/

/

Văn minh Chăm pa trong dòng chảy lịch sử

Admin FQA

22/07/2024, 17:15

488

Nền văn minh Chăm Pa là một nền văn minh cổ đại phát triển ở miền trung Việt Nam từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 19. Nền văn minh này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, nhưng cũng có những nét độc đáo riêng của mình. Nền văn minh Chăm Pa đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển văn hóa của Việt Nam.

Văn hóa dân tộc Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vốn là “di sản sống” với đa dạng các loại hình di sản văn hóa được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các di sản văn hóa đền, tháp… mang đậm nét văn hóa của đồng bào Chăm. Cùng với đó, đồng bào Chăm đang giữ gìn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trên vùng đất ấy. Đó chính là những thế mạnh có thể tạo ra các sản phẩm đặc biệt để thu hút du khách đến với vùng đất này. đặt văn minh Champa và văn hóa Chăm trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, xem xét những giá trị đóng góp của văn minh Champa và văn hóa Chăm đối với văn hóa Việt và văn hóa Việt Nam, để cho thấy bên cạnh xu hướng Việt hóa diễn ra trong văn hóa Chăm còn có xu hướng Chăm hóa diễn ra trong văn hóa Việt. 

Nền văn minh Chăm Pa đã hình thành, tồn tại và phát triển (từ thế kỉ II đến thế kỉ XV) trên địa bàn các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn Việt Nam ngày nay. Điều kiện tự nhiên của vùng đất này đã có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh Chăm Pa. Vùng đất miền Trung và cao nguyên Trường Sơn Việt Nam có khí hậu khô hạn, đồng bằng hẹp và cồn cát chiếm tỉ lệ cao. 

Vùng đất này được coi là vùng có khí hậu khô hạn nhất miền Trung, đồng bằng hẹp, khô hạn, cồn cát chiếm tỉ lệ cao. Các vùng này được ngăn cách bởi dải Hoành Sơn, có không gian khép kín, ba mặt là núi, hướng đông mở ra biển,... Mối liên hệ giữa các vùng với nhau chủ yếu là giao thông đường biển, bởi đường bộ phải vượt qua những đèo hiểm trở gian nan.

Vào khoảng thế kỉ V TCN, cư dân văn hoá Sa Huỳnh đã cư trú ở vùng duyên hải, lưu vực các con sông và sâu trong nội địa. Cơ cấu xã hội của Sa Huỳnh là dạng lãnh địa hay liên minh cụm làng, với thủ lĩnh tối cao đứng đầu. Sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội này là cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm Pa sau này. Ngoài ra, có thể có một số nhóm người khác cùng kết hợp với người Sa Huỳnh để tạo nên nền văn minh Chăm Pa.

Ngoài ra, ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cũng được coi là cơ sở hình thành văn minh Chăm Pa. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đã được tiếp nhận từ thời văn hoá Sa Huỳnh. Thông qua tầng lớp thương nhân, chữ viết, tôn giáo, tư tưởng, mô hình tổ chức nhà nước và pháp luật đã được du nhập. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ đã góp phần đưa nền văn minh Chăm Pa phát triển rực rỡ. 

Văn minh Chăm Pa có những giá trị văn hóa đặc sắc và đa dạng, thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc độc đáo. Ngoài ra, tôn giáo cũng là một phần quan trọng trong văn minh Chăm Pa, mang đến cho người dân những giá trị tâm linh và đạo đức cao.

Văn minh Chăm Pa còn có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực tôn giáo và nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc của văn minh Chăm Pa đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. 

 

  Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Chăm – Việt diễn ra sâu sắc nhất là trên đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ. Văn hóa Việt ở vùng này bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ XI trên địa bàn Quảng Bình, Quảng Trị và mở rộng dần xuống phía nam, đã tiếp biến văn hóa Chăm mạnh mẽ hơn bất cứ vùng miền nào khác của đất nước. Theo bước chân Nam tiến, lưu dân Việt đã tiếp tục đưa những yếu tố Chăm trong văn hóa của mình vào đồng bằng Nam Bộ. 

 Văn minh Champa và văn hóa Chăm có một vị trí hết sức quan yếu đối với quá trình hình thành và nội dung của văn hóa Việt nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung.

     Văn minh Champa là một trong hai nền văn minh phát triển nhất trong lịch sử Việt Nam. Trong những thế kỷ tồn tại song song với văn hóa Việt, văn minh Champa có sức hấp dẫn rất lớn đối với các chủ thể văn hóa cung đình Đại Việt, và đã từng bước tích hợp với văn minh sông Hồng, đem lại cho văn hóa Việt Nam một nguồn dưỡng chất mới lạ, làm phong phú nền văn hóa có nguồn gốc bản địa Đông Nam Á. Sau khi Champa tàn lụi, văn hóa Chăm vẫn tiếp tục tồn tại dưới hai hình thức: một bộ phận được tiếp biến vào văn hóa Việt, bộ phận còn lại tiếp tục phát triển trong các cộng đồng Chăm cư trú ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nhờ kế tục hai dòng văn hóa dân gian Chăm và một phần di sản văn hóa cung đình Chămpa, văn hóa Chăm đã đạt đến một trình độ phát triển rất cao. Chính vì thế, văn hóa Chăm cũng có sức thuyết phục, sức hấp dẫn rất lớn đối với người Việt, đặc biệt là cư dân Việt trên dải đất phương Nam. Và từ sức thuyết phục, sức hấp dẫn đó, văn hóa Chăm đã thẩm thấu sâu vào văn hóa Việt, đem lại cho văn hóa Việt ở phương Nam và văn hóa Việt Nam các yếu tố văn hóa biển, văn hóa núi rừng, vốn thiếu vắng trong cấu trúc văn hóa của người Việt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ – Bắc Trung Bộ, làm cho văn hóa Việt Nam có đủ ba yếu tố: văn hóa đồng bằng, văn hóa biển, văn hóa núi. Do đó, văn minh Champa trong thời trung đại và văn hóa Chăm từ thời trung đại cho đến ngày nay đã trở thành hai yếu tố hợp thành của văn minh – văn hóa Việt Nam, là hai bộ phận không thể tách rời của văn minh – văn hóa Việt Nam. Trong nền văn hóa Việt Nam đa tộc người đương đại, tuy dân số không đông, nhưng di sản văn hóa mà người Chăm tạo ra có một ảnh hưởng lớn lao đối với văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ nói riêng.

     Về phía tộc người Việt, kể từ khi chia tách khỏi khối Việt-Mường vào cuối thời Bắc thuộc, nền văn hóa của họ đã tiếp tục trải qua nhiều chặng đường tiếp biến với các nền văn hóa Hán, Chăm, Hoa, Khmer, Pháp, v.v. Những lần biến đổi lớn trong lịch sử đã làm cho văn hóa Việt tách khỏi cội nguồn của nó rất xa. Tuy nhiên, chính nhờ đó mà sức mạnh tinh thần và vật chất của văn hóa Việt đã được đổi mới và được vun bồi những yếu tố cần thiết để cho nó có thể thích ứng với những bối cảnh và thách thức mới. Nhờ có nội lực văn hóa mạnh, tích hợp từ các tộc người cộng cư trong đó có người Chăm, tộc người Việt đã có thể chủ động tiếp thu, cải biến các yếu tố văn hóa ngoại sinh để làm giàu hành trang, vốn liếng văn hóa của mình, để phát triển và bảo vệ quốc gia dân tộc. 

     Quan hệ tiếp biến văn hóa giữa Chăm và Việt, một quan hệ lịch sử đặc biệt đã đem lại cho cả hai tộc người những yếu tố văn hóa đặc sắc để có thể tự đổi mới nền văn hóa của mình và thích nghi với môi trường văn hóa mới.

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
Tinh thần đoàn kết của các dân tộc Việt Nam: Nền tảng cho sự phát triển và hội nhập

Việt Nam là một quốc gia đa dạng về văn hóa với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng biệt, thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng,... Sự đa dạng văn hóa này là một trong những điểm độc đáo và thu hút của Việt Nam.

Admin FQA

23/07/2024

new
Lý Chiêu Hoàng: Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam

Lý Chiêu Hoàng là vị hoàng đế cuối cùng của triều Lý, cũng là Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Sự trị vì ngắn ngủi của bà đã đánh dấu sự kết thúc của triều đại nhà Lý và sự trỗi dậy của nhà Trần. Cuộc đời đầy biến động của Lý Chiêu Hoàng là một minh chứng cho những thăng trầm của lịch sử và những định kiến về vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Admin FQA

22/07/2024

new
Tưởng Giới Thạch: Lãnh tụ Trung Hoa Dân Quốc và nhà độc tài quân sự

Tưởng Giới Thạch (1887 - 1975) là một nhân vật lịch sử quan trọng của Trung Quốc, từng là lãnh tụ của Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1928 đến năm 1975. Ông trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử cận đại Trung Quốc.

Admin FQA

22/07/2024

new
Lãnh thổ nước ta thời nhà Mạc (1527 - 1683)

Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt Nam, thể hiện bởi các triều đại chính thống đã được công nhận trong lịch sử Việt Nam. Mang tính chất rất phức tạp, lúc thì bị mất lãnh thổ về các nước khác, lúc lại chinh phục được những vùng lãnh thổ mới. Biến động lãnh thổ nước ta thời nhà Mạc là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp, trong đó nguyên nhân chính là chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự xâm lược của quân Minh. Những biến động này đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho đất nước và dân tộc.

Admin FQA

22/07/2024

new
Tần Thủy Hoàng: Vị vua tàn bạo hay minh quân vĩ đại?

Nhắc đến những ông vua tàn bạo nhất trong lịch sử Trung Quốc, không ai không biết đến cái tên Tần Thủy Hoàng. Thế nhưng, bên cạnh “danh xưng” là hoàng đế máu lạnh bậc nhất, ông cũng đồng thời được biết đến là con người toàn tài và có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Hoa với công trạng lật đổ 6 nước chư hầu và thống nhất toàn vẹn giang sơn, mở ra kỷ nguyên phát triển hùng mạnh cho Trung Quốc sau này.

Admin FQA

22/07/2024

new
Lịch sử người Do Thái: Hành trình dài và đầy biến động

Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái. Lịch sử người Do Thái là một hành trình dài và đầy biến động, song cũng là minh chứng cho sức sống mãnh liệt và bản sắc độc đáo của dân tộc này.

Admin FQA

22/07/2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi