Bạn có khả năng ngoại ngữ, muốn theo đuổi ngành ngôn ngữ Anh và đang muốn tìm hiểu ngành ngôn ngữ Anh thi khối nào? Điểm chuẩn trúng tuyển ra sao? Ra trường sẽ có thể làm công việc gì? Đừng lo, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của FQA để có được câu trả lời cụ thể và đưa ra định hướng tương lai rõ ràng hơn nhé.
Tìm hiểu về ngành Ngôn ngữ Anh
Ngành Ngôn ngữ Anh là một trong những ngành học thú vị, có tính ứng dụng cao trong thời đại hội nhập như hiện nay. Đây là ngành nghiên cứu chuyên sâu về ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh và cả văn hóa, lịch sử, văn học, phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, thương mại, du lịch, giáo dục, truyền thông.
Sinh viên theo học ngành này không chỉ được trang bị kiến thức ngôn ngữ mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Với nền tảng vững chắc về tiếng Anh, người học có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Ngành ngôn ngữ Anh thi khối nào?
Ngành Ngôn ngữ Anh hiện nay xét tuyển theo nhiều tổ hợp môn khác nhau, tùy thuộc vào từng trường đại học. Trước đây hầu hết các trường đại học xét tuyển ngành ngôn ngữ Anh theo các tổ hợp môn truyền thống như: Toán, Văn, Anh.

Thế nhưng cùng với sự thay đổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo thí sinh muốn theo học ngành ngôn ngữ Anh cũng có những lựa chọn khác phù hợp với năng lực bản thân. Cụ thể hiện nay các tổ hợp môn xét tuyển ngành ngôn ngữ Anh bao gồm:
● A01 (Toán - Lý - Anh)
● D01 (Toán - Văn - Anh)
● D07 (Toán - Hóa - Anh)
● D08 (Toán - Sinh - Anh)
● D09 (Toán – Sử - Anh)
● D10 (Toán – Địa lý - Anh)
● D11 (Vật lí - Văn - Anh)
● D14 (Văn - Sử - Anh)
● D15 (Văn - Địa - Anh)
● D72 (Khoa học tự nhiên - Địa - Anh)
● D78 (Khoa học xã hội - Văn - Anh)
● D84: (Giáo dục công dân - Toán - Anh)
● D85: (Giáo dục công dân - Toán – tiếng Đức)
● D96: (Khoa học xã hội - Toán - Anh)
Với đặc thù ngành học liên quan đến ngoại ngữ, môn Tiếng Anh thường được nhân hệ số 2 tại nhiều trường giúp thí sinh có lợi thế hơn nếu có điểm tiếng Anh cao. Do đó để tăng cơ hội trúng tuyển ngành này thí sinh nên tập trung cải thiện kỹ năng tiếng Anh bên cạnh các môn xét tuyển khác.
Các trường đào tạo ngành ngôn ngữ Anh và điểm chuẩn trúng tuyển
Sau khi nắm rõ ngôn ngữ anh thi khối nào nhiều bạn trẻ sẽ băn khoăn về việc chọn trường học. Hiện nay ngành Ngôn ngữ Anh được đào tạo tại nhiều trường đại học trên cả nước từ các trường top đầu đến những trường có mức điểm xét tuyển trung bình. Mặc dù học tập mới là yếu tố quyết định thành công của bạn nhưng chất lượng đào tạo của các trường cũng rất quan trọng.

Dưới đây là các trường đại học tuyển sinh, đào tạo ngành ngôn ngữ Anh và điểm chuẩn trúng tuyển để bạn tham khảo:
Khu vực miền Bắc
● Đại học Ngoại thương (FTU): 36 - 38 điểm (theo thang điểm 40, Tiếng Anh nhân hệ số 2)
● Đại học Hà Nội (HANU): 34 - 36 điểm (thang điểm 40, Tiếng Anh nhân hệ số 2)
● Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): 26 - 28 điểm
● Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐH KHXH&NV): 26 - 27 điểm
Khu vực miền Trung
● Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế: 20 - 24 điểm
● Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng: 23 - 26 điểm
● Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng: 20 - 22 điểm
Khu vực miền Nam
● Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG TP.HCM: 26 - 28 điểm
● Đại học Sư phạm TP.HCM: 24 - 26 điểm
● Đại học Tôn Đức Thắng: 30 - 32 điểm (thang điểm 40, Tiếng Anh nhân hệ số 2)
● Đại học Ngân hàng TP.HCM: 24 - 26 điểm
Học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?
Ngành Ngôn ngữ Anh mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc trong nhiều lĩnh vực như:
1. Biên - Phiên dịch
Công việc biên - phiên dịch là một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh. Với vai trò biên dịch viên bạn có thể làm việc trong các nhà xuất bản, công ty truyền thông, dịch thuật tài liệu chuyên ngành như kinh tế, y tế, luật…
Phiên dịch viên cũng có thể làm việc tại hội nghị, sự kiện quốc tế hoặc đi với các đoàn khách nước ngoài. Đây là công việc yêu cầu khả năng ngôn ngữ thành thạo, phản xạ nhanh và vốn từ chuyên ngành phong phú.
2. Giảng dạy, đào tạo tiếng Anh
Nếu đam mê giảng dạy, sinh viên ngành ngôn ngữ Anh có thể trở thành giáo viên tại các trường học, trung tâm ngoại ngữ hoặc giảng viên đại học (nếu có bằng cấp cao hơn).
Ngoài ra bạn cũng có thể làm gia sư, đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp, giúp nhân viên nâng cao kỹ năng giao tiếp trong môi trường quốc tế. Công việc này đòi hỏi khả năng truyền đạt tốt, kiên nhẫn và không ngừng cập nhật phương pháp giảng dạy hiện đại.
3. Truyền thông và Marketing
Với sự phát triển của công nghệ số như hiện nay, ngành truyền thông và marketing đang rất cần nhân sự giỏi tiếng Anh. Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có thể đảm nhận vai trò biên tập viên, content writer viết bài cho website, báo chí hoặc quản lý nội dung trên mạng xã hội.
Ngoài những công việc trên, vị trí PR, truyền thông quốc tế cũng là lựa chọn phù hợp, giúp bạn có cơ hội làm việc trong môi trường sáng tạo, năng động.
4. Hướng dẫn viên du lịch, lữ hành quốc tế
Nếu yêu thích khám phá và giao tiếp với nhiều nền văn hóa, công việc hướng dẫn viên du lịch hay nhân viên điều hành tour quốc tế sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bạn.

Với nền tảng tiếng Anh tốt bạn có thể làm việc tại các công ty du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, chuyên phục vụ khách nước ngoài. Công việc này đòi hỏi sự linh hoạt, kỹ năng giao tiếp cùng sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử.
5. Thư ký, trợ lý đối ngoại, nhân sự
Sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh có thể làm việc trong lĩnh vực hành chính, nhân sự tại các công ty nước ngoài.
Các vị trí như thư ký giám đốc, trợ lý đối ngoại hay chuyên viên tuyển dụng quốc tế đều yêu cầu khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, kỹ năng soạn thảo văn bản, tổ chức công việc hiệu quả. Đây là công việc phù hợp với những người cẩn thận, có khả năng sắp xếp khoa học.
6. Xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngành xuất nhập khẩu và kinh doanh quốc tế ngày càng mở rộng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành ngôn ngữ Anh.
Bạn có thể làm việc tại các công ty logistics, xuất nhập khẩu với vai trò nhân viên sales quốc tế, chăm sóc khách hàng nước ngoài hay chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng. Công việc này yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng đàm phán và sự hiểu biết về thị trường quốc tế.
Lời khuyên khi lựa chọn ngành ngôn ngữ Anh
Kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ với thế giới, ngành Ngôn ngữ Anh vì thế cũng trở thành một trong những lựa chọn tiềm năng cho các bạn trẻ yêu thích ngoại ngữ và mong muốn làm việc trong môi trường quốc tế. Tuy nhiên để tận dụng tối đa cơ hội từ ngành học này, bạn cần cân nhắc một số yếu tố quan trọng như:
1. Xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp
Tiếng Anh không chỉ là một ngành học mà còn là công cụ giúp bạn phát triển sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực như biên - phiên dịch, giáo dục, truyền thông, kinh doanh hay du lịch. Vì vậy trước khi theo học ngành này bạn nên xác định mình có thực sự đam mê ngoại ngữ và định hướng làm việc trong lĩnh vực nào để có lộ trình phát triển rõ ràng.
2. Bổ sung thêm kỹ năng chuyên môn
Chỉ giỏi tiếng Anh chưa đủ để cạnh tranh trong thị trường lao động. Theo xu hướng tuyển dụng hiện nay, các doanh nghiệp ưu tiên ứng viên có khả năng sử dụng tiếng Anh kết hợp với chuyên môn khác như Marketing, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin hay Logistics. Do đó sinh viên nên chủ động học thêm các kỹ năng mềm, tin học và kiến thức ngành để nâng cao cơ hội việc làm.
3. Chọn trường đào tạo phù hợp
Việc chọn trường không chỉ dựa trên danh tiếng mà còn phải phù hợp với định hướng cá nhân. Nếu muốn chuyên sâu về biên - phiên dịch, có thể chọn các trường có thế mạnh về ngoại ngữ như Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội. Nếu muốn ứng dụng tiếng Anh trong kinh tế, bạn có thể lựa chọn Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Nắm bắt xu hướng việc làm trong tương lai
Dự báo trong những năm tới Việt Nam tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), phát triển du lịch và thương mại quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc các vị trí như chuyên viên xuất nhập khẩu, truyền thông quốc tế, chuyên viên nhân sự trong tập đoàn đa quốc gia hay hướng dẫn viên du lịch quốc tế sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao.

Nếu lựa chọn ngành ngôn ngữ Anh bạn nên trang bị thêm kiến thức về kinh tế, văn hóa và kỹ năng làm việc trong môi trường đa quốc gia để dễ dàng thích nghi với thị trường lao động.
5. Chủ động học tập, phát triển bản thân
Sự cạnh tranh trong ngành ngôn ngữ Anh khá cao vì vậy ngoài chương trình học trên giảng đường bạn nên tích cực tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, kỳ thi chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEIC) thực tập sớm tại các doanh nghiệp hoặc tìm kiếm cơ hội làm việc với người nước ngoài. Điều này không chỉ giúp bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn tạo ra những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn sau khi ra trường.
Qua những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ ngành ngôn ngữ Anh thi khối nào, điểm chuẩn trúng tuyển cũng như các trường đào tạo uy tín. Từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới và đạt được kết quả cao như ý. Chúc các bạn thành công.