00

259

Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt Nam, thể hiện bởi các triều đại chính thống đã được công nhận trong lịch sử Việt Nam. Mang tính chất rất phức tạp, lúc thì bị mất lãnh thổ về các nước khác, lúc lại chinh phục được những vùng lãnh thổ mới.

Biến động lãnh thổ nước ta thời nhà Mạc là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp, trong đó nguyên nhân chính là chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự xâm lược của quân Minh. Những biến động này đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho đất nước và dân tộc.

          Khoảng đầu kỷ 16, nhà Hậu Lê lúc này đã bắt đầu suy yếu. Một võ tướng nhà Lê là Mạc Đăng Dung đứng ra trấn áp các cuộc nổi dậy, dần dần nắm lấy quyền hành triều Lê. Mạc Đăng Dung đánh dẹp các lực lượng chống đối nhà hậu Lê và đến 1527 thì phế truất Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc.

 

Lúc này có một võ tướng cũ của nhà Lê, là Nguyễn Kim  lập một người dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Ninh đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Lào ngày nay), tức vua Lê Trang Tông. Sau nhiều lần tổ chức tấn công ngược về Đại Việt không thành công, mãi tới năm 1539, Nguyễn Kim mới chiếm được huyện Lôi Dương ở Thanh Hóa; sang năm sau tiến vào đất Nghệ An. Nhà Hậu Lê bắt đầu xác lập chỗ đứng trở lại trên lãnh thổ Đại Việt.

 Sau khi phế truất nhà Lê, lên ngôi hoàng đế, lập ra vương triều Mạc. Mạc Đăng Dung đứng trước những khó khăn rất lớn và hiểm nguy. Tuy nhà Mạc đã có những chính sách đúng đắn để bình ổn tình hình trong nước, tình hình chính trị xã hội được ổn định, nhưng một số cựu thần nhà Lê, trong đó có Nguyễn Kim tìm mọi cách chống đối nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim tôn phò một người con út của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh lập nên làm vua lấy hiệu là Lê Trang Tông. Nhà Lê được Trung Hưng, đóng đô ở Thanh Hóa, không ngừng xây dựng lực lượng chống đối với nhà Mạc tạo nên cục diện Nam – Bắc Triều. Ở phía Bắc thì quân Minh sai tướng Mao Bá Ôn mang theo 20 vạn quân tiến sát biên giới nước ta. Âm ưu của chúng là nhân tình hình trong nước bất ổn, có nội chiến, mượn cớ “phù Lê diệt Mạc” như đã làm dưới thời Hồ để chiếm nước ta lần nữa. Đứng trước tình hình đó, Mạc Đăng Dung phải trá hàng với quân Minh để tránh nạn tai ương, chấp nhận triều cống hằng năm, công nhận 4 động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm và Liễu Cát thuộc về lại nhà Minh. Việc trá hàng và trả đất đó bị lịch sử lên án hết sức nặng nề. Vậy thì cụ thể sự thật như thế nào. Chúng tôi may mắn là thế hệ sau, được các nhà sử học đi trước đã mở đường khai phá và cung cấp những kiến thức đúng đắn và rõ ràng về sự kiện này.

 

          Qua tìm hiểu, thì việc trả lại đất mà thường được gọi là “việc cắt đất của nhà Mạc cho nhà Minh” từng bị nhiều nhà sử học trong nước phê phán gay gắt và Mạc Đăng Dung được coi là “chủ mưu” trong việc này bị lên án là người “không biết liêm sĩ” là kẻ phản quốc. Trong những năm cuối của thế kỷ XX, giới sử học Việt Nam đã có những cách nhìn nhận lại về Mạc Đăng Dung và vai trò của dòng họ này trong lịch sử dân tộc mà tiêu biểu là hội thảo khoa học “Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử” được tổ chức năm 1994 ở Hải Phòng. Đã có những đánh giá khách quan, đúng đắn và công bằng hơn. Về sự kiện trả đất, theo sử liệu cho biết, Mạc Đăng Dung đã có ít nhất hai lần “cắt đất” cho nhà Minh. Đó là vào năm 1528, cắt hai châu Quy Thuận và năm 1540 cắt một số động sát nhập vào Khâm Châu.

      Về sự kiện được gọi là cắt đất năm 1528, chỉ duy nhất được nêu trong Đại Việt sử kí toàn thư, rằng: “sợ nhà Minh hỏi tội, Đăng Dung bèn lập mưu cắt đất, dâng nhân dân hai châu Quy Thuận và hai hình người bằng vàng bạc, cùng là châu báu, của lạ, vật lạ…”. Thực tế đã không có sự kiện trả lại hai châu này. Ở trong phần trình bày cương giới phía Bắc Đại Việt dưới thời Lý thì hai châu Quy Thuận là châu Quy Hóa và châu Thuận An mà trước đó là hai động Vật Dương và Vật Ác bị nhà các tù trưởng nộp cho nhà Tống khi chúng xâm lược Đại Việt năm 1076. Như vậy, sự ghi chép trong Toàn Thư về việc nhà Mạc trả hai châu Quy Thuận cho nhà Minh là sự nhầm lẫn hết sức đáng tiếc.

          Về sự kiện năm 1540, thì số lượng cũng như tên gọi của các động mà nhà Mạc trả lại cho nhà Minh được ghi chép rất khác nhau. Vùng biên giới phía bắc thời bấy giờ có ba “đô”  là Như Tích, Thời La và Chiêm Lãng với 7 động là Chiêm Lãng, Thời La, Tư Lẫm, Liễu Cát, Cổ Sâm, Kim Lặc và La Phù. Trong đó các động Tư Lẫm, La Phù, Liễu Cát và Kim Lặc thuộc đô Như Tích, còn các động Cổ Sâm, Chiêm Lãng thuộc đô Chiêm Lãng, động Thời La thuộc đô Thời La. Mỗi động có một Động chủ đứng đầu. Như vậy, từ thời Tống đến thời Minh, xuất hiện ba loại đơn vị hành chính: đô, động và thôn. Mỗi đô gồm từ một đến bốn động, mỗi động có trên dưới bảy thôn. Cả thảy ba đô, bảy động kia thuộc vào Khâm Châu (Trung Quốc). Nhưng năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi thì bốn Trưởng động Tư Lẫm, Kim Lặc, Liểu Cát thuộc đô Như Tích và động Cổ Sâm thuộc đô Chiêm Lãng quy phục nhà Lê, nhà Minh đã nhiều lần cho người kêu gọi các Động trưởng này quay trở về nhưng đều thất bại vì vậy từ đó bốn động này sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Nhưng vào năm 1540 khi nhà Minh đe dọa quân sự ở phía Bắc, con cháu của các Động trưởng đã thuần phục Đại Việt liền bỏ về quy phục lại nhà Minh. Rõ ràng nhà Minh đã lấy lại bốn động này trước sự kiện Mạc Đăng Dung đầu hàng. Tình thế hết sức căng thẳng đã buộc nhà Mạc phải chấp nhận một việc đã rồi, và kết cục trong tờ giải trình của Mạc Đăng Dung: “Thủ thần Khâm Châu tâu xưng là 4 động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm và Liễu Cát của 2 đô Như Tích và Chiêm Lãng là đất cũ của Khâm Châu. Nếu quả như vậy, thì những đất ấy do triều trước họ Lê mạo nhận mà có. Nay hạ thần xin dâng đất ấy lệ vào Khâm Châu”.

           Vậy là Mạc Đăng Dung chưa hề cắt đất cho nhà Minh, nhưng ông đã phải quàng cổ và chấp nhận sự kiện các Động trưởng của bốn động ở sát biên giới Đông Bắc trở lại với nhà Minh. Với những vùng đất này, nhà Mạc cũng không thể tránh khỏi đối mặt với lời viện cớ từ thời Tống rằng: “Những đất mà nhà Tống chiếm đóng, thì sẽ trả lại cho Giao Chỉ, nhưng đất mà thủ lĩnh của nó tự theo về thì không thể trả lại được”. Tương tự như vậy, thì nhà Mạc làm sao có thể giữ lại bốn động trong khi các động trưởng đã theo nhà Minh? Nhà Mạc đã rất khôn khéo trong cách ứng xử này, không bị mất mát gì mà làm cho nhà Minh rất hài lòng trong việc thu phục lại đất cũ của họ, tránh được mối họa ngoại xâm kề cận.

           Sau năm 1540, biên giới phía Bắc dưới thời nhà Mạc tương đối ổn định, nhà Mạc cho lập nhiều đồn lũy sát biên giới với Trung Quốc mà nhà Minh gọi đó là các “tặc doanh” (đồn giặc). Nhà Mạc thường xuyên phái các đại thần đi khám xét biên giới. Ở Đông Bắc nhà Mạc cho lập vệ Đông Triều, còn ở Tây Bắc thì cho lập trấn Cao Bằng với tổ chức quân sự ở đây là Tổng binh và Tổng binh đồng tri. Vùng biên giới phía Tây nhà Mạc cũng kiểm soát cả một vùng rừng núi rộng lớn, quản lí được phủ Tây An, đạo Hưng Hóa trải sát đến biên giới Lào. Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng Dương Chấp Nhất đầu độc giết chết. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền chỉ huy quân đội. Năm 1554, Trịnh Kiểm lập hành dinh tại quê hương Biện Thượng, sau đó điều quân đánh Thuận Hóa. Khi quân Lê – Trịnh tiến vào phía nam, các quan lại nhà Mạc và các hào trưởng địa phương phần lớn đi theo. Tướng Mạc ở Thuận Hóa là Hoàng Bôi mang quân ra đánh bị tử trận. Quân Mạc bị đánh tan, nhà Lê – Trịnh lấy lại được Thuận Hóa và Quảng Nam. Toàn bộ lãnh thổ Đại Việt chính thức chia làm 2 nửa: từ Ninh Bình trở ra trong tay nhà Mạc, từ Thanh Hóa trở vào trong tay nhà Lê – Trịnh. Ở phía Nam thì trước khi bị Nguyễn Kim đánh chiếm vùng Thuận Hóa, Quảng Nam và đất Nghệ An, Thanh Hóa thì nhà Mạc cho những người thân cận trong hoàng tộc cai quản. Khi hình thành cục diện Nam Bắc triều thì nhà Mạc chủ yếu quản lí ở vùng đất từ Ninh Bình trở ra. Như vậy cương giới Đại Việt dưới thời Mạc đã tương đối ổn định. Phía Bắc, Đông Bắc, phía Tây tương đối giống với Bắc Bộ nước ta ngày nay.

Việc nhà Mạc “dâng đất” hoàn toàn không giống như cái cách mà các triều đại phong kiến đời sau lên án nó. Qua một số tư liệu thì đúng là nhà Mạc đã có hành động đầu hàng nhà Minh ở biên giới phía Bắc vào năm 1540. Tuy nhiên đây chỉ là nghi thức đầu hàng không ngoài mục đích làm hài lòng nhà Minh. Với sự đầu hàng này, nhà Mạc đã chấp nhận những điều kiện do nước lớn láng giềng định ra, như chấp nhận phụ thuộc dưới quyền bá chủ của nhà Minh và phải nộp cống hằng năm cho họ. Để đổi lại, nhà Mạc tránh được nguy cơ bị chinh phạt và đất nước được độc lập.

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
Tinh thần đoàn kết của các dân tộc Việt Nam: Nền tảng cho sự phát triển và hội nhập

Việt Nam là một quốc gia đa dạng về văn hóa với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng biệt, thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng,... Sự đa dạng văn hóa này là một trong những điểm độc đáo và thu hút của Việt Nam.

Admin FQA

23/07/2024

new
Văn minh Chăm pa trong dòng chảy lịch sử

Nền văn minh Chăm Pa là một nền văn minh cổ đại phát triển ở miền trung Việt Nam từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 19. Nền văn minh này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, nhưng cũng có những nét độc đáo riêng của mình. Nền văn minh Chăm Pa đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển văn hóa của Việt Nam.

Admin FQA

22/07/2024

new
Lý Chiêu Hoàng: Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam

Lý Chiêu Hoàng là vị hoàng đế cuối cùng của triều Lý, cũng là Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Sự trị vì ngắn ngủi của bà đã đánh dấu sự kết thúc của triều đại nhà Lý và sự trỗi dậy của nhà Trần. Cuộc đời đầy biến động của Lý Chiêu Hoàng là một minh chứng cho những thăng trầm của lịch sử và những định kiến về vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Admin FQA

22/07/2024

new
Tưởng Giới Thạch: Lãnh tụ Trung Hoa Dân Quốc và nhà độc tài quân sự

Tưởng Giới Thạch (1887 - 1975) là một nhân vật lịch sử quan trọng của Trung Quốc, từng là lãnh tụ của Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1928 đến năm 1975. Ông trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử cận đại Trung Quốc.

Admin FQA

22/07/2024

new
Tần Thủy Hoàng: Vị vua tàn bạo hay minh quân vĩ đại?

Nhắc đến những ông vua tàn bạo nhất trong lịch sử Trung Quốc, không ai không biết đến cái tên Tần Thủy Hoàng. Thế nhưng, bên cạnh “danh xưng” là hoàng đế máu lạnh bậc nhất, ông cũng đồng thời được biết đến là con người toàn tài và có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Hoa với công trạng lật đổ 6 nước chư hầu và thống nhất toàn vẹn giang sơn, mở ra kỷ nguyên phát triển hùng mạnh cho Trung Quốc sau này.

Admin FQA

22/07/2024

new
Lịch sử người Do Thái: Hành trình dài và đầy biến động

Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái. Lịch sử người Do Thái là một hành trình dài và đầy biến động, song cũng là minh chứng cho sức sống mãnh liệt và bản sắc độc đáo của dân tộc này.

Admin FQA

22/07/2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi