Admin FQA
15/12/2023, 13:38
Phản ứng K + Zn(NO3)2 + H2O hay K ra KNO3 hoặc K ra H2 hoặc Zn(NO3)2 ra Zn(OH)2 hoặc Zn(NO3)2 ra KNO3 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về K có lời giải, mời các bạn đón xem:
Điều kiện phản ứng
- Không cần điều kiện
Cách thực hiện phản ứng
- Cho kali tác dụng với dung dịch muối kẽm nitrat.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
K tan dần trong dung dịch muối kẽm, có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí thoát ra.
Bạn có biết
K tham gia phản ứng với các dung dịch muối như Cr3+; Al3+; Zn2+ thì nếu Na dư sẽ hòa tan được kết tủa tạo thành.
Ví dụ 1: Khi cho 3,9 g K tác dụng với 200 g dung dịch muối kẽm nitrat. Sau phản ứng thấy có khí thoát ra và chất kết tủa X. Khối lượng dung sau phản ứng là:
A. 202,3 g B. 200 g
C. 202,2 g D. 198,95 g
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
2K + Zn(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Zn(OH)2
nH2 = nK/2 = 0,1/2 = 0,05 mol ⇒ mH2 = 0,05.2 = 0,1 g
nZn(OH)2 = nK/2 = 0,05 mol ⇒ mZn(OH)2 = 0,05 .99 = 4,95 g
mdd = 3,9 + 200 – 0,1 – 4,95 = 198,95 g
Ví dụ 2: Khi cho K tác dụng vừa đủ với dung dịch muối kẽm nitrat thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch muối A thu được 1,01 g chất rắn. Khối lượng K tham gia phản ứng là:
A. 0,39 g B. 3,9 g
C. 1,95 g D. 0,195 g
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
2K + Zn(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Zn(OH)2
nK = nKNO3 = 0,01 mol ⇒ mK = 0,01.39 = 0,39 g
Ví dụ 3: Khi cho K dư vào 3 cốc dựng dung dịch FeCl3; Zn(NO3)2; Al2(SO4)3 thì hiện tượng xảy ra ở 3 cốc là:
A. Có khí thoát ra B. Có kết tủa
C. Kết tủa tan D. A và C
Đáp án A
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved