Ngành Luật hiện đang là một trong những ngành học thu hút nhiều bạn trẻ nhờ triển vọng nghề nghiệp đa dạng và thu nhập hấp dẫn. Nhưng để theo đuổi ngành học này bạn cần biết rõ mình phải thi khối nào, các hình thức xét tuyển ra sao và quan trọng hơn cả là học xong ra trường sẽ làm gì. Hãy cùng FQA tìm hiểu xem ngành Luật thi khối nào và các thông tin liên quan đến ngành học này qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu đôi nét về ngành Luật
Ngành Luật là lĩnh vực nghiên cứu, áp dụng các quy định pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội, đảm bảo công bằng, trật tự, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Đây là ngành học đòi hỏi bạn phải trang bị kiến thức sâu rộng về hệ thống pháp luật từ luật dân sự, hình sự, hành chính đến luật kinh tế, quốc tế và môi trường.

Với vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ sự công bằng trong xã hội ngành Luật luôn thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Ngoài việc tìm hiểu các quy định pháp lý bạn sẽ được rèn luyện các kỹ năng phân tích, lập luận, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp những yếu tố then chốt giúp thành công trong môi trường pháp lý đầy thách thức.
Ngành Luật thi khối nào? Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Luật

Hiện nay, ngành Luật được đào tạo ở nhiều trường đại học trên khắp cả nước, hình thức tuyển sinh cũng rất đa dạng vừa có xét tuyển vừa có thi tuyển. Nhờ vậy thí sinh có thể đưa ra lựa chọn thích hợp với năng lực của bản thân. Dưới đây là những thông tin cụ thể về các khối xét tuyển và thi tuyển để thí sinh nắm rõ:
Ngành Luật thi khối nào?
Hiện nay ngành luật đang ưu tiên một số khối thi đó là:
Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học.
Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
Khối D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp.
Khối D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật.
Ngành Luật xét tuyển khối nào?
Ngoài việc nắm rõ ngành Luật thi khối nào, các bạn cũng có thể tham gia xét tuyển ngành Luật với các tổ hợp môn sau đây:
Tổ hợp môn khối A00: Toán, Lý, Hóa
Tổ hợp môn khối A01: Toán, Lý, Anh
Tổ hợp môn khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
Tổ hợp môn khối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
Tổ hợp môn khối D03: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp
Tổ hợp môn khối D06: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật
Tổ hợp môn khối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh
Tổ hợp môn khối D07: Toán, Hóa, Anh
Các trường đào tạo ngành Luật và điểm chuẩn trúng tuyển
Ngoài thông tin ngành Luật thi khối nào nhiều bạn trẻ còn băn khoăn về việc chọn trường học. Ngành Luật hiện nay được đào tạo rộng rãi tại nhiều trường đại học trên khắp cả nước. Mỗi trường đều có thế mạnh riêng về chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó, điểm chuẩn xét tuyển ngành Luật tại các trường cũng có sự khác biệt phụ thuộc vào phương thức tuyển sinh và chất lượng đầu vào của từng cơ sở đào tạo.

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Luật uy tín theo từng khu vực trên cả nước để bạn tiện tham khảo:
Miền Bắc
1.Trường Đại học Luật Hà Nội
Ngành đào tạo: Luật
Điểm chuẩn 2024: 24,5 – 28,0 điểm
2.Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngành đào tạo: Luật
Điểm chuẩn 2024: 24,0 – 26,0 điểm
3.Học viện Tòa án
Ngành đào tạo: Luật
Điểm chuẩn 2024: 24,0 – 26,0 điểm
4.Học viện Ngân hàng
Ngành đào tạo: Luật Kinh tế
Điểm chuẩn 2024: Tổ hợp A00, A01, D01, D07: 25,9 điểm; Tổ hợp C00, C03, D14, D15: 28,13 điểm.
Miền Trung
1.Trường Đại học Dân lập Duy Tân (Đà Nẵng)
Ngành đào tạo: Luật
Điểm chuẩn 2024: 14,0 điểm.
2.Trường Đại học Vinh (Nghệ An)
Ngành đào tạo: Luật
Điểm chuẩn 2024: 18,0 điểm.
Miền Nam
1.Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngành đào tạo: Luật
Điểm chuẩn 2024: 24,0 – 25,5 điểm
2.Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Ngành đào tạo: Luật Kinh doanh, Luật Thương mại Quốc tế
Điểm chuẩn 2024: Ngành Luật Kinh doanh: 26,07 điểm; Ngành Luật Thương mại Quốc tế: 26,09 điểm.
3.Trường Đại học Cần Thơ
Ngành đào tạo: Luật
Điểm chuẩn 2024: 21,0 – 23,0 điểm (tùy theo tổ hợp môn xét tuyển).
4.Trường Đại học Hoa Sen (TP.HCM)
Ngành đào tạo: Luật
Điểm chuẩn 2024: 16,0 điểm.
Học ngành Luật ra trường làm gì?
Ngành Luật mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho bạn sau khi ra trường. Với tấm bằng cử nhân ngành Luật bạn có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp, văn phòng luật thậm chí là tự hành nghề. Cụ thể là:
1. Luật sư
Luật sư là một trong những nghề phổ biến nhất đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Luật. Bạn làm việc tại các công ty luật, văn phòng luật sư hoặc hành nghề độc lập. Công việc chính của luật sư bao gồm tư vấn pháp lý, bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, tổ chức trong các vụ án dân sự, hình sự, kinh tế, hành chính…

2. Chuyên viên pháp lý
Chuyên viên pháp lý làm việc chủ yếu tại các phòng pháp chế của doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước.
Công việc của bạn sẽ liên quan đến việc soạn thảo, rà soát các văn bản pháp lý, hợp đồng, tư vấn pháp luật, đảm bảo các hoạt động của tổ chức diễn ra hợp pháp. Chuyên viên pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức.
3. Thẩm phán, Kiểm sát viên
Đây là hai vị trí quan trọng trong hệ thống tư pháp của Việt Nam. Thẩm phán làm việc tại các Tòa án nhân dân, chịu trách nhiệm xét xử các vụ án theo quy định pháp luật.
Kiểm sát viên công tác tại các Viện kiểm sát nhân dân, có nhiệm vụ kiểm sát các hoạt động tư pháp, đảm bảo việc xét xử công bằng, đúng pháp luật. Để trở thành thẩm phán hoặc kiểm sát viên bạn phải tham gia và hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ tại Học viện Tòa án hoặc Học viện Kiểm sát.
4. Công chứng viên
Công chứng viên là người làm việc tại các văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng nhà nước. Công việc chính của bạn sẽ là chịu trách nhiệm chứng thực, công chứng các hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính pháp lý của các văn bản được ký kết.
5. Giảng viên, Nghiên cứu viên
Nếu đam mê giảng dạy và nghiên cứu, bạn có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng hoặc làm nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu pháp lý.
Công việc này đòi hỏi bạn phải có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ chuyên ngành Luật đồng thời có khả năng nghiên cứu, phân tích và truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả.
6. Chuyên viên tư vấn pháp luật, Quản lý nhà nước
Công việc này chủ yếu là ở các cơ quan nhà nước như Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Sở Tư pháp, UBND các cấp. Các chuyên viên tư vấn pháp luật tham gia xây dựng, thẩm định chính sách pháp luật, quản lý nhà nước về pháp lý hoặc hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh.
7. Nhân viên pháp chế doanh nghiệp
Nhân viên pháp chế doanh nghiệp là những người làm việc tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước. Họ có nhiệm vụ tư vấn pháp lý, soạn thảo và thẩm định hợp đồng, xây dựng các quy định nội bộ và đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
Lời khuyên khi lựa chọn theo đuổi ngành Luật
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực pháp lý ngày càng trở nên cấp thiết.
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều cần đến chuyên viên pháp lý, luật sư, nhân viên pháp chế để đảm bảo tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, chính phủ cũng đang đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên ngành Luật.
Tuy nhiên để thành công với ngành Luật, bạn cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp và có kế hoạch học tập nghiêm túc. Hãy cân nhắc những lời khuyên sau đây:
Chọn chuyên ngành phù hợp: Ngành Luật có nhiều chuyên ngành khác nhau như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Quốc tế... Bạn nên tìm hiểu kỹ từng lĩnh vực để lựa chọn hướng đi phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Trau dồi kiến thức và kỹ năng: Bên cạnh kiến thức chuyên môn các kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, phân tích và giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng. Hãy tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực tập tại các văn phòng luật, công ty hoặc cơ quan nhà nước để tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Cập nhật xu hướng ngành nghề: Ngành Luật không ngừng thay đổi theo sự phát triển của xã hội và nền kinh tế. Các lĩnh vực pháp lý mới như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại quốc tế, Luật Công nghệ thông tin... đang ngày càng quan trọng. Việc cập nhật xu hướng ngành nghề sẽ giúp bạn nắm bắt được cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.
Xác định rõ mục tiêu và đam mê: Ngành Luật đòi hỏi sự kiên trì, cẩn thận và tinh thần học hỏi không ngừng. Nếu bạn thực sự yêu thích và đam mê ngành này, hãy kiên trì theo đuổi để đạt được thành công.
Lập kế hoạch học tập và phát triển nghề nghiệp: Hãy lên kế hoạch học tập rõ ràng, từ việc chọn trường, chọn ngành đến việc học tập, rèn luyện kỹ năng và tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Xem thêm: Ngành công an thi khối nào? Điều kiện dự thi là gì?
Với những thông tin trên đây FQA hy vọng có thể giúp các bạn nắm rõ ngành Luật thi khối nào cũng như những cơ hội nghề nghiệp khi theo đuổi ngành này. Hãy cân nhắc kỹ giữa năng lực bản thân và sở thích, nhu cầu của thị trường lao động hiện nay để chọn được hướng đi đúng đắn nhé. Chúc các bạn thành công!