Tưởng Giới Thạch (1887 - 1975) là một nhân vật lịch sử quan trọng của Trung Quốc, từng là lãnh tụ của Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1928 đến năm 1975. Ông trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử cận đại Trung Quốc.
Cuộc đời và sự nghiệp
Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu chính phủ Trung Hoa Dân quốc từ năm 1928 đến 1949.
Tưởng Giới Thạch sinh ngày 31 tháng 10 năm 1887 ở Chiết Giang, một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Cha ông là một lái buôn. Ông theo học trường đào tạo sĩ quan ở Nhật Bản năm 18 tuổi. Năm 1911, Tưởng trở về Trung Quốc để tham gia cuộc nổi dậy lật đổ Triều đại nhà Thanh và lập nên nền cộng hòa Trung Hoa. Tưởng trở thành một thành viên của Quốc dân đảng (QDĐ) do Tôn Trung Sơn thành lập.
Được Tôn Trung Sơn ủng hộ, Tưởng Giới Thạch được chỉ định làm hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố tại Quảng Châu năm 1924, và tại đây ông đã xây dựng nên quân đội Quốc dân. Sau cái chết của ông Tôn năm 1925, Tưởng trở thành lãnh đạo Quốc Dân Đảng. Ông dẫn đầu chiến dịch Bắc Phạt và thống nhất phần lớn lãnh thổ Trung Quốc dưới chính quyền Quốc Dân Đảng đóng tại thủ đô Nam Kinh. Năm 1928, ông chỉ huy quân đội đánh bại Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tưởng đã phác họa một chương trình cải cách khiêm tốn ở Trung Quốc, tuy nhiên các nguồn lực của chính phủ lúc bấy giờ đều được tập trung để đối phó với các đối thủ trong nước, bao gồm Đảng Cộng sản. Từ năm 1931, Tưởng cũng phải chống lại cuộc xâm lược của người Nhật tại Mãn Châu, đông bắc Trung Quốc.
Ảnh hưởng của Tưởng Giới Thạch trong lịch sử Trung Hoa
Tưởng đã diệt trừ Quân phiệt Bắc Dương và thống nhất Trung Quốc đại lục trên danh nghĩa, bảo vệ nền cộng hòa, tái lập Trung Hoa Dân Quốc, kết thúc quân phiệt cát cứ và Nam-Bắc phân liệt. Năm 1947, ông thực thi thể chế hiến chính lấy hiến pháp ngũ quyền làm cơ sở. Sau khi kế thừa Tôn Trung Sơn làm lãnh tụ, lãnh đạo đảng, chính quyền và quân sự của Trung Quốc Quốc dân Đảng, ông được xem là có địa vị trọng yếu trong lịch sử Trung Quốc cận đại.
Năm 1937, quân Nhật xâm chiếm Lư Câu Kiều, chiến sự bùng phát, ông lựa chọn tổng đối sách là “phương châm không khuất phục, không khuếch đại” và phái binh về phía bắc. Tháng 10 năm 1942, việc Anh Quốc báo tin cho Tưởng về việc cùng Trung Quốc đàm phán về điều ước mới. Tưởng Giới Thạch được xem là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng trong phe Đồng minh chống phát xít.
Vào năm 2007, Chủ tịch Quốc dân Đảng Mã Anh Cửu từng phát biểu nhận định cống hiến của đối với Đài Loan có ba phương diện: Thu hồi Đài Loan, kiến thiết Đài Loan và bảo vệ Đài Loan. Trên phương diện kiến thiết, ông có công lớn trong phát triển giáo dục và kinh tế.. Đây được xem là có cống hiến to lớn của ông cho nền tảng dân chủ Đài Loan. Tưởng có cống hiến to lớn cho tiến bộ nhân quyền của Đài Loan khi ủng hộ giải phóng phụ nữ, phế trừ chế độ con dâu trẻ em. Và dĩ nhiên sẽ không có được phát triển kinh tế và phổ cập giáo dục sau này.
Mã Anh Cửu nói rằng cống hiến lớn nhất của ông là chế định và thực thi hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc. Vì nó bao hàm toàn Trung Quốc nên đây là căn cứ quan trọng để xử lý mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan.
Ngược lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc phê phán Tưởng Giới Thạch trong chiến tranh kháng Nhật “kháng chiến tiêu cực, chống cộng tích cực” và định nghĩa ông là nhân vật phản diện. Theo đó, mưu kế chính trị và cách thống trị độc đoán của ông cũng bị phê bình. Dẫn chứng là sắp đặt “sự kiện tàu Trung Sơn” năm 1826, lấy danh nghĩa giải trừ quân sự để trù tính tướng giảm các phái quân đội khác năm 1929. Sau đó, trong khi Nhật gia tăng trấn áp Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tưởng lại nhượng bộ cho chủ nghĩa đế quốc Nhật xâm lược vũ trang. Ông cho rằng muốn dẹp trừ ngoại bang phải an định quốc nội trước nên tiếp tục nội chiến chống cộng, lần lượt tiến hành năm cuộc vây diệt căn cứ địa cách mạng và hồng quân Công nông của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hơn thế, ông phản đối “Đài Loan độc lập”, “Quốc tế ủy trị”, và “hai nước Trung Quốc”, kiên trì lập trường một nước Trung Quốc.
Tướng Tưởng Giới Thạch có công rất lớn trong công cuộc thống nhất nước Trung Hoa vào thời kỳ chia rẽ của các đốc quân và trong công tác lãnh đạo nước này trong thời gian Thế chiến Thứ Hai. Các thành quả của ông cũng gồm các phát triển kinh tế, ổn định chính trị và cải cách ruộng đất tại Đài Loan, biến đổi hòn đảo tầm thường này vào năm 1949 thành một quốc gia nhỏ rất thịnh vượng.
Trong thập niên 1980, các cải cách dân chủ tại Đài Loan đã khiến cho các hình ảnh của Tướng Tưởng Giới Thạch không còn được treo trong các tòa nhà lớn công cộng và không còn được in trên mặt các tờ giấy bạc. Vào năm 2007, Đài Tưởng Niệm Thống Chế Tưởng Giới Thạch đã bị đổi tên thành Đại Sảnh Dân Chủ.
Kết luận
Nhờ vào nhật ký của Tưởng Giới Thạch, giúp ông hiểu rõ được một nhân cách mang nặng tư tưởng Khổng giáo nhưng cải theo Công giáo. Trên bình diện chính trị, Tưởng Giới Thạch có cùng tham vọng chính trị với nhiều thanh niên Trung Quốc đầu thế kỷ XX: đó là xây dựng một quốc gia hùng cường và phồn thịnh. Nhưng dự án đó của ông đã gặp thất bại do nạn tham nhũng trong chế độ, thất bại trong việc phát triển nông thôn, và cuộc chiến chống phát xít Nhật, nguyên nhân chính thúc đẩy nhanh hơn nữa thất bại về mặt quân sự.
Tại Trung Quốc, hồi ức về ông từ lâu bị cấm. Trong vòng ba thập niên gần đây, chúng ta cần được giải mã dưới góc nhìn chủ nghĩa dân tộc cận đại của Bắc Kinh về Tưởng Giới Thạch. Cuộc đời Tưởng Giới Thạch là hành trình chính trị nổi tiếng bậc nhất và đầy chông gai. Ông từng lên chức và mất chức biết bao lần những vẫn giữ được thần thái chính trị nổi tiếng của mình.
Nhắc đến ông có người thương tiếc có người khinh chê, nhưng ảnh hưởng của ông là không nhỏ để Trung Hoa độc lập như ngày nay.